Chuyên gia Cấn Văn Lực: Tín dụng năm nay có thể tăng 9-10%
Các ngân hàng hỗ trợ 30.000-34.000 tỷ đồng cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp trong dịch Covid-19, thông qua việc giãn nợ, hạ lãi suất… ước tính giảm lợi nhuận khoàng 25%. Doanh nghiệp muốn vay được vốn cần có thiện chí, chứng minh thiệt hại do dịch Covid-19 và có phương án hoạt động sản xuất, trả nợ sau khi vay. Với doanh nghiệp, quan trọng nhất vẫn là dòng tiền và thanh khoản chứ không phải vấn đề lãi suất. Tín dụng cả năm 2020 có thể tăng 9-10%.
Bên lề sự kiện Tái khởi động nền kinh tế – Cơ hội cho tài chính tiêu dùng, chuyên gia tài chính Cấn Văn Lực đã chia sẻ về diễn biến tín dụng năm 2020 và vấn đề giải ngân vốn hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Ông đánh giá thế nào về việc Việt Nam có thể xem xét điều chỉnh tăng trưởng kinh tế từ 6,8% về 5,4%?
Chính phủ đã trình bày rất rõ về nguyên nhân khách quan của việc hạ chỉ tiêu, đó là do dịch Covid-19. Chúng ta đã phòng ngừa rất tốt tuy nhiên không thể tránh khỏi những tác động tiêu cực rất lớn, cả về cung và cầu.
Chính phủ cũng đang đề xuất với Quốc hội xem xét điều chỉnh chỉ tiêu về tăng trường kinh tế dự tính có thể là 4,8% còn sẽ quyết tâm tối đa tăng trưởng trên 5%, thậm chí là 5,4%. Tôi nghĩ đây là cách tiếp cận phù hợp, bởi vì Trung Quốc cũng sẽ họp Quốc hội và không đặt nặng vấn đề chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế.
Chúng ta cảm thấy khá rõ tác động của dịch Covid-19, đặc biệt là trong kết quả kinh tế xã hội 4 tháng đầu năm. Đây là thời điểm có đủ những cơ sở để điều chỉnh chỉ tiêu.
Nhắc đến dịch Covid-19 thì vừa qua ngành ngân hàng cũng ban hành hàng loạt chính sách hỗ trợ. Tuy vậy, tình trạng ngân hàng cho vay nhưng doanh nghiệp phản ánh không thể tiếp cận được vốn vẫn đang diễn ra. Ông đánh giá sao về thực trạng này và theo ông giải pháp là gì?
Tôi cho rằng chúng ta đang thực hiện những gói chính sách hỗ trợ rất mạnh mẽ. Về cơ bản, riêng mảng tài chính ngân hàng đã làm rất quyết liệt. Thứ nhất, liên quan đến cơ cấu lại nợ và giãn nợ đã xử lý khoảng 1 triệu doanh nghiệp, với đâu đó khoảng gần một nửa dư nợ bị ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Thứ hai là cho vay mới. Trong tổng số 600.000 tỷ đồng các gói hỗ trợ tín dụng, cam kết cho vay lãi suất thấp hơn, đã giải ngân khoảng 200.000 tỷ đồng. Tín dụng 4 tháng đầu năm cũng đã tăng được 1,32% so với cuối năm trước.
Tôi cho rằng trong bối cảnh dịch bệnh và nhu cầu về vốn còn yếu ớt thì những con số trên là chấp nhận được. Tất nhiên có những doanh nghiệp vẫn còn mong muốn tiếp cận dễ hơn nhanh hơn, gọn hơn, ta phải xem xét nguyên nhân có thể đến từ hai phía.
Ông Cấn Văn Lực cho rằng từ tháng 5 trở đi nhu cầu tín dụng của thị trường sẽ tăng lên và nửa đầu năm, tăng trưởng tín dụng có thể đạt 3,5% đến 4%. Ảnh: L.H.
Video đang HOT
Điều này tôi thấy hợp lý vì đây là tiền của TCTD, không phải tiền của ngân sách hoặc tiền cho không. Giải ngân tín dụng cần kiểm soát để tránh tiềm ẩn rủi ro lâu dài, ảnh hưởng đến kinh tế trong tương lai. Ví dụ, tại các tổ chức tín dụng (TCTD) quy trình thủ tục tương đối phức tạp, đặc biệt phải yêu cầu có tài sản đảm bảo hoặc chứng minh được ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19.
