Chuyện gì xảy ra trong 30 phút hầm vượt sông Sài Gòn đóng cửa?
Chiếc xe tải đang lưu thông trong đường hầm vượt sông Sài Gòn bất ngờ nổ lốp, lao sang làn đường xe máy gây tai nạn liên hoàn và xe bốc cháy. Nhiều người bị thương kêu la cầu cứu…
Đó là tình huống giả định trong buổi diễn tập PCCC và cứu nạn cứu hộ (CNCH) tại hầm vượt sông Sài Gòn từ 14h đến 14h30 chiều 30/10, do Phòng cảnh sát PCCC TP HCM phối hợp với Trung tâm quản lý đường hầm sông Sài Gòn và một số đơn vị liên quan tổ chức.
Tình huống giả định khi chiếc xe tải đang chạy trong hầm bất ngờ nổ lốp lao qua làn đường có hàng chục xe máy đang chạy.
Theo kịch bản tình huống giả định, sự cố xảy ra lúc 14h ngày 30/10, một chiếc tải lưu thông qua hầm vượt sông Sài Gòn (hướng từ quận 2 sang quận 1), khi đến KM 14 570 bất ngờ bị nổ lốp, tài xế không làm chủ được tay lái đã để xe lao sang làn đường dành cho xe máy. Hàng loạt xe máy lưu thông phía sau không kịp xử lý đã tông liên hoàn vào nhau rồi trượt dài trên mặt hầm bốc cháy dữ dội.
Tại hiện trường, hàng chục chiếc xe máy nằm la liệt văng cả sang làn đường ô tô; do lực ma sát và xăng chảy ra đã khiến 3 xe máy bốc cháy dữ dội. 18 người gặp nạn nằm la liệt trên đường, trong đó 4 người nằm bất động, 6 người dù tỉnh táo nhưng không thể di chuyển; những người còn lại bị thương nhẹ nhưng tinh thần hốt hoảng vội tháo chạy ngược lại phía quận 2.
Hàng loạt phương tiện bốc cháy dữ dội khiến khói lửa bao trùm trong đường hầm.
Nhiều người bị thương nằm la liệt…
Trong tích tắc, lửa bao trùm hàng loạt phương tiện gặp nạn, khói bốc lên nghi ngút kèm theo nhiệt độ cao bao phủ mặt hầm. Thời điểm này, hơn 30 phương tiện các loại với khoảng 60 người đang lưu thông qua hầm một phen nhốn nháo gây cảnh hỗn loạn.
Video đang HOT
Nhân viên Trung tâm Quản lý đường hầm…
Cùng sự có mặt nhanh chóng của Cảnh sát PCCC, Cứu nạn- cứu hộ TPHCM đã đến ngay hiện trường; trong khi lực lượng CSGT, các đơn vị liên quan đã có mặt phong toả giao thông qua hầm để triển khai công tác ứng cứu sự cố.
Ngay khi phát hiện sự cố từ hệ thống báo cháy tự động và qua camera đặt khắp trong hầm, lãnh đạo Trung tâm quản lý đường hầm đã điều lực lượng nhanh chóng tiếp cận dùng phương tiện tại chỗ gồm trụ nước. Tủ chữa cháy đặt dọc vách hầm để dập lửa; đồng thời hệ thống thông gió, thoát khói, chiếu sáng phục vụ công tác cứu nạn cũng hoạt động để cứu hộ.
Nhận tin báo, lực lượng Cảnh sát PCCC đã điều 7 xe nước chữa cháy, xe chuyên dụng (loại 2 đầu, chuyên dập lửa đường hầm hiện đại nhất Việt Nam) đến hiện trường để triển khai công tác cứu hoả và CNCH. Lực lượng cứu hộ đã hướng dẫn người tham gia giao thông thoát ra ngoài; chuyển người bị thương đi cấp cứu.
Lực lượng cứu hộ đã hướng dẫn người tham gia giao thông thoát ra ngoài…
chuyển người bị thương đi cấp cứu.
Lực lượng CSGT thuộc Phòng CSGT đường bộ, đường sắt (PC 67) Công an TPHCM phối hợp cùng các đơn vị liên quan đã thực hiện việc phong tỏa cửa hầm và đảm bảo ANTT, Trật tự giao thông.
