Chuyển đổi số nông nghiệp: Doanh nghiệp là “đầu tàu”
Chuyển đổi số là xu thế không thể đảo ngược, nếu đứng ngoài, doanh nghiệp sớm muộn sẽ bị kìm hãm, kém phát triển…
Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệp hiểu rõ điều này và đã sớm xây dựng chiến lược chuyển đổi số, có sự đầu tư đúng đắn.
Đầu tư bài bản cho chuyển đổi số, hoá giải thách thức
Tháng 8/2021, Tập đoàn De Heus (top 10 các tập đoàn sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất thế giới) chính thức ký kết hợp tác với Microsoft Việt Nam, lựa chọn giải pháp đám mây Microsoft Azure để triển khai trên toàn bộ hệ thống quản lý và vận hành ở Việt Nam, cũng như các nhà máy khác của De Heus ở khu vực châu Á. Mục tiêu của ứng dụng này là góp phần mang thực phẩm sạch đến người tiêu dùng.
Sau hơn 12 năm gia nhập thị trường thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi, thực phẩm tại Việt Nam, đến nay De Heus Việt Nam đã có 9 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi; 2 nhà máy giết mổ lợn và gia cầm; 3 trang trại lợn giống cụ kỵ, ông, bà; 2 trung tâm nghiên cứu cùng hệ thống phòng thí nghiệm.
Đến đầu tháng 11/2021, De Heus đã mua lại 14 nhà máy thức ăn chăn nuôi của Tập đoàn Masan, trở thành doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi lớn nhất cả nước hiện nay.
Công nhân làm việc tại dây chuyền đóng gói sản phẩm thức ăn chăn nuôi của De Heus. Ảnh: P.V
“Tôi cho rằng chuyển đổi số không phải theo “trend” nữa, mà đó là tương lai. Ai ứng dụng kỹ thuật số, chuyển đổi số nhanh, người đó sẽ đi trước”.
Ông Phan Minh Thông
Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển đó, De Heus Việt Nam đã phải đối diện với rất nhiều thử thách trong việc quản lý và vận hành các chi nhánh, nhà máy tại những thị trường khác nhau trong khu vực.
Ông Gabor Fluit – Tổng Giám đốc De Heus khu vực châu Á, cho biết: “Ở mỗi chi nhánh và nhà máy, chúng tôi có các hệ thống quản lý và vận hành khác nhau. Điều đó khiến mọi thứ rất phức tạp trong việc phân quyền và hợp nhất dữ liệu, dẫn tới sự tốn kém về thời gian, nhân lực, chi phí vận hành, gây ảnh hưởng đến năng suất cũng như những quyết định quan trọng”.
“Do đó, chúng tôi muốn tiêu chuẩn hóa định danh người sử dụng trên toàn bộ hệ thống cho mỗi đối tượng người dùng, như nhân viên hay người chăn nuôi khi truy cập trên tất cả các ứng dụng và dịch vụ của De Heus. Điều này giúp chúng tôi dễ dàng phân tích thông tin hành vi của từng đối tượng, để đưa ra những quyết định kinh doanh chính xác hơn” – ông Gabor nói.
Với chiến lược triển khai giải pháp đám mây toàn diện của Microsoft, De Heus đã xây dựng được hệ sinh thái kết nối nội bộ giữa các nhà máy ở các nước trên toàn cầu một cách an toàn, tức thời, không cần bên thứ 3 hỗ trợ.
Đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19, giải pháp này đã tối ưu hoá các quy trình làm việc, giúp doanh nghiệp xây dựng hệ sinh thái làm việc từ xa. Các chuyên gia, nhân viên chỉ cần 1 máy tính là có thể vào hệ sinh thái làm việc ở bất cứ đâu.
De Heus cũng xây dựng ứng dụng De Heus Mobile Apps để hỗ trợ, chia sẻ với khách hàng các thông tin cập nhật về sản phẩm, kiến thức dinh dưỡng, công nợ, chiết khấu, đặt hàng online, chọn nơi nhận hàng…
Trong giới xuất khẩu nông sản, gần đây Công ty CP Phúc Sinh (TP.HCM) nổi tiếng thành công với app bán hàng trực tuyến Kphucsinh, đồng thời ra mắt website với giao diện mới mẻ.
