Chuyển đổi số giúp cơ quan, doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi
Phương pháp tiếp cận Data-Centric ( lấy dữ liệu làm trung tâm), bộ giải pháp tổng thể các nền tảng chuyển đổi số sẽ giúp các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thay đổi phương thức điều hành, từ cách truyền thống dựa trên nghiệp vụ đơn lẻ sang điều hành dựa trên số liệu.
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng chia sẻ về triển khai chuyển đổi số tại các đơn vị.
Từ thực tế đang triển khai chuyển đổi số tại địa phương, doanh nghiệp, ông Nguyễn Tử Quảng, Chủ tịch tập đoàn Bkav cho rằng: Xã hội kết nối ngày càng rộng, mỗi người dân đều có điện thoại trong tay, sử dụng công nghệ đại trà hơn, kết nối mọi lúc, mọi nơi… Do đó, chính quyền, doanh nghiệp đang đứng trước nhu cầu của người dân liên tục đổi mới, đối thủ thay đổi phương thức kinh doanh liên tục nên phải nắm bắt và đáp ứng kịp thời.
“Từ thực tế đó, về bản chất, chuyển đổi số là nhu cầu luôn thay đổi. Công nghệ và cách tiếp cận truyền thống sẽ không đáp ứng được vì một yêu cầu đưa ra vài tháng mới làm xong. Do đó, chỉ có thể là dùng các nền tảng tuỳ biến cấu hình để đáp ứng được ngay thì mới khả thi để triển khai thành công chuyển đổi số trong môi trường như ở Việt Nam”, ông Nguyễn Tử Quảng nhận định.
Bày tỏ sự đồng tình với cách tiếp cận chuyển đổi số bằng các nền tảng, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho biết: “Chuyển đổi số là một việc khó, việc mới và với cách tiếp cận dựa trên nền tảng chúng ta có hy vọng giải được câu chuyện mỗi khi cấp trên đặt ra đề bài, đặt ra yêu cầu để từ đó có thể đáp ứng được. Với cách tiếp cận nền tảng, chúng ta sẽ giải phóng được nhiều cơ quan, tổ chức khỏi công tác quản trị, vận hành các hệ thống thường ngày, họ sẽ chỉ đơn thuần là những người sử dụng, giống như dùng điện, nước. Và chỉ những người chuyên nghiệp nhất mới đảm trách việc quản trị, vận hành các nền tảng, hạ tầng. Có như vậy, chuyển đối số mới trở thành một việc dễ dàng”.
Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng, chuyển đổi số để thành công cần có 3 yếu tố là con người, kỹ năng và công cụ. Trong 3 yếu tố này, công cụ là yếu tố quan trọng. Bởi nếu chúng ta có 1 công cụ đúng thì có thể thay đổi được nhận thức, kỹ năng của mọi người, nghĩa là nhận thức và kỹ năng sẽ gắn vào công cụ.
Nhận định Việt Nam cần có thêm những doanh nghiệp công nghệ như Bkav, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho biết sắp tới sẽ giao Cục Tin hoc hoá lên kế hoạch làm việc lần lượt với các doanh nghiệp công nghệ lớn để đảm bảo rằng các doanh nghiệp cũng triển khai những bộ giải pháp phù hợp với các chiến lược quốc gia.
Video đang HOT
“Tôi hy vọng rằng, Việt Nam sẽ có tối thiểu 3 doanh nghiệp lớn có bộ giải pháp chuyển đổi số để các cơ quan, đơn vị lựa chọn, đồng thời cũng tạo cạnh tranh, giúp cho các doanh nghiệp công nghệ tốt hơn lên”, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng chia sẻ.
Chia sẻ về thực hiện chuyển đổi số tại địa phương, lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông các địa phương cho biết: Khó khăn nhất hiện nay là việc xây dựng “kho dữ liệu”, liên thông chia sẻ dữ liệu và bài toán làm sao dữ liệu đạt chuẩn chung để khi kết nối không bị lệch. Điều này rất cần sự hướng dẫn từ cấp Trung ương, giới thiệu mô hình. Bên cạnh đó là vấn đề đảm bảo an toàn thông thông tin khi kết nối dữ liệu. Do đó, mô hình mô hình Data-Centric, lấy dữ liệu làm trung tâm, bộ giải pháp tổng thể các nền tảng chuyển đổi số Bkav DX có thể triển khai cho cả khối Chính phủ và khối doanh nghiệp được các địa phương tham khảo trong quá trình triển khai.