Đến 14h30, đám cháy cơ bản được dập tắt và buổi diễn tập (sử dụng lửa và khói thật) kết thúc thành công và hiệu quả.
Theo đại diện BTC, buổi diễn tập nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ và sự phối hợp của Cảnh sát PCCC với lực lượng chữa cháy cơ sở trong việc dập lửa, cứu hộ cứu nạn công trình giao thông quan trọng bậc nhất TPHCM.
Lê Nhiên – Đình Thảo
Theo Dantri
Phi công nhiều lần thông báo lỗi động cơ trước khi máy bay Nga rơi
Một tuần trước khi gặp nạn, phi công chiếc máy bay đã nhiều lần thông báo với đội kỹ thuật sân bay về trục trặc của động cơ lúc khởi động.
Một chiếc máy bay Airbus A321 của hãng hàng không Kogalymavia (Metrojet). Ảnh:Regnum
Ngày 31/10, hãng thông tấn RIA Novosti của Nga dẫn một nguồn tin giấu tên tại sân bay Sharm el-Sheikh của Ai Cập cho hay phi công của chiếc máy bay mang số hiệu KGL-9268 của hãng hàng không Nga Kogalymavia (Metrojet) đã nhiều lần liên lạc với kỹ thuật viên tại sân bay để thông báo về khả năng động cơ gặp trục trặc, trước khi chiếc máy bay rơi xuống khiến toàn bộ 224 người thiệt mạng.
"Chiếc máy bay này đã nhiều lần xin hỗ trợ của dịch vụ kỹ thuật sân bay liên quan đến trục trặc của động cơ khi khởi động trong một tuần trước khi thảm kịch xảy ra", nguồn tin này cho biết.
Báo chí Nga đưa tin Ủy ban Điều tra Nga đã mở cuộc điều tra hình sự đối với hãng hàng không Kogalymavia về hành vi "vi phạm quy định về chuyến bay và quá trình chuẩn bị bay".
Tại Moscow, nghị sĩ Vladimir Gutenev khẳng định với hãng tin TASS rằng ông sẽ tìm cách vận động chính phủ ra lệnh cấm các máy bay phục vụ hơn 15 năm tiếp tục hoạt động.
Chiếc Airbus A321 gặp nạn tại Ai Cập được đưa vào khai thác từ năm 1997, và được hãng hàng không giá rẻ Kogalymavia, có tên gọi khác là Metrojet, tiếp quản cách đây 4 năm.
Trước đó, chiếc máy bay này đã hoạt động trong đội bay Middle East Airlines của Libya, Onur Air của Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabian Airlines của Arab Saudi, và Cham Wing Airlines của Syria.
Kogalymavia khởi đầu là một hãng hàng không khu vực nhỏ của Nga vào năm 1993, hiện hãng này có 10 chiếc máy bay, chủ yếu khai thác chặng bay tới Ai Cập để phục vụ khách du lịch Nga.
Người phát ngôn hãng Kogalymavia cho hay họ không phát hiện thấy bất cứ cơ sở nào để cho rằng thảm kịch này là do sai sót của con người gây ra, theo hãng tin RIA.
AFP đưa tin, 15 thi thể nạn nhân đầu tiên đã được tìm thấy tại hiện trường máy bay rơi và được chuyển đến một nhà xác ở Cairo. Điện Kremlin thông báo Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh cho các đội cứu hộ của nước này lên đường đến Ai Cập.
Trí Dũng
Theo VNE
Cận cảnh người nhái, ngư dân cứu thuyền viên tàu Hoàng Phúc bị lật úp giữa biển Đến 16 giờ ngày 31.10, công tác cứu hộ tìm thấy được 1 thuyền viên mắc kẹt trong boong tàu Hoàng Phúc 18 bị lật giữa biển khơi. 4 thuyền viên còn lại hiện vẫn đang mất tích. Huy động toàn bộ lực lượng nhằm cứu sống các thuyền viên - Ảnh:Hoài Nhơn Thời tiết sóng to, gió lớn gây nguy hiểm khiến...