Chuyện gì đã xảy ra với Jack Ma trong gần 2 năm qua?
Chuyện gì đã xảy ra với Jack Ma trong gần 2 năm qua?
Jack Ma – nhà đồng sáng lập Alibaba từng là tỷ phú giàu nhất Trung Quốc và một trong những doanh nhân được nhiều người ngưỡng mộ nhất thế giới. Thế nhưng, gần 2 năm qua, tỷ phú sinh năm 1964 rất ít khi xuất hiện trước công chúng còn các công ty liên quan đến ông cũng đối mặt với hàng loạt sóng gió. Tất cả diễn ra sau một bài phát biểu của Jack Ma.
Tháng 10/2020, đồng sáng lập Alibaba tham dự một hội nghị diễn ra ở Thượng Hải. Tại diễn đàn, Ma đã chỉ trích mạnh mẽ hệ thống tài chính của Trung Quốc. Ông kêu gọi cải cách hệ thống “kìm hãm đổi mới” và ví các quy định ngân hàng toàn cầu như “câu lạc bộ người già”. Theo một số nguồn tin, sau bài phát biểu này, vị tỷ phú đã được triệu tập đến một cuộc họp kín vào ngày 2/11/2020 với Ngân hàng Trung ương Trung Quốc và ba nhà quản lý tài chính hàng đầu khác. (Ảnh: Reuters)
Không lâu sau, Chính phủ Trung Quốc yêu cầu đình chỉ vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Ant Group, công ty công nghệ tài chính thuộc Alibaba. Công ty này được kỳ vọng sẽ có mức định giá hơn 300 tỷ USD nếu IPO. Nhà chức trách cũng ra lệnh cho Ant Group thu hẹp hoạt động, đồng thời mở một cuộc điều tra chống độc quyền với Alibaba. (Ảnh: Bloomberg)
Jack Ma biến mất một cách bí ẩn khỏi chương trình thực tế “Africa’s Business Heroes” (tạm dịch: Người hùng kinh doanh châu Phi) ngay trước chung kết vào tháng 11/2020. Ảnh của ông cũng biến mất trên trang web ban giám khảo chương trình. Phát ngôn viên của Alibaba cho biết vị tỷ phú không còn nằm trong ban giám khảo do “xung đột lịch trình”.
Tháng 4/2021, Alibaba bị Cơ quan Quản lý Thị trường Quốc gia Trung Quốc (SAMR) phạt 2,8 tỷ USD vì vi phạm luật chống độc quyền. Không lâu sau, Alibaba cũng từ chức Chủ tịch Đại học Hupan, trường kinh doanh ưu tú mà ông thành lập và tham gia quản lý vào năm 2015. Theo ghi nhận của Bloomberg vào tháng 10/2021, giá trị vốn hóa của Alibaba đã “bốc hơi” 344 tỷ USD chỉ một năm sau bài phát biểu của Jack Ma. (Ảnh: Bloomberg)
Jack Ma “ở ẩn” trong gần 2 năm qua. Ông chỉ thỉnh thoảng xuất hiện trong các hoạt động từ thiện giáo dục và nông nghiệp xanh. Tỷ phú không còn tham dự các diễn đàn kinh tế hay phát biểu công khai trước công chúng. (Ảnh: AP)
Video đang HOT
Tháng 10/2021, Jack Ma đã đến thăm châu Âu để nghiên cứu về nông nghiệp và công nghệ liên quan đến các vấn đề môi trường. Đây cũng là lần đầu tiên ông xuất ngoại sau hơn một năm “ở ẩn”. Tháng 1 năm nay, ông tham gia buổi lễ tại một trường tiểu học ở đảo Hải Nam. Tỷ phú cho biết ông sẽ tiếp tục chiến dịch giúp đỡ các giáo viên nông thôn, đồng thời nói thêm: “Tôi làm chưa đủ và khả năng của tôi còn hạn chế”. (Ảnh: SCMP)
Hôm 28/7, Wall Street Journal dẫn nguồn tin cho biết Jack Ma lên kế hoạch nhượng lại quyền kiểm soát Ant Group. Đây được cho là một phần trong nỗ lực của gã khổng lồ công nghệ tài chính nhằm xoa dịu cơ quan quản lý sau thời gian bị kiểm soát chặt chẽ. (Ảnh: Reuters)
Theo bản cáo bạch IPO của Ant năm 2020, Jack Ma không giữ chức vụ nào nhưng kiểm soát 50,52% cổ phần công ty. Vị tỷ phú có thể chuyển giao một số quyền biểu quyết của mình cho các lãnh đạo Ant khác bao gồm Giám đốc điều hành Eric Jing. (Ảnh: Getty Images)
Hôm 29/7, Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) đã thêm Alibaba vào danh sách công ty đối mặt với nguy cơ bị hủy niêm yết vì Mỹ không thể kiểm toán. Trong khi đó, cổ phiếu Alibaba niêm yết tại Trung Quốc đã giảm tuần thứ 3 liên tiếp. Tính chung trong tháng 7, mã này mất 21%, ghi nhận tháng tệ nhất kể từ tháng 11/2021. (Ảnh: Bloomberg)
Theo bảng xếp hạng Real Time của Forbes, Jack Ma hiện sở hữu khối tài sản trị giá 23,1 tỷ USD – chưa bằng một nửa con số được tạp chí này ước tính trong danh sách tỷ phú thế giới năm 2021 công bố vào tháng 4 năm ngoái. (Ảnh: Reuters)
Xe điện Mỹ vượt qua cột mốc quan trọng, sớm trở thành phương tiện phổ biến trên những con đường?
