Chuyện gì xảy ra khi Apple Watch hết pin?
Người dùng vẫn có thể xem giờ trong vòng 72 tiếng kể từ khi máy báo hết pin.
Apple công bố Watch cho thời lượng pin khoảng 18 tiếng. Phiên bản 42 mm có thể cho thời lượng pin tốt hơn đôi chút, theo ước tính của hãng.
Tuy nhiên, con số này không ấn tượng đối với người dùng smartwatch. Có thể một số người có thể dùng nhanh hết pin hơn so với con số công bố từ Apple. Vì vậy, người người đặt ra câu hỏi, chuyện gì xảy ra khi máy hết pin? Liệu nó có thực hiện được chức năng cơ bản của một chiếc đồng hồ khi hết pin?
Theo Apple, khi pin của máy sụt xuống mức quá thấp, Watch sẽ tự động kích hoạt chế độ Power Reserve – cho phép người dùng xem giờ trong vòng 72 tiếng kể từ khi kích hoạt (nếu mỗi tiếng người dùng xem giờ 4 lần, mỗi lần kéo dài 4 giây).
Video đang HOT
Ngoài ra, theo công bố từ Quả táo, Watch sẽ có thời lượng sử dụng lên đến 5 ngày nếu người dùng chỉ xem giờ, không thực hiện bất cứ thao tác nào khác. Về thời gian sạc, Watch cần khoảng 1,5 tiếng để đầy 80% và 2 tiếng để sạc đầy 100%.
Đức Nam
Theo Zing
Sạc mỗi ngày nhưng vẫn hết pin!
Tình trạng vừa nghe xong đã quên ráo đang là "mốt" trong thời buổi "không stress không là hảo hán"!
Dễ hiểu, vì theo nguyên lý dẫn truyền thần kinh chiếm ưu thế của Utomski, não bộ chỉ đưa vào ký ức tín hiệu nào có cường độ mạnh nhất. Kích ứng thần kinh càng dồn dập thì tín hiệu trước đó, âm thanh hay hình ảnh cũng thế, đều bị bôi sạch. Người đang căng thẳng nếu không quên chuyện còn nóng hổi, chỉ có thể là... siêu nhân!
Nói một cách tượng hình, não bộ chẳng khác nào bộ máy vi tính chằng chịt mạch điện. Mỗi tế bào não bộ không bao giờ hoạt động đơn phương mà cùng lúc kết nối với các tế bào chung quanh qua cả chục ngàn điểm giao tiếp. Hoạt động của não bộ, dù là động não để phán đoán hay thả hồn bay bổng theo giấc mơ, chỉ trơn tru khi dẫn truyền thần kinh chạy trót lọt. Với trí nhớ cũng thế. Tín hiệu nếu quá yếu nên không đến được bộ nhớ, chẳng hạn vì thiếu cảm xúc đi kèm, thì kích ứng chẳng khác nào nước đổ đầu vịt.
Muốn dẫn truyền thần kinh đi đến nơi về đến chốn cần dây thần kinh không bị sứt mẻ. Cơ thể vì thế cần đủ dưỡng chất để bọc dây thần kinh cũng như để bắc cầu ở các giao điểm. Thiếu các chất này thì bẩm sinh có thông minh bao nhiêu cũng không nhớ nổi 2 lần 2 là mấy. Nhưng nếu tưởng chế độ dinh dưỡng dồi dào hoạt chất cho não bộ đã đủ thì lầm. Cho dù đủ ăn đủ mặc, hoạt động của hệ thần kinh vẫn dễ suy giảm trong 2 trường hợp:
- Khi nạn nhân phải thường xuyên đồng hành với stress.
- Sau khi gia chủ đã ăn sinh nhật thứ 40.
Theo kiểu nhìn hễ hết điện phải sạc bình, nhiều người vẫn tưởng muốn bổ não chỉ cần bổ sung nguồn dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của hệ thần kinh. Đúng là có thực mới vực được đạo nhưng không hoàn toàn chính xác. Bằng chứng là không thiếu người ngày nào cũng nuốt thuốc đa sinh tố - khoáng tố loại hàng hiệu nhưng vẫn mệt cầm canh. Dường như món ăn bổ óc còn thiếu chút gia vị gì đó?!
Có ngay đáp án. Theo kết quả nghiên cứu trên người làm việc văn phòng ở các thành phố lớn bên Đức, nơi không thiếu thuốc bổ não nhưng tình trạng đãng trí vẫn thuộc danh sách bệnh được liên tục báo động trong thập niên vừa qua, thành viên của hội chứng "chỉ còn nhớ mỗi ngày lĩnh lương" có chung 2 điểm tương đồng. Đó là:
- Họ phải ghi nhận quá nhiều kích ứng thái quá từ âm thanh, hình ảnh... trong môi trường sinh hoạt và nhất là trong khoảng thời gian quá ngắn.
- Họ không có niềm hứng thú cao độ trong công việc. Thay vào đó thường có tâm trạng lo sợ, bực tức, thậm chí phẫn uất!
Liệu 2 yếu tố này có đang là áp lực trên sức khỏe cộng đồng xứ mình? Câu trả lời xin dành cho độc giả.
Theo Bác sĩ Lương Lễ Hoàng
Người lao động
Rò rỉ bằng sáng chế về thiết bị đeo mới của Samsung Nguồn tin rò rỉ từ cơ quan cấp bằng sáng chế của Mỹ cho thấy Samsung đã nộp lên cơ quan này một bộ hồ sơ xin cấp phép cho một smartwatch mới. Moto 360. Mặc dù cấu hình của thiết bị chưa được tiết lộ cụ thể nhưng thông qua những hình ảnh rò rỉ có thể thấy chiếc smartwatch mới của...