Video đang HOT
Thành lập năm 2001, đến nay Phúc Sinh Group đã trở thành nhà xuất khẩu hạt tiêu số 1 và là 1 trong 8 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê lớn nhất Việt Nam.
“Vua tiêu” Phúc Sinh đang sở hữu 6 nhà máy tại phía Nam và phía Bắc, cùng mạng lưới đại lý, đối tác trong chuỗi cung ứng phân phối thực phẩm chế biến sâu, tập trung trong 2 mặt hàng cà phê và hồ tiêu với hơn 50 nhãn hiệu sản phẩm. Phúc Sinh Group xác định chuyển số là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược đột phá kinh doanh để phù hợp với bối cảnh, xu thế mới.
Ông Phan Minh Thông – Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group cho biết: Ngày 5/11/2020, chúng tôi đạt bước tiến trong đầu tư công nghệ, đó là ra mắt giao diện website và Mobile App Kphucsinh. Đến nay Phúc Sinh đã kết nối với hàng trăm nhà sản xuất, bán hàng, phân phối lớn và trực tiếp nhập khẩu để đa dạng hóa các mặt hàng trên app, phục vụ nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
Sáng tạo, công nghệ giúp doanh nghiệp chớp thời cơ
“Dịch Covid-19 xảy ra, nó khiến chúng tôi phải sáng tạo, thay đổi chiến lược kinh doanh. Từ chỗ chỉ chăm chăm xuất khẩu, Phúc Sinh quay về đầu tư thị trường nội địa, nghiên cứu sản phẩm mới phù hợp thị hiếu tiêu dùng trong nước” – ông Thông chia sẻ.
Ông Phan Minh Thông – Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phúc Sinh cho biết, dịch Covid-19 đã kích thích doanh nghiệp sáng tạo, đẩy nhanh việc triển khai app bán hàng trực tuyến Kphucsinh và ra mắt nhiều sản phẩm mới cho thị trường nội địa. Ảnh: P.S
Theo đó, Phúc Sinh đã triển khai xây dựng phần mềm mua hàng trực tuyến. Khách hàng chỉ cần tải app về, thêm vài thao thác là có hàng Phúc Sinh giao tận nơi. Nhờ đó, Phúc Sinh vẫn bán hàng đều đặn, có lãi trong mùa dịch.
Trao đổi với phóng viên Báo NTNN, ông Thông cho rằng, làm nông nghiệp bây giờ không còn là “chân lấm tay bùn”. Đó là sáng tạo, áp dụng công nghệ 4.0 hay chuyển đổi số, để quản lý chặt chẽ nguyên liệu đầu vào, kiểm soát các tiêu chuẩn, tiết kiệm chi phí, khắc phục dần tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún… Về phía các doanh nghiệp, cần có sự đầu tư nhiều hơn về công nghệ, phần mềm để có thể tăng hiệu quả quản lý, sản xuất.
Trong khi đó, theo TS Phạm S – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, các doanh nghiệp Lâm Đồng đang tập trung chuyển đổi mạnh ở nông nghiệp thông minh. Chỉ cần vài thao tác trên điện thoại, chủ trang trại có thể vận hành hệ thống tưới thông minh mà không cần phải ra vườn.
Việt Nam cần có nhiều doanh nghiệp ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp thông minh với quy mô lớn, nhằm tạo ra nhiều nông sản có chất lượng cao, bảo đảm an toàn thực phẩm, để khai thác lợi thế tiềm năng thế mạnh của địa phương, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
Theo TS Phạm S, để chuyển đổi số trong nông nghiệp hiệu quả thì cần đi ngay, đi nhanh và đi chính xác. Đầu tư số hóa thì doanh nghiệp được hưởng lợi rồi sau đó là nông dân được hưởng lợi.
Vì sao ông Tỷ phú nông dân này khẳng định: Không số hoá được, nông dân sẽ "chết"?
