Chuyên gia 10 năm nghiên cứu công nghệ 5G: Viettel không bao giờ ngủ quên trên chiến thắng
Ông Lê Bá Tân cho rằng sự đặc biệt của Viettel chính là không bao giờ ngủ quên trên chiến thắng, luôn tiên phong làm những điều mà chưa có ai làm.
Năm 2018, cả thế giới nói về 5G – thế hệ công nghệ tiên tiến mà chỉ có các doanh nghiệp lớn nhất mới có thể cung cấp. 5G được kỳ vọng sẽ đưa con người tiến tới một kỷ nguyên kết nối mới.
Với khát vọng tự làm chủ công nghệ được coi là nền tảng của xã hội số, chuyển đổi số, Tập đoàn Viettel đã tuyển dụng những kỹ sư có khả năng giúp họ thực hiện giấc mơ “làm chủ 5G”. Ông Lê Bá Tân hiện là Giám đốc Trung tâm Chiến lược mạng lưới và Đổi mới Công nghệ, Tổng công ty Mạng lưới Viettel (VTNET) là một kỹ sư như vậy.
Kỹ sư này đã có thời gian nghiên cứu chuyên sâu về 5G từ cách đây gần 10 năm nhận xét: “Bây giờ là thời điểm thích hợp để công nghệ này đi vào hiện thực, tại Việt Nam”.
Chia sẻ về chiến lược với 5G, ông Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch Tập đoàn Viettel nói: “ Công nghệ 5G rất quan trọng với sự phát triển, bởi nó tạo ra nền tảng cho chuyển đổi số, ứng dụng vạn vật kết nối (IoT) để xây dựng các thành phố thông minh, xã hội thông minh. Việt Nam không còn con đường nào khác ngoài nhanh chóng triển khai công nghệ 5G”.
Tháng 12/2018, Viettel kích hoạt thành công 30 trạm phát sóng đầu tiên cùng nền tảng triển khai dịch vụ sử dụng công nghệ NB-IoT tại Hà Nội, trở thành nhà mạng đầu tiên tại Việt Nam và thuộc Top 70 nhà mạng đầu tiên trên thế giới triển khai mạng NB-IoT thương mại.
Đây là công nghệ băng hẹp chủ đạo để kết nối các vật có gắn thiết bị cảm biến, với năng lượng tiêu hao rất nhỏ, thay vì tiêu tốn năng lượng như kết nối 2G, 3G, 4G hiện tại.
Trong năm 2019, Viettel sẽ triển khai công nghệ kết nối khác là LTE, phục vụ cho những thiết bị cảm biến gắn trên các vật chuyển động. “Tôi nhận ra rằng sự đặc biệt của Viettel chính là không bao giờ ngủ quên trên chiến thắng, luôn tiên phong làm những điều mà chưa có ai làm”, ông Tân nói
“Khi Viettel tạo ra không gian mới thì tôi, cũng như nhiều lãnh đạo trẻ khác đều được giao phó những trách nhiệm mà có lẽ nếu không ở Viettel cả cuộc đời mơ ước chưa chắc đã được làm”, vị chuyên gia này chia sẻ.
Trong giai đoạn phát triển thứ tư, khi Viettel đang chuyển dịch mạnh mẽ sang một nhà cung cấp dịch vụ số, ngành viễn thông toàn cầu đi xuống và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Cũng chính vì thế, 5G là một thách thức rất lớn nhưng Viettel coi đó là “một việc phải làm và không cần bàn đến khó khăn” như chia sẻ của một lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn này.
Video đang HOT
Thực tế, ngoài việc chạy đua với thời gian để có thể triển khai phát sóng 5G trong năm 2019, trước đó, Viettel đã cung cấp nhiều giải pháp điện tử cho Chính phủ, cho doanh nghiệp và dịch vụ số cho cá nhân.
Ông Tân cho biết, Viettel hoàn toàn có thể kết nối các khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông di động với nhau bằng ứng dụng thanh toán trực tuyến, tạo nên mạng lưới thanh toán tiện lợi nhất. Điều này có thể xảy ra trong tương lai rất gần khi quyết định cho phép nhà mạng dùng tài khoản viễn thông để thanh toán hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ được ban hành.
“Trong giai đoạn chuyển đổi số, chúng tôi xác định phải tận dụng sức mạnh mà chỉ mình mới có, đó là hạ tầng viễn thông rộng khắp để tạo ra những sản phẩm đặc sắc, khác biệt. Cái mà người ta không thể làm được thì chúng tôi sẽ làm, cái mà họ làm rồi thì thôi”, ông Tân phân tích.
Không có gì là không thể kết nối
Sức mạnh hạ tầng của Viettel, cũng là tương lai gần của ngành viễn thông thế giới và Việt Nam, đó là các công nghệ 5G, Nb-IoT, LTE để phục vụ cho việc kết nối vạn vật.
Được áp dụng cho những cảm biến đứng yên, ông Tân cho biết, Viettel đã ứng dụng NB-IoT tại Tp.Hồ Chí Minh trong việc theo dõi hệ thống đồng hồ điện, nước; theo dõi độ ô nhiễm không khí, sông ngòi… Sắp tới, công nghệ này sẽ triển khai trên toàn quốc.
