Chuyện gái miền Tây “cắt lúa nằm”
Là vùng châu thổ rộng thứ 3 trên thế giới, cứ vào vụ thu hoạch lúa, ở các tỉnh ĐBSCL cần tới khoảng 1,8 triệu nhân công cắt lúa trong vòng hơn 2 tháng ròng. Lực lượng nhân công này gọi là dân “cắt lúa đứng”.
Còn một lực lượng cũng rất hùng hậu “ăn theo”, cung cấp dịch vụ mại dâm gọi là dân “cắt lúa nằm”.
Dân “cắt lúa nằm” hoạt động đi theo những vựa lúa khổng lồ từ Đồng Tháp Mười đến tứ giác Long Xuyên….
Đêm vui với thợ “cắt lúa nằm”
Theo chân những người thợ cắt lúa, tôi có dịp trở lại vùng Đồng Tháp Mười rộng lớn thẳng cánh cò bay. Lúa vào mùa thu hoạch chín vàng rực như thúc giục cắt liền.
Chủ ruộng là anh Tư Be ở xã Đốc Binh Kiều, huyện Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp hồ hởi: “Mấy anh tranh thủ cắt lẹ giùm nghen, lúa chín dữ lắm rồi. Cắt xong tui còn xuống giống vụ tới!”.
Cảnh sắc, con người ĐBSCL.
Thấy cánh thợ cắt toàn đàn ông, chủ ruộng nháy mắt cười: “Làm đi, chiều nhậu lai rai nghe. Tối đi tìm đám “cắt lúa nằm”, zui lắm!”. Toàn, thợ cắt, quê Bến Tre tỏ ra sành sỏi: “Mùa cắt nào dân “cắt lúa đứng” tụi tui bỏ qua tụi “cắt lúa nằm đâu”…
Đêm hôm đó, lai rai hết lít rượu đế, theo cánh thợ, chúng tôi đi tìm mấy em “cắt lúa nằm”. Nhờ ánh trăng mờ mờ, đi qua mấy đám ruộng, một túp lều nhỏ hiện ra. Từ xa đã nghe tiếng phụ nữ chí chóe vọng lại khiến đám đàn ông bước nhanh hơn. Một em chạy ra đon đả: “Trời, sao giờ này mới tới, chắc lo nhậu chứ gì? Tưởng quên em luôn rồi chớ!”.
Một cô chạy tới ôm lấy Toàn: “Sao hổng nhắn tin hay gọi cho em? Nhớ anh muốn chết luôn nè. Bắt đền em đi!”.
Hóa ra anh chàng Toàn và cánh thợ cắt đã quen với mấy cô “cắt lúa nằm” này từ mùa cắt lúa trước nên họ gặp nhau mừng vui vô kể.
Toàn rút trong túi ra chai rượu và mấy con khô cá sặc đem theo tuyên bố: “Trước khi “ tình thương mến thương” tui mình làm hết chai này cho sung nghen!”, tiếng cười ha hả cất lên nhộn nhạo cả cánh đồng.
Một cô tên Lụa “kể tội” Toàn: “Mùa cắt trước anh và con Lài làm gì dữ vậy đến nỗi sáng ra cắt lúa phải tay, suýt cụt mất một ngón vậy?”. Toàn: “Thì “vui” quá phải chịu chứ sao! Dân Hai lúa tụi anh đã chơi là chơi hết mình. Đêm nay tiếp tục à nghen!”.
Rượu vào, lời ra rôm rả như tri kỷ lâu ngày gặp lại. Bình, anh thợ cắt trong nhóm tưởng ít nói, giờ trổ tài: “Mấy tháng trước chia tay, anh dặn đi “làm ăn” phải chừa phần cho anh em có nghe không, để anh “kiểm tra” lại xem!”, nói tới đây Bình quơ tay ôm cô gái ngồi gần tên Hạnh, cô gái la oai oái: “Có mà, có mà…”.