Nhờ chăn nuôi theo chuỗi, mua gà giống của Bel Gà, thức ăn chăn nuôi của Tập đoàn De Heus, những tỷ phú nông dân, chủ HTX này chăn nuôi khép kín thuận lợi, không phải lo lắng đầu ra.
Đặc biệt, với công nghệ số, dù đi xa họ vẫn điều hành trang trại, xuất bán hàng nghìn con gà như thường.
Không số hoá được, nông dân sẽ "chết"?
Ông Lê Văn Quyết - Giám đốc HTX Nông nghiệp công nghệ cao Long Thành Phát (nông dân xuất sắc 2021 của tỉnh Đồng Nai) cho biết, HTX đang chăn nuôi gà trắng trong chuỗi liên kết với Tập đoàn De Heus, Bel Gà.
Ông Quyết cho biết: "Khi không có dịch, HTX nuôi được 5-5,5 lứa/năm, song hiện nay chỉ nuôi được 3-3,5 lứa/năm. Tuy nhiên, nhờ nuôi theo chuỗi liên kết nên giá bán gà của HTX không bị ảnh hưởng nhiều. Thời gian qua, trong khi giá gà trên thị trường xuống 6.000-7.000 đồng/kg, HTX vẫn bán được cho công ty đối tác với giá 25.000 - 28.000 đồng/kg".
Chia sẻ về quá trình 20 năm nuôi gà của bản thân mình, ông Quyết cho biết, trước đây tôi nuôi gia công cho các doanh nghiệp. Sau đó, có một số doanh nghiệp nước ngoài cần sản lượng rất lớn và sản phẩm phải có chất lượng đáp ứng xuất khẩu. Lúc này tôi có 400.000 con gà, xuất 10 ngày là hết. Nhưng doanh nghiệp cần 1 ngày phải có 30.000 con. Làm thế nào để đủ số lượng, chất lượng, lấy đâu ra? Bởi vì cần nguồn tài chính rất lớn.
Để giải quyết bài toán này, ông Quyết đã thành lập HTX, cùng các hộ thành viên liên kết chăn nuôi.
Ông Lê Văn Quyết - Giám đốc HTX Nông nghiệp công nghệ cao Long Thành Phát (nông dân xuất sắc 2021 của tỉnh Đồng Nai) bên trong trại gà của mình. Ảnh: Dân Việt
"Để có vốn, tôi vận động các hộ góp tiền, sau đó gom lại chừng 3-5 hộ/tổ hợp tác. Hiện HTX có 17 thành viên tham gia chính thức và 7 thành viên tham gia liên kết là công ty, trang trại "đủ tầm" có năng lực tài chính, kinh nghiệm sản xuất".
Ông Quyết cho biết, HTX ký hợp đồng liên kết với các doanh nghiệp lớn, như nhập giống của Bel Gà, cám của Tập đoàn De Heus để chăn nuôi gà phục vụ xuất khẩu sang Nhật Bản.
Giá thức ăn chăn nuôi tăng phi mã, Tổng Giám đốc De Heus Việt Nam dự báo khó hạ nhiệt
"Nhờ đó, trang trại của chúng tôi thuận lợi áp dụng quy trình chăn nuôi khép kín, tự động hoá. Đặc biệt là giảm bớt tác động bởi dịch bệnh cũng như khó khăn do dịch Covid-19" - ông Quyết nói.
Chia sẻ tại Diễn đàn Nông dân quốc gia chủ đề: Nông dân với chuyển đổi số nông nghiệp do Bộ NNPTNT phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, giao Báo Nông thôn ngày nay/Dân Việt tổ chức, ông Quyết khẳng định:
"Thực tế chăn nuôi, tôi nhận thấy một điều: Nông dân làm ăn nhỏ lẻ thì suốt đời không bao giờ giàu được, suốt đời khổ. Nhưng chả nhẽ có 1ha cũng đi mua máy bay điều khiển từ xa? Lời giải là chúng ta phải có cánh đồng mẫu lớn, nhiều hộ nông dân liên kết với nhau, nhiều nhà cùng thuê 1 máy bay về sử dụng".
