Chuyên gia: Cam kết bỏ điện than của Việt Nam ‘rất đáng chú ý’
Các chuyên gia cho rằng cam kết từ bỏ điện than của Việt Nam sẽ góp phần tạo động lực đưa thế giới thoát lệ thuộc vào than đá.
Chính phủ Anh ngày 3/11 ra “Tuyên bố Chuyển đổi từ Than sang Điện sạch Toàn cầu”, trong đó 190 quốc gia cam kết dần loại than đá khỏi sản xuất điện và ngừng ủng hộ xây nhà máy điện than mới. Các nền kinh tế lớn sẽ loại bỏ điện than vào thập niên 2030, trong khi phần còn lại của thế giới sẽ thực hiện mục tiêu này vào thập niên 2040.
Việt Nam nằm trong nhóm 23 nước lần đầu tiên cam kết từng bước từ bỏ điện than, không xây dựng hoặc đầu tư nhà máy phát điện mới. “Hồi kết của than đá, tác nhân lớn nhất gây biến đổi khí hậu, đã ở trong tầm mắt”, chính phủ Anh nhấn mạnh.
“Quyết định từng bước bỏ điện than của Việt Nam đặc biệt đáng chú ý, vì Việt Nam là một trong những nước có nhiều nhà máy điện than trên thế giới”, Lauri Myllyvirta, trưởng nhóm phân tích Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Khí Sạch (CREA) có trụ sở tại Phần Lan, đánh giá.
Theo Bộ Công thương, nhiệt điện than hiện chiếm trên 32% tổng công suất nguồn điện toàn quốc và đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia của Việt Nam. Đây là một trong những nguồn cung cấp điện chính đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, duy trì toàn hệ thống vận hành ổn định.
Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên khi hội đàm với Bộ trưởng Bộ Năng lượng, Thương mại và Chiến lược công nghiệp Anh Greg Hands ngày 25/10 cho biết ngành năng lượng Việt Nam đã và đang trên lộ trình xanh hóa và giảm dần sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, hướng đến một xã hội carbon thấp trong những thập kỷ tới.
Nhà máy điện than lớn nhất châu Âu ở Belchatow, Ba Lan tháng 11/2018. Ảnh: AP.
Theo dự thảo Quy hoạch điện VIII, Việt Nam tới năm 2030 sẽ không phát triển thêm các nhà máy nhiệt điện than mới ngoài những dự án đã được phê duyệt, hạn chế tối đa phát triển thêm nhà máy mới tới năm 2045 và từng bước loại bỏ những nhà máy đã vận hành nhiều năm, công nghệ lạc hậu.
Video đang HOT
Dự thảo Quy hoạch điện VIII xác định tổng nguồn nhiệt điện than của Việt Nam tới năm 2030 là 40,7 GW, thấp hơn gần 15GW so với Quy hoạch điện VII điều chỉnh.
Chuyên gia Mullyvirta cho rằng quyết định từng bước loại bỏ điện than của Việt Nam và cộng đồng quốc tế sẽ tạo động lực rất lớn đưa thế giới thoát lệ thuộc vào than đá. Ông cũng dự báo sau cam kết từ bỏ than đá của 190 nước, áp lực “cai than đá” và chuyển dịch sang nguồn năng lượng sạch sẽ gia tăng đối với những nước đang sử dụng than đá hàng đầu thế giới, trong đó có Trung Quốc và Ấn Độ.
“Áp lực này có thể buộc Trung Quốc đưa ra lộ trình cụ thể và tham vọng hơn trong giảm đốt than đá và xả thải CO2″, ông nói. “Ấn Độ cũng đối diện kỳ vọng tương tự sau khi công bố mục tiêu trung hòa carbon và tăng sử dụng năng lượng sạch, nhưng còn rất nhiều dự án điện than mới trên kế hoạch”.