Tôi ngồi sượng trân, không biết nói gì góp vui đành im lặng. Một cô phát hiện ra, la lên: “Anh này ở đâu mà lạ quá ta!” rồi rót rượu đầy ly đưa cho tôi: “Đến đây không hát thì hò Đâu phải con cò ngóng cổ mà nghe! Zô 1 ly cho vui đi anh Hai!”.
Một cô khác “dọa”: “Hổng uống lát nữa tụi này không đứa nào “tình thương mến thương” với anh à nghe!”…
Giọt rượu cuối cùng vừa hết cũng là lúc bắt đầu màn “tình thương mến thương” giữa cánh đồng thơm lừng mùi lúa chín.
Giờ thì chẳng ai nói với ai lời nào, từng cặp, từng cặp… Trăng thượng tuần lấp ló khi mờ khi tỏ làm cho cảnh vật giữa đồng đêm nay lạ kỳ khó tả với người đầu tiên qua đêm giữa đồng lúa lớn nhất vùng Đông Nam Á này như tôi…
Thật không thể tưởng tượng nổi trên đời lại có cái cảnh “tình thương mến thương” kiểu này, rất “sinh thái” với thiên nhiên, có trời mây, có trăng, có gió chạy trên ngọn lúa rì rào…
Chuyện xưa và nay ở Đồng Tháp Mười
Lão nông cố cựu tên Tám Bưng đến Đồng Tháp Mười khi còn là chàng thanh niên tuổi mười tám đôi mươi cười sằng sặc khi tôi kể lại chuyện “cái đêm hôm ấy hôm gì”.
Ông bảo: “Chú chưa nghe nói “khách sạn ngàn sao” ở vùng này hay sao mà ngạc nhiên? Chú đã trải qua “khách sạn ngàn sao” rồi đấy. Ba cái vụ này có từ thời xưa lắm chú ơi. Mấy chục năm nay đàn ông xứ này đi ra ngủ canh ruộng ban đêm luôn bị vợ đi theo là vì sợ tụi “cắt lúa nằm” lấy hết lúa là vậy đó!”.
Theo lời lão nông Tám Bưng, gần 30 năm trước có chuyện &’tiêu cực” lạ đời xảy ra ở nông trường Bông Trang ở huyện Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.
Video đang HOT
Phát bao cao su ra đồng cho thợ gặt
Nông Trường đã giải thể từ lâu, nhưng cái tên Bông Trang vẫn còn vì vụ này. Số là, có anh đội trưởng đội sản xuất mê mệt một em “cắt lúa nằm” quê từ Bến Tre, da trắng, thân hình bốc lửa lên đây “cắt lúa nằm”.
Anh chàng này gan hết chỗ nói, hết mùa lúa vẫn giữ cô này lại “làm của riêng” “xài” một mình, trả bằng “lúa non”. Cô gái xinh đẹp không biết chữ nên mỗi khi “tình thương mến thương” xong thì thắt một nút vào cọng dây thừng làm dấu.
Đến mùa nông trường thu hoạch lúa, cô ta cứ đếm nút trên cọng dây thừng để được “thanh toán”, mỗi nút là một giạ (1 giạ bằng 20 kg)! Năm đó vì cô ta “cắt” liên vụ nên cọng dây thừng được trên 100 nút, tức trên 100 giạ lúa, tương đương trên 2 tấn lúa!
Thanh toán xong cô ta thuê chiếc xe trâu vào nông trường chở lúa ra đi bán để lấy tiền hồi hương thì bị bảo vệ nông trường phát hiện, giữ lại vì nghi là ăn cắp!
Cô gái “cắt lúa nằm” hồn nhiên khai tuốt tuồn tuột nguồn gốc số lúa này. Thế là anh chàng đội trưởng bị lộ, bị xử lý kỷ luật, tiếng tăm vang lừng!