Năm 2008, ông Quyết bỏ tiền ra mua thiết bị CPU với 1 hệ thống điều khiển từ xa phục vụ toàn bộ hệ thống trang trại gồm 4 dãy chuồng, nuôi được 20.000 con gà/dãy. Một CPU như vậy giá 20.000 USD, nhưng nếu bị hư thì phải vứt bỏ, rất lãng phí.
"Tôi thấy chuyển đổi số là tất yếu. Điều này càng thể hiện rõ hơn trong mùa Covid, nếu chúng ta không số hoá được là chết. Nhờ công nghệ số, tôi vẫn bao quát được trang trại. Nhờ kết nối mạng Internet, Zalo mà ngồi họp ở đây, tôi vẫn điều hành bình thường. Sáng nay chúng tôi vẫn xuất bán 30.000 con gà. Và trong khi khu này xuất bán, thì khu kia dọn vệ sinh, khu này cho ăn... Ngày nào cũng phải cập nhật, sản xuất theo kế hoạch" - ông Lê Văn Quyết cho biết.
Trang trại chăn nuôi lợn cụ kỵ, ông bà áp dụng công nghệ cao, thiết bị nhập khẩu từ châu Âu của Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn De Heus tại tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: P.V
Tỷ phú nông dân đến từ tỉnh Đồng Nai cũng phân tích: "Nhiều nhà xuất bán cùng 1 lúc, thì giá bán sẽ rất thấp. Để tránh gặp phải vấn đề này, HTX của chúng tôi luôn sản xuất theo kế hoạch. Hôm nay hộ này thả gà, ngày mai hộ khác thả. Như vậy, hôm nào cũng có gà bán.
Đã xây dựng được chuỗi rồi thì phải duy trì, vận hành trơn tru, giải quyết bài toán cung cầu. Chứ nếu chúng ta không kết nối được thì nhà nào cũng nuôi gà, trồng rau. Chuyển đổi số rất cần, nhưng việc tổ chức chuyển đổi số như thế nào để hiệu quả, bởi vì nông dân rất đông? Để làm được điều này, rất cần có sự tham gia hỗ trợ của các doanh nghiệp, ngành chức năng" - ông Quyết nêu vấn đề.
Chia sẻ về vấn đề này tại Diễn đàn Nông dân quốc gia, ông Vũ Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hùng Nhơn cho biết: Hiện nay chúng tôi đang áp dụng 349 tiêu chí GlobalGAP cho toàn bộ hệ thống trang trại chăn nuôi gà và heo, trong đó các trang trại gà đã đạt tiêu chí xuất khẩu thịt gà sang Nhật Bản.
"Chúng tôi áp dụng chăn nuôi theo chuỗi từ sớm, trong đó Bel Gà cung cấp con giống, còn Tập đoàn De Heus cung ứng thức ăn, chia sẻ các vấn đề kỹ thuật và đầu ra. Nhờ thực hiện chăn nuôi theo chuỗi, chúng tôi định hình được cách làm việc hiệu quả, hạn chế rủi ro" - ông Hùng cho biết.
Ông Vũ Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hùng Nhơn chia sẻ qua zoom về những lợi ích khi áp dụng công nghệ cao, chuyển đổi số cho toàn bộ hệ thống trang trại của mình.
Cũng theo ông Hùng, hiện toàn bộ hệ thống trang trại nuôi gà đều áp dụng công nghệ chuồng lạnh của Tập đoàn Big Dutchman (CHLB Đức), sử dụng hệ thống Silo nhập khẩu (nơi để lưu trữ và bảo quản nguyên vật liệu không đóng bao với số lượng lớn - NV). Tất cả các công đoạn trong suốt quá trình nuôi đều được tự động hóa, với tổng đàn gà hơn 3 triệu con/năm.
Ví dụ tại trang trại gà Thuỳ Thảo diện tích 20ha, từ nhiều năm nay chúng tôi đã nuôi gà theo mô hình chuồng lạnh, khép kín.