Ngân hàng sẵn sàng cho vay, nguồn vốn không thiếu. Tuy nhiên, vấn đề là thiếu nhu cầu tín dụng thực, thiếu những doanh nghiệp thực sự có phương án tài chính tốt để tiếp cận vốn vay. Chúng tôi cũng đã tính toán các phần hỗ trợ bao gồm cả hoãn nợ, giảm lãi suất, chi phí hệ thống ngân hàng sẽ phải chia sẻ khoảng 30.000-34.000 tỷ đồng, mức giảm lợi nhuận khoảng 25%.
Về phía các doanh nghiệp, tôi cho rằng thiện chí hợp tác là vô cùng quan trọng. Ví dụ như ngân hàng yêu cầu phải chứng minh cái này cái kia doanh nghiệp phải hợp tác. Chẳng hạn tôi thấy chuyện chứng minh tác động của dịch khá là rõ và cái đó hoàn toàn trong khả năng của doanh nghiệp có thể chứng minh được, nếu thiếu thiện chí thì cực kỳ khó.
Mặt khác, chúng ta phải tránh việc trục lợi chính sách, tức là có doanh nghiệp đã bị khó khăn trước Covid-19 nhưng họ lợi dụng tình hình dịch bệnh để vay hưởng lãi suất thấp. Tôi cho rằng cần phải hết sức chú trọng, quan điểm của tôi là cần phải có sự vào cuộc của 3 phía, một là Nhà nước, thứ hai là các TCTD và thứ ba là bản thân các doanh nghiệp.
Ngân hàng Nhà nước đã giảm lãi suất điều hành, tuy nhiên có ý kiến cho rằng việc này chưa hỗ trợ nhiều cho doanh nghiệp, quan điểm của ông?
Thực ra hiện nay lãi suất không phải là điểm nghẽn chính của doanh nghiệp. Tất nhiên, doanh nghiệp vẫn mong muốn hưởng lãi suất thấp nhưng thực ra hiện nay quan trọng nhất với doanh nghiệp là dòng tiền và thanh khoản. Vấn đề này Chính phủ cũng tập trung xử lý bằng gói hỗ trợ tài khóa, gói hỗ trợ an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng và có Thông tư 01 cho giãn món nợ.
Đến nay, tôi cho rằng các biện pháp trên hoàn toàn đúng và trúng theo nhu cầu thực tại của doanh nghiệp.
Đối với nhu cầu vốn vay, sau khi khởi động lại nền kinh tế, chắc chắn vốn vay sẽ tăng lên mạnh hơn và các ngân hàng thương mại đã sẵn sàng để cho vay, minh chứng là đến nay đã giải ngân được 1/3.
Câu chuyện quan hệ tín dụng luôn có một số vướng mắc nhưng về cơ bản chúng ta vẫn ở trạng thái tương đối ổn định. Từ tháng 5 trở đi, nhu cầu tín dụng thị trường có thể tăng mạnh lên. Hết quý II, tín dụng có thể tăng khoảng 3,5% đến 4% và cả năm có thể tăng 9-10%. Tôi cho rằng đây là mức tương đối phù hợp trong bối cảnh nhu cầu vốn của nền kinh tế còn yếu hiện nay.
Về đề xuất quỹ bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì sao, thưa ông?
Thực ra, quỹ này có cơ chế chính sách hoạt động từ năm 2003 nhưng suốt gần 20 năm qua không phát triển được. Hiện cả nước có 28 quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa, chủ yếu do địa phương dùng ngân sách của mình để thành lập.
Có 3 lý do chính khiến cho quỹ bảo lãnh tín dụng này không phát triển. Đầu tiên là năng lực. Kế đến do quy trình trách nhiệm chưa được rõ ràng. Thứ ba là phối hợp giữa các quỹ chưa được tốt. Đây cũng là một hướng đi nhưng muốn làm được việc này đòi hỏi thời gian để nâng cao năng lực về cả nguồn nhân lực, tài chính công nghệ của các quỹ này. Khi đó, bài toán bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn có thể giải.
Mặt khác, tôi nghĩ rằng cũng cần phát huy tốt hơn quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư khởi xướng từ 2004 đến bây giờ. Năm trước, Chính phủ đã sửa lại những quy định để đảm bảo quỹ này tốt hơn, tôi hy vọng quỹ này sẽ phối hợp tốt hơn nữa với ngân hàng thương mại để thúc đẩy dòng vốn tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Liệu giá nhà đất khu Đông Sài Gòn có biến động mạnh trước cú hích "thành phố phía Đông"?
