Chuyện gì xảy ra ở Đại học Giao thông Thượng Hải lúc 3h sáng – người xem bình luận sốc: Sinh viên thất nghiệp không phải lỗi do xã hội
Hãy làm cho những năm tháng đại học của bạn trở nên ý nghĩa, vì tương lai của bạn chính là kết quả của những nỗ lực hôm nay.
Một video được đăng tải gần đây đã làm “dậy sóng” mạng xã hội Trung Quốc. Theo đó, giữa cái lạnh của buổi sáng sớm, khi hầu hết mọi người còn đang say giấc, tại Đại học Giao thông Thượng Hải, một bức tranh đầy cảm xúc và mâu thuẫn đang diễn ra. Trong thư viện còn sáng đèn, nhiều sinh viên vẫn miệt mài học tập lúc 3 giờ sáng, nhưng bên cạnh đó, cũng không thiếu những gương mặt lơ đãng, thậm chí ngủ gục trên bàn.
Sự thật đằng sau những con số thống kê
Theo dữ liệu khảo sát của Trung Quốc, trong 5 năm qua, tỷ lệ tốt nghiệp của sinh viên Đại học Giao thông Thượng Hải luôn đạt trên 97%. Đó là một con số ấn tượng! Trong đó, tỷ lệ sinh viên đại học có việc làm sau tốt nghiệp đạt hơn 94%, và sinh viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ cũng không kém cạnh với tỷ lệ trên 98% đạt các kì thi tuyển dụng. Điều này cho thấy sức hút mạnh mẽ của ngôi trường danh tiếng này trong mắt các nhà tuyển dụng.
Tuy nhiên, thực tế lại trái ngược với những con số hoa mỹ đó. Trong quá trình tìm việc, sinh viên tốt nghiệp nộp trung bình 18,03 hồ sơ và chỉ có 8,36 cơ hội vượt qua vòng phỏng vấn. Vậy tại sao vẫn có những sinh viên thất nghiệp? Đoạn video được quan tâm trên mạng xã hội đã trở thành câu trả lời rõ ràng nhất cho thực trạng này.
Những hình ảnh đầy mâu thuẫn
Khi đoạn video về Đại học Giao thông Thượng Hải lúc 3h sáng được đăng tải, không ít người xem đã bày tỏ sự đau lòng khi chứng kiến cảnh nhiều sinh viên vẫn ngồi học chăm chỉ trong thời tiết giá lạnh, lúc mọi người hầu hết đang say ngủ. Khi trong lớp học và thư viện kín chỗ, nhiều sinh viên còn nhẫn nại ngồi ngoài hành lang để học. Tuy nhiên, trái ngược với khung cảnh này, một số sinh viên khác lại mải mê với điện thoại hay thậm chỉ ngủ gật.
Hoàng Lưu Yến, một giảng viên tại Đại học Giao thông Thượng Hải cũng chia sẻ những hình ảnh tại lớp học của mình, nơi mà hầu hết sinh viên ngồi ở hàng cuối cùng đều chăm chú cắm cúi vào màn hình điện thoại và không hề chú ý đến bài giảng. Giảng viên Hoàng tâm sự, trong buổi dạy đầu tiên của mình, anh đến lớp sớm 20 phút, nhưng lớp học vắng tanh cho đến phút cuối. Khi sinh viên vào lớp, họ không chỉ mang theo đồ ăn mà còn trò chuyện ồn ào, hoàn toàn không quan tâm đến bài học.
Video của Hoàng Lưu Yến cũng nhận được rất nhiều đồng tình của cộng đồng mạng. Nhiều người đặt câu hỏi: “Đây có phải là đi học không?”. Đoạn video ngắn này đã phản ảnh một thực tế đáng buồn tại các trường học, nơi có những người không ngừng nỗ lực để vượt qua hoàn cảnh, đồng thời có cả những người lười biếng, không hề có chút quan tâm nào tới tương lai.
Video đang HOT
Câu chuyện đáng buồn
Đó là câu chuyện của hai nam sinh, tên Tần Ái Binh và Lưu Ninh, cùng sinh ra ở vùng nông thôn tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc). Khi được nhận vào Đại học Cát Lâm với số điểm cao, Tần Ái Binh đã lầm tưởng rằng đại học chính là đỉnh cao. Bởi vậy, thay vì chú tâm học hành, anh lại dành thời gian cho những sở thích vô bổ như chơi game, đọc tiểu thuyết. Kết quả là Tần đã không thể tốt nghiệp đại học vì trượt quá nhiều môn và phải kiếm sống bằng việc trở thành nhân viên trông coi quán cafe internet với mức lương chỉ vài chục ngàn đồng cho mỗi giờ làm việc.