Khi dịch tả heo châu Phi, cúm gia cầm xảy ra, tôi xác định dịch bệnh do con người mang tới nên Hùng Nhơn đã hạn chế con người tiếp xúc với vật nuôi tại trang trại. Mã hoá trang trại theo công nghệ số, vì vậy giảm được rất nhiều chi phí, tăng hiệu quả kiểm soát, giúp công nhân ít phải tiếp xúc với nhau mà vẫn vận hành trơn tru.
"Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19, việc kết nối các trang trại, công ty thành viên qua nền tảng số càng cho thấy sự hiệu quả và cần thiết. Công nghệ số hoá giúp chúng tôi điều hành trang trại thuận lợi, tiết kiệm nhân công, thời gian, chi phí mà vẫn quản lý tốt dịch bệnh, tăng hiệu quả chăn nuôi.
Trang trại chăn nuôi gà lạnh của Tập đoàn Hùng Nhơn. Ảnh: P.V
Nhờ chăn nuôi theo chuỗi mà Tập đoàn Hùng Nhơn ít bị thiệt hại bởi sự đứt gãy chuỗi cung ứng, tiêu thụ do Covid.
"Hiện chúng tôi đang tiếp tục liên kết cùng các tập đoàn De Heus, Bel Gà triển khai các dự án chăn nuôi công nghệ cao tại Tây Nguyên, Tây Ninh, Đồng Nai..., đồng thời sẵn sàng liên kết, hỗ trợ các HTX, trang trại cùng chuyển đổi số" - ông Hùng cho biết.
Chuyển đổi số bắt đầu từ đâu?
Phát biểu tại Diễn đàn, ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho biết, ngành chăn nuôi cũng đã đặt mục tiêu chuyển đổi số cho hệ thống chăn nuôi. Quá trình này làm cách đây 4 năm.
Thời gian tới, để mã hóa toàn bộ các cơ sở trong chăn nuôi cũng cần phải có lộ trìn. Bởi chăn nuôi nhỏ lẻ của nước ta còn hơn 2 triệu hộ nuôi lợn, 8 triệu hộ nuôi gia cầm, 2 triệu hộ nuôi bò.
Luật Chăn nuôi quy định, cơ sở chăn nuôi phải khai báo cơ sở chăn nuôi của mình. Đối với các cơ sở lớn phải khai báo, cấp chứng nhận cơ sở để chăn nuôi. Để làm việc này, phải số hóa thì mới xử lý được. Chưa kể tới việc quản lý cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, giống.
Đối với nông dân, việc chuyển đổi số rất tiềm năng, tuy nhiên chuyển đổi số như thế nào để HTX, nông dân, trang trại thì cần phải có sự hướng dẫn, tiếp cận hiệu quả. Để chuyển đổi số thì phải bắt đầu từ các trang trại, bởi tại đây có đủ tiềm lực về tài chính, quy mô chăn nuôi.
"Chuyển đổi số làm từ trang trại lớn trước, sau đó đến vừa và nhỏ, bà con nông dân. Nội dung chuyển đổi số cần ưu tiên là gì? Theo tôi, chuyển đổi quy trình chăm sóc trước, sau đó là thương mại, tiếp đó là chuyển đổi giữa các lĩnh vực với nhau, như là thú y, thức ăn chăn nuôi, quy trình...
Chuyển đổi số không mới nhưng cũng không dễ với bà con nông dân. Sắp tới chúng tôi sẽ trình Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi, với hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển ngành giai đoạn 2021 - 2030, nhằm giúp hỗ trợ các tổ chức sản xuất, nông dân trong quá trình chuyển đổi số" - ông Tống Xuân Chinh khẳng định.
Việt Nam và Mỹ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp Ngày 22/9, Thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Quốc Doanh và Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Hội đồng Ngũ cốc Mỹ Ryan LeGrand đã chứng kiến lễ ký Biên bản ghi nhớ hợp tác kỹ thuật giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Bộ NN&PTNN) và Hội đồng Ngũ cốc Mỹ (USGC)...