Năm 2019, công nghệ kết nối vạn vật khác là LTE – vẫn đáp ứng tiêu chuẩn tiêu hao ít năng lượng tiêu hao – được áp dụng cho những cảm biến di chuyển, sẽ cho ra đời các sản phẩm như đồng hồ theo dõi sức khỏe hay thiết bị giám sát xe đông lạnh (thủy sản, hoa tươi, hàng đông lạnh…) để theo dõi nhiệt độ của các mặt hàng trong quá trình vận chuyển.
Ông Tân cho hay, về nguyên tắc, mọi vật đều có thể kết nối. Đối với vật vô tri vô giác như một cái cột, chúng ta cũng có thể biến nó thành vật thể kết nối bằng cách gắn vào đó chiếc cảm biến để theo dõi độ rung lắc trước gió, độ nghiêng, độ cao…
“Khách hàng của chúng tôi sẽ không chỉ là con người nữa, mà còn là đồ vật. Một chiếc ô tô, đồng hồ, nồi cơm điện… đều là khách hàng của tôi. Đó là tập khách hàng mà chúng tôi gọi là “ Internet of everything- Internet của mọi vật”, tức là còn rộng hơn “Internet of thing” trước đây”.
Với 5G, tốc độ kết nối sẽ nhanh hơn 4G nhiều lần, đáp ứng các điều kiện ngặt nghèo về độ trễ thời gian. Từ đó, công nghệ này sẽ cho phép tạo ra các dịch vụ mới giúp cho cuộc sống tiện lợi hơn, tạo ra nhiều giá trị hơn.
Ông Tân chia sẻ: “Với trách nhiệm của nhà mạng tiên phong, chúng tôi phải xây dựng nên một hệ sinh thái số cho người Việt, góp phần làm cho cuộc sống của chúng ta thông minh hơn, nhưng phải rẻ để phù hợp với thu nhập của người Việt. Và sau đó, chúng tôi mang đến các quốc gia kém phát triển khác”.
Theo VTC
Sếp Viettel: 'Việt Nam chuyển đổi số hiệu quả nhất chỉ trong hai năm 2019 và 2020, chậm sẽ mất cơ hội'
Nhận định thời gian chuyển đổi số hiệu quả nhất là trong vòng 2 năm 2019 - 2020, ông Lê Đăng Dũng, phụ trách Chủ tịch kiêm TGĐ Viettel lo ngại nếu chậm ban hành khung pháp lý cho chuyển đổi số, Việt Nam sẽ bị muộn so với thế giới.
Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Bộ TT&TT được tổ chức mới đây, các doanh nghiệp viễn thông, CNTT lớn của Việt Nam như Viettel, VNPT, CMC đều tuyên bố định hướng định hướng chuyển đổi từ doanh nghiệp viễn thông sang doanh nghiệp cung cấp dịch vụ số.
Chủ tịch Viettel Lê Đăng Dũng cho rằng, 2 yếu tố quyết định thành công của công cuộc chuyển đổi số là môi trường pháp lý phải đầy đủ, khả thi; và phải có hạ tầng viễn thông rộng khắp, chất lượng cao.
Cũng tại hội nghị này, người đứng đầu tập đoàn Viettel đã đưa ra một số kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước để đẩy mạnh quá trình chuyển đổi của các nhà mạng, trong đó có Viettel sang mô hình nhà cung cấp dịch vụ số.
Cụ thể, ông Dũng cho hay, trong năm 2018, môi trường viễn thông Việt Nam đã có cải thiện đáng kể, các hiện tượng bán phá giá, SIM rác, thông tin giả về khách hàng đã dần được khắc phục. Các doanh nghiệp viễn thông cũng đã bước đầu bàn bạc và hợp tác với nhau.
"Đề nghị Bộ TT&TT tiếp tục duy trì và cải thiện môi trường đó để các doanh nghiệp có đủ điều kiện và nguồn lực phát triển dịch vụ số, đồng thời Bộ cũng cần có chế tài mạnh để giải quyết các vấn đề cạnh tranh không lành mạnh trong việc cung cấp nội dung số không bản quyền", ông Dũng kiến nghị.
Đề cập đến việc công cuộc chuyển đổi số của Việt Nam, Chủ tịch Viettel Lê Đăng Dũng cho rằng, 2 yếu tố quyết định thành công của công cuộc chuyển đổi số là môi trường pháp lý phải đầy đủ, khả thi; và phải có hạ tầng viễn thông rộng khắp, chất lượng cao.
Ông Dũng đề xuất Chính phủ cần nhanh chóng xây dựng Chiến lược chuyển đổi số quốc gia để làm cơ sở cho các doanh nghiệp xây dựng và triển khai chiến lược chuyển đổi số. Theo lãnh đạo Viettel, điều cần thiết là phải nhanh chóng ban hành các quy định pháp luật liên quan đến chia sẻ dữ liệu thông tin, bảo vệ thông tin cá nhân, xác thực điện tử, chữ ký số. Xây dựng chiến lược dữ liệu quốc gia cũng là một cơ sở quan trọng để các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số thành công.
