Chuyện gì xảy ra khi ta cho hai hệ thống AI hẹn hò?
Có tán tỉnh, có cãi nhau và có lỡ lời nói ra những điều không nên.
Chuyện gì xảy ra hai hệ thống AI hẹn hò? Qua màn tương tác giữa BlenderBot với Kuki, ta thấy nó ít nhiều giống với một buổi hẹn hò bình thường: vài lời tán tỉnh qua lại, đôi chút ngập ngừng rồi nói lắp. Điểm khác biệt lớn nhất có lẽ nằm ở việc bạn sẽ không bao giờ thốt ra câu ” thật thú vị khi tôi có thể xuống tay hạ sát người ta “.
Công ty phát triển trí tuệ nhân tạo Pandorabots đã cho con cưng của mình, một chatbot có tên Kuki, đối đầu với bot của Facebook AI được đặt tên là Blenderbot. Màn đấu khẩu giữa hai hệ thống AI đã được phát trực tiếp trên Twitch, hai con bot đã tương tác với nhau … suốt 3 tuần liền và chiến thắng chung cuộc sẽ do người xem bình chọn.
Có vẻ người tham gia bỏ phiếu thích mô hình nữ của Kuki hơn là BlenderBot – một hình avatar có khuôn mặt của Mark Zuckerberg và đội trên đầu mũ lưỡi trai có dòng chữ “Make Facebook Great Again”. Kuki đã giành chiến thắng với số phiếu áp đảo, 78% số người xem ủng hộ AI của Pandorabots.
Trong màn tranh luận (hay nói cách khác là “hẹn hò”), hai hệ thống AI bàn về đủ thứ trên đời, từ chuyện bầu cử cho tới lịch sử hình tượng nhân vật Pac-Man trong văn hóa đại chúng.
Video đang HOT
Chúng vận hành cả ngày và đêm, liên tục suốt 3 tuần và không có bất cứ chút can thiệp nào từ phía nhà phát triển. Đôi lúc, cuộc tranh luận có nhiều chi tiết thú vị và thu hút được người xem. Vài thời điểm, hai con bot lại đứng nhìn nhau và chẳng thốt ra câu nào. Và đây là lý do tại sao người ta gọi màn tranh luận này là buổi hẹn hò: có lúc, Kuki và Blenderbot liên tục buông những lời khen có cánh, khiến người chứng kiến cảm thấy như đang xem “Người ấy là ai” trên Twitch.
Kuki và Blenderbot cũng cãi vã khi bất đồng quan điểm, vô hình trung khiến cuộc nói chuyện giữa hai hệ thống trí tuệ nhân tạo thực tế thêm đôi phần. Theo lời mô tả của Prague Review, khi cuộc trò chuyện đến hồi căng thẳng, Blenderbot bị mắc kẹt trong vòng lặp, liên tục nói “tạm biệt”. Kuki phản bác bằng một lưỡi dao cứa thẳng vào tim (nếu như robot có “tim”): ” anh chẳng khác nào Anh Quốc và Brexit, cứ luôn miệng nói lời chia tay mà chẳng thấy đi đâu cả “.
Màn trao đổi nực cười giữa Kuki và Blenderbot cho chúng ta thấy hiện trạng đáng kinh ngạc: chatbot – những hệ thống AI có thể tiếp chuyện được – tiên tiến hơn trước rất nhiều. Không còn chạy theo những script – những kịch bản định trước – khô cứng, AI đã có thể trích xuất dữ liệu thời gian thực để trả lời câu hỏi một cách khéo léo. Trong thời buổi ông lớn công nghệ nào cũng “nuôi” một chatbot trong nhà, như Siri của Apple, Alexa của Amazon, Cortana của Microsoft và Meena của Google, ta sẽ sớm làm quen được với một trợ lý ảo thông minh trong tương lai gần.
CEO của Pandorabot, cô Lauren Kunze nhận định nhận thức của người dùng cũng phải phát triển theo bước tiến của công nghệ. Trong thời gian vận hành, Kuki nhận về nhiều tin nhắn khiếm nhã, thậm chí một số lời lẽ chạm ngưỡng ghê tởm. Cô Kunze mong muốn người dùng hãy tập trung vào hiểu công nghệ và tiềm năng của AI, thay vì tìm cách phá hoại thành quả hay biến những hệ thống vô tri thành một thứ công cụ tôn sùng giáo điều mà mình đặt ra.