Vốn là khu vực có biên độ tăng giá BĐS ấn tượng tại Tp.HCM những năm qua bởi các lợi thế về hạ tầng giao thông đồng bộ thì sau cú hích thành lập "thành phố phía Đông" câu chuyện đặt ra, liệu thị trường BĐS nơi đây sẽ diễn biến theo chiều hướng nào.
BĐS liên tục thiết lập mặt bằng giá mới
Không thể phủ nhận, khu Đông Tp.HCM được xem là khu vực có biên độ tăng giá BĐS ấn tượng trong suốt thời gian qua. Đây cũng là điểm nóng sốt BĐS đã từng diễn ra nhiều đợt trước đó. Làn sóng đầu tư, hoạt động mua bán của thị trường này luôn sôi động hơn hẳn so với các khu vực khác bởi những lợi thế về hạ tầng giao thông lẫn quy hoạch.
Dù hiện tại thị trường nhà đất nơi đây có phần chậm lại do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Nhưng, xét tổng thể, giá BĐS khu vực này vẫn âm thầm tăng, liên tục thiết lập mặt bằng giá mới trong suốt thời gian qua. Với các sản phẩm chất lượng, giá hợp lý, pháp lý hoàn thiện khả năng hấp thụ của thị trường vẫn khá tốt.
Ngay sau thời điểm dịch thì cú hích về đề án quy hoạch thành lập "Thành phố phía Đông" đã khiến thị trường BĐS khu Đông Sài Gòn chộn rộn trở lại. Khảo sát thực tế cho thấy, nắm bắt sức nóng của thị trường khu vực, hiện một số dự án mới đang triển khai bán trên địa bàn cũng đưa ra mặt bằng giá tăng cao so với giai đoạn mở bán trước đó.
Những kì vọng về tăng giá BĐS là điều dễ thấy khi khu Đông Tp.HCM cùng lúc hưởng lợi từ nhiều yếu tố
Đơn cử như tại dự án An Phú New City (Q.2), các sản phẩm nhà phố đợt 1 có giá khoảng 160 triệu đồng/m2, trên 90% rổ hàng đã được tiêu thụ. Trong kế hoạch mở bán đợt tiếp theo, chủ đầu tư dự án này dự kiến tăng 5-10%. Mặc dù vậy, theo tìm hiểu đây vẫn là mức giá khá mềm nếu so sánh với nhiều dự án xung quanh, chẳng hạn, đất trên tuyến đường Song Hành hiện có giá 300-340 triệu đồng/m2; đường Trần Não 320-380 triệu đồng/m2; đường Lương Định Của 280-320 triệu đồng/m2...
Tương tự, tại Q.9 dự án khu biệt thự và nhà vườn Ba Son - Đông Tăng Long Hưng Phúc đang đưa ra mức giá từ 45 triệu/m2. Đây là dự án nằm liền kề đường Vành đai 3 và dự báo giá thứ cấp sẽ tăng nhịp theo sức nóng của đề án quy hoạch TP khu Đông.
Hay, dự án Senturia Central Point Q.9 cũng đang là điểm thu hút sự quan tâm của NĐT trong bối cảnh Tp.HCM đang muốn tập trung xây dựng khu đô thị sáng tạo phía Đông.
Chưa kể, loạt dự án từ nhà phố, chung cư tại khu Đông Sài Gòn như Vạn Phúc City, Lakeview City, Dragon Village, Villa Park, Jamila Khang Điền... cũng đã có mức độ tăng trưởng giá ấn tượng trên thị trường thứ cấp thời gian qua. Trong đó, một số dự án tiếp tục mở bán giai đoạn tiếp theo, giá tăng ít nhất 20% so với thời điểm chào bán trước đó.
Dù giá tăng cao nhưng việc chuyển nhượng ở các dự án này diễn ra khá thuận lợi bởi nhu cầu ở thực, ở chất lượng vẫn còn chiếm lượng lớn trên thị trường nhà đất. Theo các chuyên gia, so với nhu cầu của thị trường nguồn cung phân khúc nhà phố và biệt thự tại Tp.HCM nói chung, khu Đông nói riêng luôn thiếu so với nhu cầu thực tế bởi quỹ đất ngày càng ít đi. Vì thế, những dự án pháp lý hoàn thiện chào bán ở giai đoạn này sẽ có lợi thế rất lớn về giá bán cũng như giao dịch.