“Thực tình mà nói, dân “cắt lúa nằm” rất có lợi cho các chủ ruộng!”, lão nông Tám Bưng bộc bạch. Vì ở miền này thu hoạch đông ken (tức thu hoạch rộ cùng lúc) nên thiếu hụt công cắt lúa. Vùng nào có nhiều dân “cắt lúa nằm” tụ về thì dễ có thợ cắt đến làm.
Riết rồi như ngày hội, “đến hẹn lại lên”, cứ vào mùa cắt là đôi bên lại về. Xong mùa cắt mạnh ai nấy đi. Vậy mà cũng có những kỷ niệm rất vui. Đó là chuyện một anh thợ cắt kết với em “cắt lúa nằm”, nên vợ nên chồng, như trong tiểu thuyết vậy!
Tuy nhiên, các bà vợ của những ông chủ ruộng thì không hẳn chỉ vui, mà rất lo lắng chồng mình “sa” vào mấy em “cắt lúa nằm”! Các em “cắt lúa nằm” không chỉ phục vụ dân “cắt lúa đứng” mà còn rất sẵn sàng với các ông chủ ruộng! Bởi chủ ruộng thì lúa mới nhiều, mới đòi giá cao và xin “boa” thêm vài giạ khi thanh toán.
Ở xã Tân Hộ Cơ huyện Hồng Ngự có chuyện dở khóc dở cười. Gần đến ngày cắt lúa, anh chồng đòi ra ruộng ngủ để canh chừng vì sợ “ăn trộm” lúa. Ban đầu bà vợ nghe cũng có lý nên không nói gì.
Tuy nhiên, tới lúc thu hoạch xong, chở lúa về, chị vợ thấy lạ lùng vì có em “mắt xanh mỏ đỏ” cứ chạy theo đòi lúa! Anh chồng quýnh quáng, ban đầu nói là “thương lái” đòi vì anh đã “lỡ” ứng tiền nhậu với bạn bè.
Chị vợ không vừa vì thương lái đâu có đòi kiểu này nên cuối cùng…thì bị lộ! May mà Hội phụ nữ ở xã đến gia đình hòa giải. Từ đó trở đi anh chồng chỉ còn được làm nhiệm vụ xuống giống, rải phân, chăm sóc.
Tới gần vụ thu hoạch đố mà được ra đồng tìm cảnh gió mát trăng thanh “tình thương mến thương” ngoài luồng nữa.
Cánh đàn ông trong vùng thường kể lại chuyện này khi nhậu để…rút kinh nghiệm, có làm gì thì phải giải quyết rốt ráo, không sơ suất để bị lộ như anh kia!
Theo VNN
Bữa ăn học trò: Thực đơn một đằng, bữa ăn một nẻo
Mỗi ngày có hàng triệu học sinh bán trú ăn trưa tại trường. Và mỗi ngày cũng xuất hiện chừng đó nỗi lo của phụ huynh khi chất lượng bữa ăn mỗi nơi một kiểu, "hậu trường" bữa ăn hiếm được công khai.
Tại nhiều trường mầm non, tiểu học, điều phụ huynh lo ngại nhất chính là việc bữa ăn thực tế không giống với thực đơn trường công khai. Có phụ huynh ngỡ ngàng phát hiện phần ăn xế của con được ghi "mì thịt bằm" nhưng trên thực tế là... một chén mì ăn liền mà không hề thấy bóng dáng của thịt. Hay những món ăn được đặt tên rất mỹ miều là canh ngũ sắc thật ra chỉ là một chén xúp lõng bõng nước.
