Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp phát triển bền vững
Báo cáo của bộ phận IndustryLab của Ericsson cho thấy, nhờ chuyển đổi số và tự động hóa, các doanh nghiệp đã được chuẩn bị tốt hơn trước các tình huống gián đoạn, từ đó phát triển hiệu quả hơn.
Ericsson vừa công bố báo cáo mới về tương lai của doanh nghiệp “Future of Enterprises report”, trong đó nêu bật tầm quan trọng của sự chủ động và khả năng chống chịu của doanh nghiệp trong các tình huống gây gián đoạn.
Ericsson tin rằng việc chuyển đổi số và tự động hóa sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững hơn
Theo báo cáo này, 42% các nhà quản lý điều hành tin rằng trong tương lai gần, các doanh nghiệp của họ sẽ phải đối mặt với các tình huống gián đoạn kinh doanh do những thiên tai từ biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, bằng các hình thức chuyển đổi số, doanh nghiệp có thể ứng phó được với các nguy cơ này.
Điều khả quan là các doanh nghiệp đang rất nghiêm túc về quy hoạch khả năng chống chịu, 49% các nhà quản lý cho biết doanh nghiệp của họ có chiến lược rõ ràng để xử lý các tình huống gây gián đoạn, và tỷ lệ người lao động đã được chuẩn bị sẵn sàng cao gấp gần 8 lần so với số người chưa được chuẩn bị.
Trong đó, số hóa và tự động hóa là các yếu tố thúc đẩy sự sẵn sàng chuẩn bị này, khi 90% doanh nghiệp có chiến lược rõ ràng về khả năng chống chịu cho biết đã đầu tư mạnh mẽ vào các lĩnh vực đó.
Ngoài ra, thông qua phát triển các chiến lược chủ động hơn về khả năng chống chịu, doanh nghiệp có thể tích cực tiêu trừ các tình huống gián đoạn tiềm tàng, bằng cách đưa ra các tín hiệu cảnh báo trước về các sự kiện gián đoạn và tìm hiểu đầy đủ về tác động có thể có.
Trên thực tế, 6 trong số 10 nhà quản lý tin rằng các dịch vụ ứng dụng công nghệ AI và đào tạo tập huấn về khả năng chống chịu sử dụng công nghệ VR sau các sự kiện gián đoạn là những yếu tố quan trọng để xử lý các tình huống gián đoạn trong tương lai.
Video đang HOT
Báo cáo này cũng chỉ ra những lợi ích của 7 ý tưởng ứng dụng công nghệ thông tin để giúp các doanh nghiệp duy trì tính chống chịu và bền vững khi phải đối mặt với tình huống gián đoạn và giới thiệu các lộ trình khác nhau có thể đưa các doanh nghiệp trở thành những tổ chức có khả năng chống chịu cao hơn.
Patrik Hedlund, nghiên cứu viên cấp cao, bộ phận Consumer & IndustryLab tại Ericsson, cho biết: “Chiến tranh, khủng hoảng năng lượng, thảm họa tự nhiên, đại dịch. Thế giới của chúng ta ngày càng trở nên phức tạp và bây giờ chính là lúc cần triển khai ngay các chiến lược về khả năng chống chịu. Điều này trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với các doanh nghiệp, nếu như họ muốn duy trì năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững lâu dài. Mặc dù nhiều doanh nghiệp đã có chiến lược, nhưng báo cáo này nhấn mạnh vào nhu cầu rõ rệt của việc chuyển dịch từ khả năng chống chịu ngắn hạn trên cơ sở dự phòng sang chiến lược dài hạn”.
Chuyển đổi số những thành công bước đầu của mô hình Rạng Đông
Chiến lược chuyển đổi số Rạng Đông 2020-2025 tầm nhìn 2030 không nằm ngoài công cuộc chuyển đổi số quốc gia với vai trò duy trì, phát triển doanh nghiệp.
Đặc biệt sau đại dịch COVID-19, chuyển đổi số càng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn, là ưu tiên hàng đầu trong sản xuất - kinh doanh.
Biến thách thức thành cơ hội
Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (I - 4.0) làm thay đổi môi trường nhân loại xuất hiện thêm không gian số. Thời đại SMAC (gồm Social, Mobile, Analytics và Cloud), một sản phẩm mới hôm nay nhưng ngày mai đã có sản phẩm với công nghệ mới hơn thay thế. Thời kỳ Vuca - cạnh tranh địa chính trị gây biến động - bất định - phức tạp và mơ hồ ngày càng khốc liệt. Đối thủ cạnh tranh trong ngành Led với gần 6.000 nhà cung cấp LED tại Việt Nam gây bất đối xứng với sức mạnh công nghệ lôi kéo mạnh mẽ khách hàng của Rạng Đông. Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt đó, chuyển đổi số phải tạo năng lực thích ứng với môi trường và điều kiện cạnh tranh mới.
Ông Nguyễn Đoàn Kết - Phó Tổng giám đốc Công ty chia sẻ chiến lược chuyển đổi số Rạng Đông trong Chương trình Chuyển đổi số doanh nghiệp trong khuôn khổ hợp tác của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa kỳ USAID với Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam
Chuyển đổi số tại Rạng Đông là quá trình thay đổi mang tính chiến lược, là một hành trình với sự chuẩn bị từ sớm qua các lần chuyển đổi tầng công nghệ, đầu tư khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo được thực hiện từ 30 năm nay thông qua các kỳ thi đua sáng tạo trong Công ty, kết hợp giữa đội ngũ tinh hoa của Công ty với nguồn tri thức bên ngoài, thực hiện Open innovation với việc kết hợp, hợp tác với các tập đoàn công nghệ, các đối tác công nghệ trong và ngoài nước Amazon Web service, FPT, VNPT, Viettel... các viện, trường đại học. Bên cạnh đó là các tri thức tham khảo từ những mô hình chuyển đổi số thế giới Siemens, Microsofts, mô hình kinh doanh số DBM (Đại học MIT), 5 nền tảng công nghệ số của Gartner...