Tương tự, Lưu Ninh, sinh viên của Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, cũng đã lãng phí thời gian của mình. Trong khi bạn bè tất bật chuẩn bị cho tương lai, anh vẫn đắm chìm trong thế giới game. Cuối cùng, anh không thể lấy bằng tốt nghiệp và phải bắt đầu cuộc sống mới bằng việc nhặt đồ phế liệu trên đường phố.
Nỗ lực không bao giờ là hoài phí
Những câu chuyện này nhắc nhở chúng ta rằng, việc vào đại học chỉ là một khởi đầu. Nếu không chăm chỉ học tập, sinh viên sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề. Một giáo viên từng nói: “Nếu bạn đùa giỡn với việc học, xã hội sẽ đùa giỡn với bạn trong tương lai.” Thực tế cho thấy, những nỗ lực mà bạn bỏ ra trong thời gian học đại học sẽ quyết định chất lượng cuộc sống sau này.
Triệu Vệ Văn, một sinh viên tốt nghiệp Đại học Thâm Quyến, đã chứng minh điều này. Anh không chỉ chăm chỉ học tập mà còn tham gia khảo sát các bằng sáng chế trong lúc còn là sinh viên. Kết quả là sau khi tốt nghiệp, anh nhận được nhiều lời mời từ các công ty lớn như ByteDance và Tencent với thù lao nhiều người mơ ước.
Cuối cùng, thông điệp mà tác giả đoạn video về Đại học Giao thông Thượng Hải lúc nửa đêm muốn gửi đến tất cả sinh viên là: Đừng để những năm tháng đại học trôi qua một cách lãng phí. Hãy biến nó thành thời gian quý giá để xây dựng nền tảng cho sự nghiệp của bạn. Cuộc sống có công bằng, nếu bạn học tập chăm chỉ, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn người khác. Hãy nhớ rằng, đại học không phải là nơi để bạn thư giãn, mà là nơi để bạn rèn giũa bản thân và chuẩn bị cho tương lai.
Hãy làm cho những năm tháng đại học của bạn trở nên ý nghĩa, vì tương lai của bạn chính là kết quả của những nỗ lực hôm nay.
1 bức ảnh của cô gái thu nhập chưa đến 10 triệu khiến ai cũng nể
Dù chưa tốt nghiệp Đại học, nhưng năm nay đã là cái Tết thứ 3, Ngọc Bình có thể biếu bố mẹ 10 triệu tiêu Tết.
"Năm nay biếu Tết bố mẹ bao nhiêu?" tưởng chừng chỉ là câu chuyện, là nỗi bận tâm của những người đã đi làm, bởi chúng ta thường nghĩ người đi làm mới có thể tự chủ tài chính, chứ sinh viên học sinh, còn đang phải nhận tiền chu cấp của phụ huynh hàng tháng, thì lấy đâu ra tiền mà biếu bố mẹ tiêu Tết.
Đương nhiên, suy nghĩ ấy có thể đúng với phần lớn mọi người, nhưng với Ngọc Bình - Cô bạn sinh năm 2002, hiện đang là sinh viên Y5, thì khác.
Từ năm 2 Đại học đã không phải xin tiền bố mẹ, Tết còn biếu bố mẹ thêm 10 triệu
Dù học Y, kiến thức rất nặng, lịch thi lẫn lịch trực cứ chồng chéo triền miên, nhưng Ngọc Bình cho biết cô vẫn sắp xếp được thời gian để đi làm thêm, vừa là để kiếm được tiền, vừa là để trau dồi kiến thức chuyên môn.
Ảnh minh họa
Hiện tại, Ngọc Bình đang là trợ lý chuyên môn cho 1 người thầy là Bác sĩ, Tiến sĩ, đồng thời, cô bạn còn là gia sư môn Hóa cho 1 em học sinh lớp 10.
"Ngày xưa mình học chuyên Hóa, nên việc đi dạy gia sư cũng không tốn của mình nhiều thời gian soạn bài. Không biết các bạn sinh viên học các chuyên ngành khác thì sao, chứ sinh viên Y tụi mình, nếu đã tìm được thầy để theo học và làm, thì gần như áp lực thi cử có nặng cỡ nào, chúng mình cũng không bỏ việc làm trợ lý cho các thầy. Lương chỉ là một phần thôi, quan trọng hơn là các thầy sẽ dạy và hướng dẫn cho mình thêm những kiến thức mà trong trường chưa dạy".
Ngọc Bình chia sẻ và tiết lộ tiền hàng tháng, cô kiếm được 9,6 triệu đồng từ việc làm trợ lý chuyên môn cho thầy và đi dạy gia sư.
