Chuyển đổi tinh gọn giúp doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tồn tại
Chiều 29/6, RX Tradex Việt Nam cùng Hội Tự động hóa Việt Nam, Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam và Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam đưa ra nhiều thông tin về Diễn đàn Công nghiệp và Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam 2022.
Theo Ban Tổ chức, Diễn đàn năm nay bao gồm Tọa đàm Sáng kiến Doanh nghiệp và Cập nhật công nghệ ngày 29/6 và Chương trình Chuyến đi tham quan nhà máy chủ đề Sản xuất tinh gọn ngày 30/6/2022.
Đại dịch Covid-19 đã phơi bày các lỗ hổng của chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu. Hiện, các doanh nghiệp phải suy nghĩ lại về tính linh hoạt và hiệu quả cao hơn ở cấp độ tổng thể của chuỗi cung ứng. Đối mặt với những thách thức chưa từng có, chuyển đổi tinh gọn không chỉ là một lựa chọn cho các nhà sản xuất – đó là vấn đề mang tính quyết định sự “tồn tại” trong tương lai của các doanh nghiệp.
Theo các báo cáo đầu tư, nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam có xu hướng tăng trưởng trở lại và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có hiệu lực từ đầu năm. Dự kiến sẽ thúc đẩy thương mại và phục hồi kinh tế bằng cách tạo ra các thị trường xuất khẩu ổn định và lâu dài cho Việt Nam và tạo nền tảng mang tính ràng buộc pháp lý để mở rộng thương mại.
Khi các rào cản từ đại dịch Covid-19 dần được xóa bỏ và nhu cầu giao thương, phục hồi sản xuất ngày càng gia tăng thì cần có những cơ hội thiết thực để các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tiếp cận, học hỏi các xu thế mới của thị trường, các thành tựu đổi mới về kỹ thuật, công nghệ, gặp gỡ các đối tác tiềm năng đến từ khắp nơi trên thế giới.
Video đang HOT
Các đơn vị thực hiện ký kết và có nhiều chia sẻ bổ ích cho doanh nghiệp.
Giám đốc Truyền thông Tiếp thị RX Tradex Phan Quang Vinh chia sẻ, bên cạnh các hoạt động thường niên, Diễn đàn Công nghiệp và Công nghiệp hỗ trợ là sự kiện tiêu điểm tiền Triển lãm công nghiệp quốc tế VME (Vietnam Manufacturing Expo) dự kiến diễn ra từ ngày 10-12/8/2022.
Đặc biệt, Lễ ký kết Dự án Cộng đồng Sáng kiến Doanh nghiệp (Business Innovation Zone) với sự tham gia của nhiều đối tác, VME năm nay sẽ mang đến các chương trình kết nối kinh doanh hữu ích trên tinh thần “kinh doanh du kích trong thời đại số” trong và sau đại dịch, đặc biệt với nhiều hoạt động mới như: Lễ Vinh danh doanh nghiệp Công nghiệp, Công nghiệp hỗ trợ và những Chuyến tham quan nhà máy hướng đến chủ đề Sản xuất tinh gọn…
Phó Chủ tịch Thường trực Hội Tự động hóa Việt Nam Bùi Quốc Khánh bày tỏ quan điểm: Chuyển đổi số là xu hướng được các doanh nghiệp quan tâm, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam đang trong giai đoạn tiến đến quá trình tự động hóa dây chuyền sản xuất trong nhà máy.
Bên cạnh ký kết hợp tác, đại diện từ Hội Tự động hóa Việt Nam, Phó Tổng Thư ký Đỗ Mạnh Cường, cùng Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp Hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam Trương Thị Chí Bình, và bà Đỗ Thị Thúy Hương, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam cũng tham gia phiên thảo luận trong Tọa đàm: Sản xuất 4.0 và Tăng trưởng bền vững tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu: Dẫn đầu xu hướng cùng Nhà máy tinh gọn!
Phần hai của Diễn đàn còn có phần Cập nhật Công nghệ đến từ Delta, nhà tư vấn và cung cấp giải pháp toàn cầu (trụ sở chính đặt tại Đài Loan) về tự động hóa công nghiệp cho các nhà máy, đáp ứng nhiều quy mô sản xuất khác nhau với quy trình sản xuất tinh gọn và hiệu quả thiết thực. Đại diện Delta, ông Huỳnh Trung Hiếu chia sẻ, sau đại dịch, ngành sản xuất Việt Nam thay đổi nhanh chóng với nhu cầu ngày càng cao về IIOT, robot, tiết kiệm năng lượng, chất lượng điện… để giảm chi phí nhân công, tiết kiệm năng lượng và tối ưu hóa chi phí sản xuất.
“Đối với Delta, đây là cơ hội để hỗ trợ các doanh nghiệp cải thiện năng suất với hệ sinh thái hoàn chỉnh về cả phần cứng, phần mềm thông qua công nghệ tự động hóa tiên tiến và các giải pháp sản xuất thông minh” – vị này nhấn mạnh.