Vững vàng trên con đường Chuyển đổi số
Năm 2022 là giai đoạn mới của Chuyển đổi số Rạng Đông, sau bước vừa làm vừa học, ứng dụng, thử nghiệm một số công cụ số Rạng Đông đã thực hiện được các bước số hoá riêng lẻ, đồng bộ hoá từng phần giống như thực hiện mài giũa các bánh răng riêng lẻ. Bước vào giai đoạn 2022-2023, Rạng Đông đã thực hiện ghép các modul chức năng vào thành bộ máy hoàn chỉnh, các bánh răng đã khớp nối đồng bộ và bánh đà đã quay đưa Rạng Đông vượt qua những khó khăn suốt những năm 2020-2021.
Hiệu ứng bánh đà tăng trưởng
Để có được những kết quả này, Rạng Đông đã thực hiện 3 nội dung: Chuyển đổi số áp dụng 2 nguyên lý và 3 nguyên tắc; Chuyển đổi số đi vào cốt lõi gồm tái cấu trúc chất lượng sản phẩm và tái cấu trúc mô hình kinh doanh; Có cách làm và lộ trình phù hợp. Trong nội dung chuyển đổi số áp dụng hai nguyên lý đó là: chuyển đổi số là quá trình tự thay đổi một cách hệ thống; chuyển đổi số là quá trình đổi mới sáng tạo liên tục dựa trên dữ liệu và kết nối và 3 nguyên tắc:Tổng thể và toàn diện; Đồng bộ và từng thời kỳ có trọng tâm trọng điểm, đột phá; Chính chủ và lãnh đạo.
Mô hình kinh doanh số DBM của Rạng Đông
Rạng Đông đã thực hiện bài bản căn cơ có nghề, thấu hiểu những lý thuyết, hoàn cảnh thực tế của Việt Nam và lựa chọn cách làm, lộ trình phù hợp, làm thực và mang lại kết quả thiết thực. Gần 3 năm thực hiện chiến lược Chuyển đổi số còn rất mới mẻ, chưa có mô hình mẫu tại Việt Nam, Rạng Đông đã đã lập được mặt bằng tăng trưởng mới. Năm 2015-2020 tăng trưởng bình quân 8-10%/năm; Năm 2020-2022 hình thành mặt bằng tăng trưởng mới 15-20%/năm; Năm 2020 tăng trưởng 15,6%, năm 2021 tăng trưởng 16%; kết thúc 9 tháng năm 2022 Rạng Đông đã đạt tăng trưởng 18,9%.
Đến nay, chuyển đổi số Rạng Đông đã vượt qua được xác suất thất bại và bước đầu thành công (vượt qua xác suất thất bại 50-70% các doanh nghiệp khi Chuyển đổi số).
2022 Rạng Đông đã thiết lập mặt bằng tăng trưởng mới
Rạng Đông chuyển từ nhà sản xuất sản phẩm sang nhà cung cấp Sản phẩm & Dịch vụ, phát triển lĩnh vực Smart Home, Smart City & Smart Farm. Hệ sinh thái SP/DV - 4.0 Rạng Đông đã thương mại hoá, được người tiêu dùng Việt Nam đánh giá cao và nhận được các giải thưởng xếp hạng 5 sao, lĩnh vực: "Giải pháp Chiếu sáng G-S-HCL trong Tòa nhà/ Căn hộ Thông minh"; Xếp hạng 5 sao, lĩnh vực: "Giải pháp Chiếu sáng thông minh cho đường phố trong Thành phố Thông minh"; Giải pháp Chiếu sáng Thông minh và Nông nghiệp chính xác trong Nông nghiệp Công nghệ cao đã xuất sắc được công nhận "Giải thưởng Sao Khuê 2021". Năm 2022 Rạng Đông được xếp hạng TOP 50 doanh nghiệp lợi nhuận xuất sắc Việt Nam- giải thưởng của PROFIT 500 (do Việt Nam Report và Báo Vietnamnet bình chọn).
Rạng Đông cung cấp sản phẩm và giải pháp đồng bộ
Những thành công bước đầu trên chặng đường thực hiện chuyển đổi số Rạng Đông giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030 với nội dung trọng tâm là thay đổi chiến lược sản phẩm, thay đổi toàn bộ mô hình kinh doanh đã tạo tiền đề cho những thành công tiếp theo trên con đường chuyển đổi số.
Ngày 8/10/2022, Rạng Đông tổ chức sự kiện
Ngày hội sáng tạo - Techday 2022
Con đường chuyển đổi số Rạng Đông và những thành tựu bước đầu
Địa điểm: Hội trường công ty số 87 Hạ Đình - Thanh Xuân - Hà Nội.
Thông tin: https://rangdong.com.vn/nha-thong-minh-rang-dong.html
Để hạn chế rủi ro trong chuyển đổi số, doanh nghiệp cần nghĩ xa và triển khai theo cấp độ Việc trao đổi kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động chuyển đổi số của doanh nghiệp trong bối cảnh cần phải thích ứng với các phương tiện kỹ thuật số và khai thác các cơ hội mới là điều cần thiết cho sự tồn tại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong môi trường hậu Covid-19. Ngày 29/9 đã...