Dave Jones, lãnh đạo tổ chức tư vấn chính sách năng lượng và khí hậu Ember có trụ sở tại London, Anh, hoan nghênh cam kết từng bước chuyển dịch khỏi điện than của Việt Nam, một nền kinh tế đang phát triển ở châu Á, cũng như những nước mới tham gia liên minh.
Ông lưu ý đây là xu hướng chung của thế giới. Ba Lan, được coi là “thành trì than đá cuối cùng” của châu Âu, cũng lần đầu tham gia cam kết chuyển sang năng lượng sạch và sẽ chính thức hoàn thành hành trình thoát ly than đá ở châu lục này.
Nam Phi và Morocco, hai nước vừa tham gia cam kết chung ở COP26, chiếm 95% điện than tại châu Phi. Tại châu Á, các nước đang phát triển như Việt Nam cũng đã lần đầu tiên cam kết từ bỏ điện than.
“Động lực này chứng minh thực tế chuyển dịch khẩn trương khỏi than đá sang điện sạch là lựa chọn tốt nhất cho kinh tế, sức khỏe và khí hậu”, ông nhận định.
Một số chuyên gia môi trường bày tỏ lo ngại rằng nỗ lực này là chưa đủ để tạo nên “hồi kết của than đá”, khi những nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản chưa ấn định thời điểm cụ thể chấm dứt phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
Tuy nhiên, Jones cho rằng cam kết từ bỏ điện than của 190 nước cho thấy hành trình chống biến đổi khí hậu, giảm khí thải nhà kính từ Hiệp định Paris năm 2015 đã đạt bước tiến mới. Vạch đích của thế giới đã được thay đổi với tham vọng lớn hơn, từ không xây thêm nhà máy điện than mới sang thống nhất từ bỏ than đá.
“Đây không phải là một cam kết suông. Đây là nỗ lực trong nhiều năm của mỗi nước, tự nghiên cứu cách thức nhanh nhất để từ bỏ than đá theo lộ trình. Những nước này đều mong chuyển dịch khỏi than đá”, ông nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng: "Còn người còn của", an toàn dịch bệnh mới được sản xuất
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành quán triệt tinh thần đó khi làm việc, kiểm tra các khu công nghiệp, khu chế xuất tại TPHCM về tình hình sản xuất, lưu thông hàng hóa tại TPHCM sáng 26/8.
Phó Thủ tướng và đoàn đã đến kiểm tra hoạt động một doanh nghiệp FDI chuyên sản xuất sản phẩm về công nghệ như cảm biến, thiết bị truyền tín hiệu tại Khu chế xuất Tân Thuận, công ty dược phẩm tại khu công nghiệp Hiệp Phước; kiểm tra tình hình hoạt động của Cảng Hiệp Phước; công ty chế biến lương thực thực phẩm tại khu công nghiệp Vĩnh Lộc; thị sát trung tâm phân phối, đi chợ thay, chuẩn bị túi thực phẩm của Quận 7 và làm việc với Sở Công Thương, Ban Quản lý các khu công nghiệp-khu kinh TPHCM (Hepza) về tình hình sản xuất trên địa bàn thành phố.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành kiểm tra thực tế sản xuất của một doanh nghiệp tại Khu chế xuất Tân Thuận, TPHCM (Ảnh: VGP).
Chi phí thêm 9 triệu đồng/lao động
Các doanh nghiệp mà Phó Thủ tướng đến kiểm tra đều sản xuất theo mô hình "3 tại chỗ", với số lượng công nhân làm việc chỉ còn 30-50% so với bình thường. Mặc dù chi phí tăng cao do phải lo ăn ở tại chỗ, tiền phụ cấp cho công nhân, tiền xét nghiệm, các doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục hoạt động để giữ bạn hàng, giữ thị trường, giữ chân người lao động.
Các doanh nghiệp phản ánh, các công nhân "3 tại chỗ" đã được tiêm phòng Covid-19 mũi một, nguyện vọng của cả người sử dụng và người lao động là được lực lượng y tế đến tận công ty để tiêm phòng mũi thứ hai.