Bên cạnh Delta, để có thể đạt được sự tinh gọn trong sản xuất, độ bền cũng như độ tin cậy về các cấu kiện công nghiệp trong dây chuyền quản lý/sản xuất là một trong những yếu tố thiết yếu, chương trình diễn đàn được tiếp nối phần cập nhật từ tập đoàn CKD (trụ sở chính tại Nhật), giới thiệu những sản phẩm góp phần không nhỏ trong quá trình hoàn thiện “sản xuất tinh gọn” đối với các đối tác trên toàn cầu.
TP Hồ Chí Minh kêu gọi đầu tư vào 197 dự án trong năm 2022
UBND TP Hồ Chí Minh vừa chấp thuận danh mục dự án kêu gọi đầu tư năm 2022, do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh đề xuất. Trong đó, TP Hồ Chí Minh sẽ kêu gọi thu hút đầu tư vào 197 dự án với tổng vốn đầu tư là 943.937 tỷ đồng (tương đương gần 43 tỷ USD).
TP Hồ Chí Minh đang kêu gọi đầu tư vào các dự án giao thông, nhà ở, môi trường... để thúc đẩy kinh tế xã hội TP Hồ Chí Minh phát triển hơn.
Các dự án kêu gọi thu hút đầu tư gồm các hạ tầng giao thông như: Dự án trục cao tốc và các tuyến quốc lộ kết nối khu vực lân cận của cao tốc TP Hồ Chí Minh-Mộc Bài; dự án đường trục động lực quốc lộ 50; đường Võ Văn Kiệt nối dài (đoạn từ Vành đai 3 đến ranh Long An); dự án tuyến đường trên cao số 1, số 5; dự án đường sắt đô thị gồm 12 dự án thành phần: tuyến đường sắt đô thị số 2 (giai đoạn 2) đoạn Bến Thành-Thủ Thiêm và đoạn Tham Lương-bến xe Tây Ninh...
Ở lĩnh vực môi trường, xử lý rác, xử lý nước và giảm ngập nước, TP Hồ Chí Minh sẽ kêu gọi đầu tư vào các dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ đốt điện. Đối với dự án chỉnh trang đô thị và xây dựng nhà ở, tái định cư có nhiều dự án quy mô lớn như khu đô thị Hiệp Phước, khu đô thị Đại học Hưng Long... Ngoài ra, TP Hồ Chí Minh cũng kêu gọi đầu tư vào các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp, giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa thể thao, du lịch...
Bà Mary Tarnowka, Giám đốc Điều hành Hiệp hội doanh nghiệp Hoa Kỳ (Amcham) cho biết: "Để thu hút các nhà đầu tư, mấu chốt hiện nay là cần đảm bảo một môi trường pháp lý tích cực. Bởi khi đầu tư, chúng tôi quan tâm đến việc tạo ra một hệ thống quy định công bằng, minh bạch, có thể dự đoán và hiệu quả, coi trọng sự đổi mới. Điều đó có nghĩa là, TP Hồ Chí Minh cần đẩy mạnh cải cách hành chính, tinh giản các quy định, nhiều quy trình phê duyệt điện tử hơn, ổn định và nhất quán trong các quy hoạch tổng thể; đảm bảo việc gia hạn giấy phép đầu tư và phê duyệt mở rộng đầu tư diễn ra thuận lợi, có thể giữ chân và thu hút đầu tư trong môi trường toàn cầu ngày càng cạnh tranh".
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, Thành phố luôn chào đón các nhà đầu tư đến đầu tư. Vì vậy, sắp tới TP Hồ Chí Minh cần phải hành động nhiều hơn để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, chuyển đổi số để tạo môi trường đầu tư minh bạch hơn. Ngoài ra, từ tháng 6/2022, TP Hồ Chí Minh sẽ triển khai nền tảng số để kết nối cộng đồng doanh nghiệp, giúp các nhà đầu tư có điều kiện gặp gỡ, trao đổi thường xuyên hơn và kịp thời giải quyết những vướng mắc khó khăn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
"TP Hồ Chí Minh cũng đang kiến nghị, quan tâm hình thành cơ chế đặc thù để thu hút các nhà đầu tư chiến lược phát triển đường sắt, đường thủy kết nối vùng TP Hồ Chí Minh và 7 tỉnh trong vùng nhằm thúc đẩy phát triển đô thị của vùng. Cụ thể, kiến nghị Chính phủ sớm triển khai dự án đường sắt TP Hồ Chí Minh - TP Cần Thơ để kết nối giữa TP Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; sớm hình thành các cơ chế thu hút nguồn đầu tư xã hội cho các dự án hạ tầng số, hạ tầng giao thông và hạ tầng đô thị. Những việc này sẽ phát huy được nguồn lực của xã hội rất lớn trong việc phát triển hạ tầng đô thị cũng như trong chỉnh trang đô thị TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận", ông Phan Văn Mãi cho biết thêm.
8 hiệp hội kiến nghị Chính phủ lùi thời điểm tăng lương tối thiểu vùng Cho rằng đang gặp nhiều khó khăn, 8 hiệp hội có lượng lao động lớn đã kiến nghị Chính phủ lùi thời điểm tăng lương tối thiểu vùng đến ngày 1/1/2023 thay vì 1/7/2022 như hiện nay theo quyết định của Hội đồng tiền lương Quốc gia. Các hiệp hội trên gồm: Chế biến và Xuất khẩu thủy sản, Dệt may, Doanh nghiệp...