Thực đơn canh thịt, thực tế canh rau
Những kiểu thực đơn một đằng bữa ăn một nẻo không phải hiếm. Chị Phượng, phụ huynh có con học một trường mầm non tư thục ở Thủ Đức với mức tiền ăn đóng cho nhà trường 35.000 đồng/ngày (chưa kể sữa), cho biết: "Những lần trường tổ chức cho phụ huynh tham quan bữa ăn của trẻ thì thực đơn rất tươm tất, có cả hình thức buffet cho các bé chọn món. Nhưng vừa rồi tôi có công việc phải ghé đón con buổi trưa mới thấy bữa ăn của con khác hoàn toàn với thực đơn. Thay vì canh bí đỏ thịt bằm như bảng thực đơn công khai thì là canh bầu và không có thịt, nước trong veo như nước luộc. Tôi hỏi các cô thì được trả lời là thực đơn thay đổi đột xuất, mai sẽ ăn bù lại". Chị Ngọc, phụ huynh có con học lớp 8 một trường THCS ở Q.Gò Vấp, than: "Con tôi nói bữa ăn ở trường rất hiếm khi giống với bảng thực đơn niêm yết, món rau và đồ tráng miệng thỉnh thoảng lại biến mất".
Hiện nay nhiều trường mầm non trên địa bàn TP.HCM đã thay đổi việc tổ chức bữa ăn cho trẻ. Trong ảnh: học sinh
Trường mầm non Sơn Ca 11, quận Phú Nhuận tự lấy thức ăn theo nhu cầu của mình (thay vì được cô giáo chia)
Trưởng phòng GD-ĐT một quận vùng ven TP.HCM kể có lần đi thực tế ở một trường tiểu học, cán bộ phòng GD-ĐT đã phát hiện bữa ăn của học sinh bị "xà xẻo" quá nhiều. Với mức thu 20.000 đồng/ngày (năm học trước - PV) dành cho bữa trưa và bữa xế, mà bữa trưa mỗi phần cơm chỉ có một trứng vịt, hai lát thịt mỏng và nhỏ như ngón tay út, canh bầu chỉ thấy nước trong và hai, ba lát bầu mỏng, bữa xế mỗi học sinh được một chiếc bánh mì ngọt giá 3.000 đồng. Nhà cung cấp bữa ăn giải thích: trong tuần có bữa này bữa kia, bữa ít bữa nhiều. Nhưng đó là một lần bắt gặp, còn những lần khác có bù vào hay không thì... chỉ có nhà trường mới biết. Vị trưởng phòng này còn kể: có trường đặt bữa ăn công nghiệp mà chấp nhận cả việc chuyên chở bằng xe máy, thức ăn, chén, đĩa... được cột lại một cách tạm bợ, chở đi ngoài đường và hứng bao nhiêu khói, bụi rất mất vệ sinh.
Đồng giá, khác chất lượng
Chị LOAN (một phụ huynh) cho biết "Đơn vị cung cấp thức ăn dọn bàn ăn cho các cháu ngay ngoài sân, gần chỗ đậu xe hơi của trường đầy khói bụi"
So sánh giữa bữa ăn của các trường là không thể tránh khỏi đối với mỗi phụ huynh có con đang học bán trú hay nội trú. Chúng tôi tham khảo giờ ăn trưa ở hai trường phổ thông tư thục nhiều cấp học tại hai quận Tân Bình và Bình Thạnh, TP.HCM. Cả hai trường này đều có mức thu tiền ăn cho học sinh nội trú là 100.000 đồng/ngày (bao gồm bữa sáng, trưa và tối, trong đó bữa trưa và tối dao động 35.000-40.000 đồng/bữa).
Phần ăn trưa ở Trường Đ (Bình Thạnh) được dọn chung với tiêu chuẩn mỗi bàn một thố cơm, hai đĩa đậu côve, cà rốt xào bò, một đĩa cá kho (sáu miếng), một đĩa gà rán (sáu miếng), một thố canh thịt bằm nấu bầu, tráng miệng bằng chè. Riêng cơm và canh không giới hạn. Ăn hết, học sinh tự múc thêm cơm và canh.