Liệu "thành phố phía Đông" có tạo cú hích về làn sóng tăng giá BĐS?
Có lẽ nhiều NĐT địa ốc đã nhìn thấy dư địa phát triển của thị trường BĐS khu Đông nhiều năm trước đó. Họ đã quan sát, vào thị trường và làn sóng "săn" nhà đất khu vực này đã diễn ra mạnh mẽ giai đoạn về trước. Đó cũng chính là những NĐT có được biên lợi nhuận tốt trước những phân đoạn lên giá của BĐS khu vực.
Ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc bộ phận R&B DKRA Vietnam cho rằng, việc thành lập "Thành phố phía Đông" của Tp.HCM sẽ trở thành một động lực mạnh, thúc đẩy tăng trưởng cho cả thị trường BĐS Tp.HCM nói chung và 3 quận (quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức) nói riêng.
Ông Hoàng cũng dự báo, khi đề án được chính thức duyệt thì các doanh nghiệp trong lẫn ngoài nước cũng tăng cường đầu tư lớn hơn, từ đó tác động đến mức giá BĐS tại khu vực này. Mà đây cũng vốn là thị trường mà 5 năm qua luôn là khu vực dẫn dắt thị trường BĐS Tp.HCM về sự tăng trưởng giá.
Còn theo bà Nguyễn Thị Thanh Hương, CEO Đại Phúc Land, việc thống nhất 3 quận thành lập thành phố khu Đông với các cơ chế phát triển đặc thù, riêng biệt sẽ là động lực phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn và là cơ hội rất lớn về công ăn việc làm, về nhu cầu nhà ở cũng như thu hút nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước. Đây cũng là lợi thế rất lớn cho các doanh nghiệp BĐS và cả thị trường khu Đông.
Theo bà Hương, các nhà đầu tư trong và ngoài nước luôn nhìn vào các cơ hội đầu tư trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Việc thành lập Thành phố khu Đông theo định vị khu đô thị sáng tạo và là trung tâm phát triển kinh tế mới của thành phố sẽ là đòn bẩy thu hút nguồn lực đầu tư và tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho khu vực này trong thời gian sắp tới. Theo đó, giá BĐS cũng sẽ theo chiều hướng đi lên, trong đó các dự án được quy hoạch bài bản, quy mô đủ lớn, đáp ứng chất lượng sống của người dân vẫn có lợi thế rất lớn trên thị trường cả về giá lẫn giao dịch.
"Việc triển khai đề án quy hoạch "Thành phố phía Đông" nên cần tiến hành sớm nhằm nắm bắt cơ hội phát triển tăng tốc của thị trường sau khi đại dịch bệnh đã qua đi", bà Hương nhấn mạnh.
Thực tế, những năm qua, khu Đông Tp.HCM là khu vực được thành phố đầu tư mạnh nhất về hạ tầng giao thông. Theo thống kê giai đoạn 2010-2020, Tp.HCM triển khai 216 dự án hạ tầng giao thông, với tổng vốn 350.000 tỷ đồng, 70% trong số này kết nối với khu Đông.
Cùng với làn sóng tăng tốc hạ tầng thì thông tin quy hoạch khu Đông trở thành một TP trực thuộc Tp.HCM trở thành lực đẩy rất lớn để thay đổi toàn bộ bộ mặt kinh tế - xã hội của Tp.HCM nói chung, khu Đông nói riêng. Trong đó thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường BĐS là điều dễ hiểu.
Tuy vậy, theo các chuyên gia trong ngành, cũng không nên vin vào việc này để đẩy giá hoặc thổi giá BĐS lên quá cao. Việc định giá BĐS phải hài hòa lợi ích cả 2 bên mua và bán, giá và giá trị BĐS phải tương xứng với nhau thì mới được thị trường đón nhận.
Tín dụng sẽ tăng tốc mạnh trong quý 2? Theo chuyên gia, nhu cầu về vốn của người dân và doanh nghiệp đang phục hồi trở lại và sẽ tăng cao trong thời gian tới, mức tăng trưởng tín dụng năm nay có thể ở mức cao nhất khu vực. Vụ Tín dụng các ngành kinh tế Ngân hàng Nhà nước cho biết, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực lên mọi...