Khẳng định Việt Nam cần quy hoạch thiết kế xây dựng hạ tầng thanh toán số quốc gia một cách đồng bộ, ông Dũng cũng chính thức đề nghị Chính phủ cấp phép cho Viettel tham gia vào phát triển thanh toán số gồm những dịch vụ: dịch vụ chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử, xây dựng hạ tầng chấp nhận thanh toán dùng chung, dịch vụ sử dụng tài khoản viễn thông trong thanh toán điện tử giá trị nhỏ.
Bày tỏ sự lo ngại về thời điểm ban hành khung pháp lý cho chuyển đổi số tại Việt Nam, người đứng đầu Viettel chia sẻ: "Theo tôi tại Việt Nam, thời gian cho chuyển đổi số hiệu quả nhất chỉ trong vòng 2 năm 2019 - 2020, còn sau đó thì chúng ta sẽ bị muộn so với thế giới. Nếu bị kéo dài, sẽ rất căng cho các doanh nghiệp Việt Nam".
Ông Dũng cũng bổ sung thêm: "Về khung pháp lý, chẳng hạn như chiến lược về chuyển đổi số tôi nghĩ chúng ta cần làm xong trong năm 2019; giấy phép về thanh toán số, hạ tầng thanh toán số Việt Nam chắc cũng chỉ là trong nửa năm 2019 phải có hết thì may ra mới làm kịp. Còn các thủ tục pháp lý khác, theo tôi chậm nhất là trong năm nay cũng phải xong hết".
Cùng với đó, để Việt Nam có được hạ tầng viễn thông rộng khắp và chất lượng cao, đại diện lãnh đạo Viettel kiến nghị Bộ TT&TT nhanh chóng quy hoạch tần số và cấp phép thử nghiệm 5G, tiến đến triển khai mạng 5G.
Trả lời kiến nghị của Chủ tịch Viettel về đề xuất sớm xây dựng và ban hành Chiến lược chuyển đổi số quốc gia, Cục trưởng Cục Tin học hóa - Bộ TT&TT, ông Nguyễn Thành Phúc cho biết, Bộ đã đưa vào chương trình công tác đăng ký trình Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chủ năm 2019 nhiệm vụ xây dựng Đề án chuyển đổi số quốc gia. Đề án này sẽ đưa ra tầm nhìn, mục tiêu, các lĩnh vực trọng điểm của chuyển đổi số, ví dụ như chuyển đổi số trong doanh nghiệp, chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước, chuyển đổi số trong y tế, giáo dục đào tạo, phúc lợi xã hội...; đồng thời Đề án này cũng sẽ đưa ra nhiều sáng kiến, nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai chuyển đổi số, với phân công trực tiếp.
"Bản Đề án này chúng tôi coi tương đương với Chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Các cơ quan, đơn vị trong Bộ sẽ phối hợp cùng với các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước liên quan xây dựng thật tốt Đề án này để chúng ta có được kế hoạch tổng thể về chuyển đổi số quốc gia", ông Phúc nói.
Trong kết luận hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, xây dựng và triển khai đề án chuyển đổi số quốc gia vừa giúp đất nước phát triển vừa tạo ra rất nhiều thị trường mới cho các doanh nghiệp.
Đề cập đến cách làm, Bộ trưởng chỉ đạo, những việc thế giới chưa ai làm thì có thể chúng ta sẽ mất thời gian khoảng 6 tháng để soạn thảo; ngay cả trong trường hợp trên thế giới chưa có ai làm, chúng ta cũng cần soạn theo tinh thần vừa làm vừa dò dẫm, không cầu toàn.
Với chuyển đổi số, Việt Nam gần như là nước cuối cùng trong ASEAN, có nghĩa là chúng ta có rất nhiều kinh nghiệm để học. Vì thế, Bộ trưởng yêu cầu đề án chuyển đổi số quốc phải ký được trong tháng 12 năm nay. Muốn được như vậy, đến ngày 15/4 Cục Tin học hóa phải xong được dự thảo Đề án để gửi xin ý kiến các bên liên quan.
Xây dựng Đề án chuyển đổi số quốc gia, chính thức đưa khái niệm nền kinh tế số, xã hội số vào đời sống xã hội đã được Bộ TT&TT xác định là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của Bộ trong năm 2019. Trước đó, trong năm 2018, Lãnh đạo Bộ TT&TT đã phê duyệt chủ trương xây dựng Đề án chuyển đổi số quốc gia trong năm nay. Việc chủ trì soạn thảo Đề án này được Bộ TT&TT giao Cục Tin học hóa.
Theo ICTNews
Viettel giành 12/94 giải Sao Khuê cho các sản phẩm dịch vụ thúc đẩy chuyển đổi số Tai lê trao giải Sao Khuê 2019 vưa diên ra tai Ha Nôi, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã co 12 san phâm đươc vinh danh, trong tổng số 94 san phâm đat giai Sao Khuê năm nay, tiêp tuc la đơn vi có nhiều sản phẩm, dịch vụ nhất được vinh danh tại Hệ thống giải thưởng...