Chuyên gia cảnh báo hình ảnh ám sát ông Abe Shinzo ảnh hưởng tâm lý người xem
Hình ảnh ghi lại cảnh ám sát cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo liên tục được phát sóng trên TV và chia sẻ trên mạng xã hội có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của người xem.
Người dân tỏ lòng thương tiếc trước cái chết của cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo. Ảnh: Kyodo
Theo hãng thông tấn Kyodo News, các chuyên gia khuyến cáo những người đang gặp các triệu chứng căng thẳng, mất ngủ và gặp ác mộng sau khi xem những hình ảnh trên hãy dừng xem, đọc tin tức và tới gặp chuyên gia tâm lý để điều trị trong trường hợp thấy cần thiết.
“Những hình ảnh và đoạn video ghi lại cảnh ông Abe bị bắn khi đang phát biểu ở thành phố Nara đặc biệt có thể gây hại cho trẻ em, những người có vấn đề về tinh thần và những người sống sót có hội chứng rối loạn sau chấn thương. Tôi khuyến cáo những người đó không nên xem đi xem lại những hình ảnh nhạy cảm”, Hirokazu Tachikawa, giáo sư về tâm lý thảm họa tại Đại học Tsukuba, cảnh báo.
Chuyên gia chỉ ra thêm những người có mặt tại vụ tấn công, các nhân viên y tế và những người trong nhóm tuổi cùng với cựu Thủ tướng cũng có thể bị ảnh hưởng.
Video đang HOT
Trong khi đó, bà Mafumi Usui – giáo sư chuyên về tâm lý xã hội tại Đại học Niigata Seiryo – cho biết loạt hình ảnh và video về tội ác gây chấn động đăng trên các phương tiện truyền thông sẽ có thể gây ám ảnh và khắc sâu trong tâm trí mọi người.
Giáo sư Usui lấy đoạn video ghi lại cảnh tấn công khủng bố 11/9/2001 tại nước Mỹ, khi một máy bay bị không tặc đâm vào tòa nhà Trung tâm Thương mại Thế giới tại New York, làm ví dụ điển hình.
Nghiên cứu chỉ ra việc tiếp xúc với những thông tin và hình ảnh tiêu cực như vậy có thể dẫn tới tình trạng mất ngủ và lo lắng ở một số người. Theo một chuyên gia Mỹ từng nghiên cứu về tác động của vụ khủng bố 11/9 đối với 3.500 người trong 3 năm, hình ảnh các vụ tấn công có thể gây ra “hội chứng chấn thương tâm lý tập thể”.
Kết quả cho thấy chỉ riêng việc tiếp xúc với phương tiện truyền thông đã đủ gây ra tổn hại về sức khỏe tâm lý và thể chất lâu dài của con người. Kết quả đó không phụ thuộc vào việc người tham gia khảo sát thực sự có liên quan trực tiếp đến vụ tấn công 11/9.
“Ngay cả sau một thời gian dài, mọi người vẫn có thể cảm thấy sợ hãi và bất an, cảm giác như thể các sự việc diễn ra gần đây và xung quanh họ”, Giáo sư Usui lưu ý trẻ em đặc biệt dễ bị tổn thương vì cảm giác về thời gian và không gian của chúng khác với người lớn.
Sau khi có đến hàng trăm người chứng kiến trực tiếp vụ tấn công, chính quyền thành phố Nara đã mở đường dây nóng cho những người dân cảm thấy lo lắng và căng thẳng sau vụ ám sát. Y tá và nhân viên sức khỏe tâm thần sẽ trả lời các cuộc gọi đến và giới thiệu mọi người đến các cơ sở y tế nếu cần thiết. Đường dây nóng hoạt động đến ngày 15/7, từ 8h30 sáng đến 5h15 chiều mỗi ngày.
Lãnh đạo Nhật - Mỹ điện đàm sau vụ ám sát cựu Thủ tướng Abe Shinzo
Ngày 9/7, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Kyodo, tại cuộc điện đàm, Tổng thống Biden đã gửi lời chia buồn tới Chính phủ, nhân dân và gia đình trước việc cựu Thủ tướng Abe qua đời do bị tấn công trong lúc vận động tranh cử cho một ứng cử viên của đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền trước đó 1 ngày. Phát biểu với báo giới, Thủ tướng Kishida cho biết ông đã khẳng định với Tổng thống Biden rằng Tokyo sẵn sàng bảo vệ nền dân chủ và không nhượng bộ với bạo lực.
Nhà Trắng dẫn lời Tổng thống Biden nhấn mạnh người dân Mỹ sẽ sát cánh cùng đồng minh châu Á trong thời khắc đau thương. Hai nhà lãnh đạo cũng đã thảo luận về cách thức bảo vệ di sản của cựu Thủ tướng Abe. Tổng thống Biden đã ra lệnh treo cờ rủ tại Nhà Trắng và các tòa nhà liên bang khác cũng như cơ sở quân sự đến hết ngày 10/7 như một sự tôn trọng đối với cựu Thủ tướng Abe.
Các nhà lãnh đạo trên khắp thế giới cũng đã gửi lời chia buồn trước sự ra đi đột ngột của cựu Thủ tướng Abe Shinzo.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) đã dành 1 phút mặc niệm tưởng nhớ cựu Thủ tướng Abe. Trong tuyên bố, người phát ngôn của Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres đã bày tỏ sự đau buồn trước "vụ tấn công kinh hoàng" nhằm vào cựu Thủ tướng Abe. Tuyên bố nêu rõ ông Abe sẽ luôn được nhớ tới với tư cách là "người bảo vệ trung thành cho chủ nghĩa đa phương, nhà lãnh đạo được tôn trọng và người ủng hộ LHQ".
Thủ tướng Canada Justin Trudeau cũng cho biết cá nhân ông "bị sốc" và rất đau buồn trước vụ việc trên. Theo ông, "thế giới đã mất đi 1 người có tầm nhìn lớn, trong khi Canada đã mất đi một người bạn thân cận".
Nữ hoàng Anh Elizabeth II cũng đã bày tỏ sự đau buồn sâu sắc, đồng thời khẳng định "tình yêu của cựu Thủ tướng Abe dành cho đất nước Nhật Bản và mong muốn xây dựng mối quan hệ ngày càng chặt chẽ hơn với Vương quốc Anh là rất rõ ràng.
Nhiều nhà lãnh đạo thế giới bày tỏ tiếc thương cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo Nhiều nhà lãnh đạo thế giới đã bày tỏ sự tiếc thương đối với cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo sau khi nhận được tin ông qua đời do bị bắn từ phía sau trong lúc vận động tranh cử cho một ứng cử viên của đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền ở thành phố Nara, phía Tây Nhật Bản,...