Nhiều người có thể nhớ lại lần đầu cầm trên tay một chiếc smartphone đời đầu. Đó là thiết bị khác thường, đắt tiền và đủ mới lạ để thu hút sự chú ý của đám đông tại các bữa tiệc.
Thế nhưng, chưa đầy một thập kỷ sau, việc không sở hữu một chiếc điện thoại thông minh mới là điều bất thường.
Theo phân tích của Bloomberg về tỷ lệ mua và sử dụng xe điện hiện nay cũng đang diễn ra tương tự trên toàn cầu. Mỹ là quốc gia mới nhất vượt qua mốc quan trọng của EV: 5% doanh số bán ô tô mới chỉ chạy bằng điện. Theo phân tích, ngưỡng này báo hiệu sự khởi đầu của thời kỳ mà các ứng dụng công nghệ nhanh chóng lên ngôi.
Trong sáu tháng qua, Mỹ đã cùng với châu Âu và Trung Quốc - gọi chung là ba thị trường xe hơi lớn nhất - vượt qua mốc 5%. Nếu Mỹ đi theo xu hướng được thiết lập bởi 18 quốc gia đi trước, một phần tư doanh số bán ô tô mới có thể sẽ thuộc về xe điện vào cuối năm 2025.
Tại sao mốc 5% lại quan trọng đến vậy?
Hầu hết các công nghệ mới thành công như điện, TV, điện thoại di động, Internet hay thậm chí cả bóng đèn LED đều tuân theo mô hình chấp nhận công nghệ hình chữ S.
Chẳng hạn như với điện thoại thông minh, doanh số bán hàng tăng chậm trong giai đoạn đầu, sau đó tăng nhanh một cách đáng kinh ngạc khi smartphone trở nên phổ biến và chỉ còn một số ít người kiên quyết không từ bỏ chiếc điện thoại cũ của mình.
Trong trường hợp của xe điện, 5% dường như là điểm mốc quan trọng. Trước đó, doanh số bán hàng có xu hướng tăng chậm và không thể đoán trước được. Nhưng sau khi vượt qua mốc này, nhu cầu tăng lên nhanh chóng và sẽ trở thành xu hướng chủ đạo.
Vậy nên, không có gì bất ngờ khi các quốc gia trên thế giới sẽ đi theo mô hình trên. Hầu hết các khó khăn hiện tại đều mang tính toàn cầu: không có đủ bộ sạc công cộng, ô tô đắt và nguồn cung hạn chế, người mua cũng không biết nhiều về EV. Tuy nhiên, khi đã vượt qua được quãng đường 5% đầu tiên, số đông cũng sẽ sớm đồng tình và làm theo.
Có thể thấy, mô hình chấp nhận của Hàn Quốc có điểm mốc được chấp nhận bắt đầu từ năm 2021, trông rất giống với chặng đường mà Trung Quốc đã trải qua vào năm 2018 và cũng tương tự như Na Uy sau khi vượt qua mốc 5% đầu tiên vào năm 2013. Các thị trường xe lớn tiếp theo tiến gần đến điểm này trong năm nay bao gồm Canada, Úc và Tây Ban Nha.
Điểm mốc cao hơn đối với xe hybrid
Phần phân tích trên chỉ dành cho các loại xe chỉ chạy bằng ắc quy. Một số quốc gia, chủ yếu là ở châu Âu, đã nhanh tay hơn trong việc sử dụng xe plug-in hybrid, có pin nhỏ hơn được hỗ trợ bởi động cơ chạy bằng xăng. Tính cả loại xe này, thế giới mới chỉ có hơn 20 triệu chiếc xe điện được chạy trên đường. Và con số này sẽ tăng gấp đôi vào cuối năm sau, theo một báo cáo gần đây của các nhà phân tích tại BloombergNEF.