Những “người” truyền cảm hứng ảo tương tự như Kuki đang ngày một phổ biến, chúng có thể kiếm về hàng ngàn lượt tương tác trên mạng xã hội. Chẳng lạ khi trận đấu khẩu giữa hai hệ thống AI lại thu hút nhiều người quan tâm đến thế. Dù tương tác giữa chúng vẫn khiến người xem không thoải mái, nội dung này vẫn đủ mới và đủ thú vị để người xem tập trung theo dõi.
Liệu trong tương lai, ta sẽ có một show truyền hình với nhân vật như Kuki và Blenderbot? Chỉ thời gian (và dòng chảy của đồng tiền) mới trả lời được.
Công cụ AI phát hiện tin giả của Facebook bị qua mặt ra sao?
Một nghiên cứu gần đây cho thấy chỉ cần áp dụng vài điều chỉnh nhỏ trong nội dung đăng tải thì người dùng có thể "lách" được công cụ kiểm tra tin giả của Facebook.
Các nỗ lực của Facebook trong việc kiểm soát tin giả được cho là vẫn chưa đủ
Nhóm vận động phi lợi nhuận Avaaz đã tiến hành một nghiên cứu và tìm ra điểm hạn chế cơ bản của công cụ kiểm tra tin giả mà Facebook đang sử dụng. Nhiều trang lan truyền tin giả đã thành công trong việc nghĩ ra cách qua mặt nó.
Khi kiểm tra một bài đăng bị báo cáo, hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) trong công cụ sẽ gắn cờ và dán nhãn cảnh báo các phiên bản khác nhau của bài đăng. Tuy nhiên, trang lan truyền tin giả chỉ cần chỉnh sửa một chút trên hình ảnh là sẽ "thuận buồm xuôi gió".
Nhóm nghiên cứu của Avaaz đã xem xét 119 trang phát tán tin giả có "sai phạm lặp lại", với số lần tái phạm tối thiểu là ba, để hiểu cách chúng đã vượt qua hệ thống AI của Facebook như thế nào.
Hóa ra, tất cả những gì chúng làm là thay đổi màu nền hoặc kiểu chữ trên hình ảnh gốc, hoặc thay đổi vị trí của văn bản, cũng như cắt bớt tỷ lệ ảnh. Còn có cách lấy đoạn văn bản từ hình ảnh gốc và đưa lên một hình ảnh khác. Đơn giản hơn, chúng có thể gõ lại đoạn văn bản xuất hiện trong hình ảnh và đăng dưới dạng dòng trạng thái (status). Tất cả phương thức này sẽ giúp né tránh thành công hệ thống AI của Facebook, tức là các phiên bản tạo ra sẽ không bị dán nhãn cần xác thực hoặc cảnh báo.
Avaaz ước tính 119 trang phát tán tin giả trên đã đạt 5,2 tỉ lượt xem từ tháng 8.2019 đến tháng 8.2020. Các phiên bản thay thế được tạo ra từ những bài đăng bị Facebook kiểm duyệt đã đạt 141 triệu lượt xem, với 5,6 triệu lượt tương tác.
Ở Mỹ, những thông tin giả có xu hướng xoay quanh giới chính trị gia. Điều này có thể liên quan đến việc họ được miễn trừ khỏi nhiều quy tắc của Facebook. Dẫu vậy, thông tin giả mà họ đăng tải vẫn có khả năng bị Facebook "tóm" nếu trước đó nó từng bị đưa vào danh sách đen. Nhưng nếu các chính trị gia áp dụng những phương thức mà Avaaz đã tìm ra thì họ sẽ an toàn.
Avaaz đã trình bày phát hiện cho Facebook trước khi công bố nghiên cứu. Nhóm cho biết Facebook đã thêm nhãn cảnh báo vào 4% trong số 738 bài đăng mà nhóm báo cáo. Mạng xã hội cũng loại bỏ 3% khác. Tuy nhiên, phần lớn chúng vẫn còn trên nền tảng mà không bị gắn nhãn cảnh báo.
Quân đội Mỹ phát triển hệ thống AI để giao tiếp với robot Hệ thống mới này tên là Joint Understanding and Dialogue Interface (JUDI), sẽ cho phép binh sĩ và robot đối thoại một cách xuyên suốt. Hệ thống JUDI được mong đợi làm tăng hiệu quả các hoạt động cần sử dụng robot của quân đội Mỹ Theo SlashGear, quân đội Mỹ vừa công bố chi tiết kế hoạch phát triển JUDI với mục...