Ngược lại, tại Trường H (Tân Bình), bữa trưa của mỗi học sinh được dọn ra khay đựng thức ăn bằng nhựa, trong đó có một phần cơm, một khúc cá chiên, một phần canh rau và tráng miệng bằng hai trái chôm chôm. Cơm và thức ăn đều được định lượng sẵn trên khay khá nguội vì bảo mẫu đã dọn sẵn từ trước giờ ăn khoảng 30 phút. Một học sinh ở đây cho biết: "Hôm nào đói em ăn hết phần ăn của mình, còn hôm nào nắng nóng, mệt mỏi thường bỏ dở hoặc ráng vài muỗng cho qua bữa". Một số học sinh khác tỏ ra không hào hứng khi ăn cơm ở trường, nhưng cũng không phản bác vì "đã học nội trú thì phải chịu thôi".
Trong khi đó, những trường áp dụng hình thức suất ăn công nghiệp, phụ huynh và học sinh càng kêu trời. Chị Loan, một phụ huynh có con học trường tư thục quốc tế, thuộc một hệ thống trường quốc tế khá đông học sinh tại TP.HCM, kể: "Một hôm đến trường vào buổi trưa, tôi giật mình khi thấy thực đơn niêm yết: cơm trắng, chả cá xốt cà, đậu côve xào thịt bò, canh cải thịt bằm nhưng xem kỹ thì mỗi phần ăn chỉ có hai miếng chả cá nhỏ, đậu côve xào không có thịt bò, có canh cải nhưng không có thịt bằm...".
Theo ông Nguyễn Đặng Hương, hiệu trưởng Trường THCS Bàn Cờ (quận 3), một trường có hơn 400 chỗ học bán trú, tổ chức bữa ăn công nghiệp giải quyết được rất nhiều vấn đề của những trường không có bếp ăn, vừa tiết kiệm được thời gian vừa giảm được nhân sự cho nhà trường. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó, nhiều phụ huynh lo lắng về chất lượng bữa ăn công nghiệp khi thức ăn được nấu từ rất sớm, khoảng thời gian vận chuyển khá lâu dễ gây ra nguy cơ ôi, thiu thức ăn. Và điều phụ huynh lo nhất là tỉ lệ "hoa hồng" từ các nhà cung cấp suất ăn đang ngày này qua ngày khác "ăn" vào bữa ăn của học sinh.
Ăn theo định tính
Theo một bác sĩ ở Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, đối với bữa trưa ở trường, học sinh cần 30-35% nhu cầu calo trong ngày, bữa xế cần 10-15% nhu cầu calo trong ngày.
Cũng theo bác sĩ này, hiện ở bậc mầm non các trường có hẳn một bộ phận chuyên trách về nuôi dưỡng (được chỉ đạo thông suốt từ sở GD-ĐT xuống phòng GD-ĐT rồi xuống các trường) nên khẩu phần ăn của các cháu được tính toán rất kỹ lưỡng. Nhưng từ bậc tiểu học đến THCS, THPT, hiện các trường mới tổ chức bữa ăn theo định tính: tức là bữa ăn có chất bột đường là cơm, phở... có chất đạm là thịt, cá có chất khoáng, vitamin là rau, củ... chứ chưa tính toán một cách cụ thể học sinh cần bao nhiêu calo, bao nhiêu protein... trong bữa ăn ở trường. Hiện nay các trường tiểu học, THCS, THPT thiết kế bữa ăn cho học sinh chủ yếu dựa vào mức tiền ăn mà phụ huynh đóng cho trường chứ chưa chú ý đến nhu cầu dinh dưỡng của các em.
Theo Tuổi trẻ
Không nghèo vẫn được cấp nhà tình thương Người nghèo được tặng nhà tình thương vài chục triệu đồng nhưng ở Hậu Giang có một "hộ nghèo" được tặng nhà đến 310 triệu đồng. Ngày 27/8, ông Lâm Quang Tâm, Chủ tịch UBND TP Vị Thanh (Hậu Giang) cho biết đang xem xét thu hồi quyết định tặng nhà tình thương trị giá 310 triệu đồng đang gây xôn xao dư...