Vì việc sử dụng plug-in hybrid có sự khác nhau về công nghệ và sự hiểu biết của người tiêu dùng nên giai đoạn đầu của mô hình chấp nhận đối với loại xe này trở nên thiếu nhất quán. Điểm mốc nhất quán dành cho xe hybrid đã không thể đạt được cho đến khi 10% xe mới có phích cắm.
Mỹ và Trung Quốc chủ yếu bỏ qua plug-in hybrid và chuyển thẳng sang xe chạy hoàn toàn bằng điện. Và Mỹ vẫn chưa vượt qua được ngưỡng 10%.
Đằng sau mỗi quốc gia vượt qua ngưỡng EV là một chương trình khuyến khích liên bang và tiêu chuẩn ô nhiễm. Tại Mỹ, chính quyền Biden năm ngoái đã ban hành lệnh hành pháp kêu gọi người dân sử dụng xe điện và khiến lượng xe này chiếm một nửa số phương tiện vào năm 2030 (bao gồm cả xe hybrid). Theo phân tích điểm mốc ngoặt, Mỹ sẽ đạt được mục tiêu đó trong vài năm nữa.
Việc tiếp tục tăng trưởng cũng phụ thuộc vào khả năng của các nhà sản xuất ô tô và các nhà cung cấp của họ trong việc tăng sản lượng đủ nhanh. Volkswagen, Ford và BMW đều đang nhắm mục tiêu khiến doanh số bán xe chạy hoàn toàn bằng điện toàn cầu của họ đạt đến 50% trở lên vào cuối thập kỷ này.
Thì ra, các nhà sản xuất ô tô cũng có điểm ngưỡng. Các nhà máy phải được trang bị lại và cấu hình lại chuỗi cung ứng. Để đạt được mức tiết kiệm chi phí nhất, toàn bộ xe phải được thiết kế lại với tâm điểm là điện khí hóa. Ở châu Âu, khi 10% doanh số hàng quý của một nhà sản xuất ô tô là xe điện, thì con số này sẽ tăng gấp ba trong vòng chưa đầy hai năm.
Trước sau gì thế giới cũng sẽ chuyển đổi sang EV?
Cho đến nay, 90% doanh số bán xe điện trên thế giới đến từ Mỹ, Trung Quốc và Châu Âu. Điều đó có nghĩa là các quốc gia chịu trách nhiệm về một phần ba doanh số bán ô tô hàng năm trên toàn cầu vẫn chưa vượt qua điểm mốc.
Không có quốc gia nào ở Mỹ Latinh, châu Phi hoặc Đông Nam Á đã thực hiện được bước nhảy vọt. Nếu họ muốn làm vậy thì không chắc liệu các công ty khai thác toàn cầu có thể đáp ứng kịp nhu cầu về pin hay không.
Tuy nhiên, doanh số bán xe điện trên toàn cầu đã tăng gấp ba lần trong hai năm qua, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế. Tất cả sự tăng trưởng ròng về doanh số bán ô tô toàn cầu vào năm 2021 đều đến từ ô tô điện và đó là xu hướng mà BloobmergNEF dự báo là vẫn sẽ tiếp tục. Năm nay có thể là dấu ấn lớn đối với các phương tiện lưu thông trên đường mà không có phích cắm.
Áp dụng phân tích điểm mốc cho toàn cầu, tỷ lệ xe chạy hoàn toàn bằng điện trên toàn thế giới đã vượt qua 5% lần đầu tiên vào năm ngoái. Bao gồm cả xe plug-in hybrid, thế giới có thể sẽ vượt qua mốc 10% vào một thời điểm nào đó trong năm nay. Nếu các xu hướng này đúng, nhu cầu dự kiến sẽ tăng rất nhanh.
Sự kiện trình diễn công nghệ trên xe hơi hàng đầu tại Việt Nam FPT Software Automotive Tech Show lần đầu mang đến trải nghiệm toàn diện về công nghệ trên các dòng xe hơi hạng sang sẽ diễn ra vào 8h00 - 12h00 ngày thứ Bảy 30/7/2022 tại FPT Tower - số 10 Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội. FPT Software Automotive Tech Show trải nghiệm công nghệ cho ô tô đầu tiên tại Việt...