Trao đổi thêm về việc này, Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp-khu kinh TPHCM thì khẳng định, người lao động là đối tượng ưu tiên tiêm vắc xin. Hiện thành phố có 290.000 lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và đến 86% số lao động đã được tiêm mũi 1. Số doanh nghiệp thực hiện sản xuất "3 tại chỗ" đạt khoảng 49%, với 51.000 lao động.
Xác nhận doanh nghiệp gặp không ít khó khăn khi thực hiện "3 tại chỗ", ông Hưng cho biết, chi phí trung bình phải bỏ ra cho một lao động (chi phí ăn ở, phụ cấp...) khoảng 9 triệu đồng.
Còn tại cảng Hiệp Phước, Tân Cảng Sài Gòn, lãnh đạo doanh nghiệp báo cáo, từ 8/7 cảng bắt đầu thực hiện "3 tại chỗ" và triển khai truy vết những công nhân nghi nhiễm để sàng lọc cách ly và điều trị. Để hỗ trợ khách hàng nhận container hàng nhập dỡ từ tàu cập cảng, các cảnh đã miễn phí giao nguyên container cho khách hàng, miễn phí lưu bãi, miễn phí 24 giờ vận hành container lạnh...
Nội bất xuất, ngoại bất nhập thì "3 tại chỗ" mới an toàn
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành và Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên kiểm tra túi thực phẩm được chuẩn bị để phát cho người dân.
Đánh giá chung, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho rằng, các doanh nghiệp đều thực hiện đúng chỉ đạo. Ông nhấn mạnh, trước khi đi vào sản xuất, công nhân phải được xét nghiệm khẳng định âm tính với SARS-CoV-2. Dây chuyền sản xuất được sắp xếp phù hợp, bảo đảm giãn cách.
"Cần xác định rõ còn người, còn của, tính mạng, sức khỏe của công nhân là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp. Dứt khoát bảo đảm an toàn dịch bệnh mới được sản xuất và sản xuất phải an toàn. Đây là tiền đề cho việc duy trì, bảo đảm sản xuất trong điều kiện dịch bệnh" - Phó Thủ tướng quán triệt.
Theo đó, toàn bộ quá trình sản xuất "3 tại chỗ" phải thực hiện nghiêm các yêu cầu về chống dịch, "nội bất xuất, ngoại bất nhập". Doanh nghiệp bảo đảm ăn uống, sinh hoạt cho công nhân, trong đó lưu ý các sinh hoạt văn hóa, giải trí để công nhân yên tâm làm việc. Phó Thủ tướng cũng lưu ý doanh nghiệp phải chú ý bảo đảm an toàn khi nhận các suất ăn từ bên ngoài cho người lao động.
Ông cũng lưu ý phải định kỳ tổ chức xét nghiệm cho công nhân để kịp thời phát hiện nếu có ca nhiễm vì chỉ cần 1 công nhân nhiễm bệnh thì rất dễ lây lan ra cả dây chuyền, cả nhà máy, cả khu công nghiệp, tạo ra một ổ dịch.
"Cần duy trì chặt chẽ công tác phòng chống dịch để bảo vệ thành quả "3 tại chỗ". Chỉ một chút sơ hở thì công sức của cả ngàn người "đổ sông, đổ biển" - Phó Thủ tướng nói.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng nhắc, cần quan tâm chăm lo, hỗ trợ công nhân lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Ông nêu thực tế, qua kiểm tra mới thấy, có những gia đình công nhân 4-5 người sống trong phòng trọ chật chội, chỉ có 8-9 m2, cuộc sống sẽ vô cùng khó khăn khi phải ngừng việc.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến Mỹ Sau 3 ngày thăm chính thức Cuba, Chủ tịch nước lên đường sang Mỹ dự Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 76. 20h30 ngày 20/9 giờ địa phương (7h30 ngày 21/9 giờ Việt Nam), chuyên cơ chở Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam hạ cánh xuống sân bay...