Từ hồi còn là sinh viên năm 2, Ngọc Bình đã không phải xin tiền bố mẹ hàng tháng để trang trải chi tiêu, cuộc sống ở Hà Nội. Bố mẹ chỉ hỗ trợ cô tiền học phí. Các chi phí còn lại, Ngọc Bình đều tự chi hết.
Cô bạn cho biết: "Hồi năm 2, mình chưa đi làm cho thầy, chủ yếu đi gia sư, dạy 3 học sinh 1 lúc nên cũng kiếm được khoảng 5-6 triệu/tháng. Từ năm 3, mình mới đi làm cho thầy nên thu nhập mới tăng, trước đó chỉ đủ tiêu thôi chứ không có dư.
Trung bình 1 tháng mình sẽ tiết kiệm được ít nhất 2,4 triệu đồng. Tháng nào không có việc phát sinh và không mua sắm nhiều thì mình có thể tiết kiệm được 3 - 3,2 triệu đồng. Với thi thoảng bố mẹ cũng bắn cho mình ít tiền, cỡ 800k - 1 triệu để tiêu vặt, nhưng mình cũng chẳng tiêu mấy nên đến Tết là mình đều biếu bố mẹ 10 triệu ".
Thu nhập cũng như các khoản chi tiêu, tiết kiệm của Ngọc Bình trong 1 tháng
Bức ảnh chụp lại các khoản thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm của Ngọc Bình khiến ai cũng nể.
Trung bình 1 ngày chỉ ngủ 4-5 tiếng, bận đến mức... không có thời gian tiêu tiền nên tự nhiên lại tiết kiệm được
Đang đi học mà đã "bận đến mức không có thời gian tiêu tiền", chuyện nghe chừng có vẻ lạ lùng này, lại là tình trạng chung của các bạn sinh viên trường Y.
"Ngoài việc đi học trên trường, đến năm 4 là chúng mình phải đi trực và đi lâm sàng rồi, lịch thi cũng dày hơn nên nếu đi làm thêm nữa, thì thực sự là không có thời gian rảnh để mà ăn chơi tiêu tiền luôn ấy. Mình nghĩ là ai học Y cũng quen với cảnh này thôi, sinh viên Y mà, ngày ngủ 4-5 tiếng là chuyện bình thường" - Ngọc Bình vừa cười vừa kể.
Cô cũng thừa nhận bản thân đi làm để kiếm được tiền và trau dồi kiến thức, nhưng việc tiết kiệm được tiền thì là do "hoàn cảnh đẩy đưa", chứ ban đầu, Ngọc Bình chỉ đặt ra mục tiêu kiếm đủ tiền để trang trải cuộc sống sinh viên, hoàn toàn không nghĩ tới việc tiết kiệm được tiền.
Ảnh minh họa
Dù không quá nghiêm túc với việc tiết kiệm được tiền, nhưng Ngọc Bình vẫn luôn tự nhắc nhở bản thân không được chi tiêu quá đà, và để làm được điều đó, cô luôn tuân thủ 2 nguyên tắc sau.
1 - Đi thư viện thay vì cà phê học bài
"Thư viện trường mình cho sinh viên vào ngồi học miễn phí, không mất tiền nên chúng mình hay rủ nhau ra thư viện học bài, vừa đỡ tốn kém, vừa có không khí tinh thần học tập, chứ ra quán cà phê thì vừa tốn tiền, vừa dễ mất tập trung".
2 - Rủ bạn cùng phòng cùng ăn ngoài, cùng dùng chung đồ skincare
"Cả 2 đứa mình cùng học Y, cùng đi làm thêm nữa xong lại còn ôn thi, nên chẳng còn thời gian tự nấu cơm. Chúng mình rủ nhau cùng đặt đồ ăn về nhà, rồi cùng ăn và cùng chia tiền. Hôm nào đi trực thì rủ bạn trực cùng đặt đồ ăn, tính ra cũng không tốn kém hơn tự nấu là mấy, mà còn tiết kiệm được thời gian đi chợ, nấu nướng dọn dẹp.
Ngoài ra chúng mình cũng rủ nhau mua chung đồ skincare, và chỉ dùng đồ bình dân thôi cho đỡ tốn kém. Nói chung là chung được cái gì, chúng mình đều dùng chung hết cho đỡ tốn tiền".
Bức ảnh chụp hàng nghìn chiếc cặp đặt trong khuôn viên Harvard khiến netizen tò mò, biết ý nghĩa đằng sau ai cũng thở dài Tại sao lại đặt nhiều cặp sách trong khuôn viên như vậy? Mới đây, mạng xã hội lan truyền một bức ảnh chụp hàng nghìn chiếc cặp sách đặt trong khuôn viên Đại học Harvard. Nhiều người cảm thấy vô cùng tò mò không hiểu vì sao lại có cảnh tượng như vậy, phải chăng đã có chuyện gì xảy ra. Theo tìm...