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cũng đề nghị Cục Tin học hoá nghiên cứu mô hình triển khai trên thực tế của doanh nghiệp như Bkav để cùng nhận diện phương pháp thực hiện chuyển đổi số từ cơ sở để có những kinh nghiệm, góc nhìn khác hiểu rõ hơn về bản chất chuyển đổi số thực hiện sao cho hiệu quả.
Doanh nghiệp 'liệu cơm gắp mắm' để chuyển đổi số
Doanh nghiệp được xác định là hạt nhân trong thúc đẩy kinh tế số, một hợp phần quan trọng chuyển đổi số.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa yếu về nguồn lực nên việc triển khai trên thực tế đang theo từng giai đoạn hoặc từng phần.
Tăng hiệu suất làm việc
Công ty cổ phần Tập đoàn Austdoor với bộ máy hơn 1000 nhân sự cùng nhiều công ty thành viên, nhiều bộ phận làm việc vận hành liên kết là một thách thức lớn cho nhà quản lý trong quá trình giám sát tiến độ công việc một cách trọn vẹn về cả hiệu suất và tiến độ sản xuất - kinh doanh. Bà Ngô Thị Hà, Trưởng ban Kế hoạch Công ty cổ phần Tập đoàn Austdoor cho biết, trước khi sử dụng nền tảng công nghệ, công việc được phân bổ thủ công xuống nhân viên bên dưới. Tuy nhiên khi quy mô công ty ngày càng phát triển, các quản lý cấp trung dành khá nhiều thời gian để kiểm tra và theo sát báo cáo kết quả từng dự án. Việc tiếp nhận báo cáo không kịp thời tiến độ dự án, chưa sát với thị trường và thời điểm.
Một số đơn vị nông nghiệp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin. Ảnh: CTV
"Mới đây, khi triển khai ứng dụng Misa Amis, việc quản lý linh động, phân bổ nhân lực rõ ràng và thống nhất. Với giao diện trực quan, báo cáo tức thì giúp các quản lý tiết kiệm gần 70% thời gian điều hành. Trong đó việc báo cáo qua hệ thống tự đồng và đồng nhất giữa các phòng ban", bà Ngô Thị Hà chia sẻ.
Việc ứng dụng nền tảng phục vụ chuyển đổi số đang được các doanh nghiệp sử dụng để phục hồi sản xuất. Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội cho biết: Do tác động của dịch COVID-19, có tới 90% chủ doanh nghiệp nhận thức về chuyển đổi số do liên quan đến tái cơ cấu, nhu cầu thị hiếu khách hàng thay đổi. Đến nay, có tới 70% doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số nhưng với tiềm lực hạn chế nên nhiều đơn vị áp dựng chuyển đổi dần dần theo từng phân mảng.
"Dễ thấy là việc áp dụng chuyển đổi số thực hiện ở khâu thanh toán, dịch vụ, trong khi khâu quản trị, điều hành sản xuất thực hiện dần dần bởi liên quan lớn đến vốn đầu tư, hạ tầng công nghệ, con người sử dụng. Về lĩnh vực, thì đơn vị áp dụng nhanh nền tảng liên quan nhiều đến thương mại, dịch vụ du lịch... do các yếu tố tác động nhiều từ khách hàng đang thay đổi", ông Mạc Quốc Anh cho biết.
Theo thống kê, Việt Nam hiện có khoảng 785.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm 98% tổng số doanh nghiệp của cả nước và đóng góp khoảng 50% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 hơn 2 năm qua đã ảnh hưởng tiêu cực đến 90% doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhiều doanh nghiệp sụt giảm trên 50% doanh thu, khoảng 24% doanh nghiệp nhỏ và vừa tạm ngừng hoạt động, không có thị trường. Thêm vào đó, số lượng doanh nghiệp thành lập mới đã giảm 15%.
Để giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chuyển đổi số, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế, chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số đã được Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai từ tháng 1/2021. Chương trình đã xây dựng Cổng Smedx.vn để giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa kết nối được với 23 nền tảng số "Make in Việt Nam". Đồng thời, thông tin về các phương thức chuyển đổi số hiệu quả, phù hợp cũng thường xuyên được cập nhật trên Cổng Smedx.
Hỗ trợ doanh nghiệp
Trong năm 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cùng 63 tỉnh, thành triển khai chương trình thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số với mục tiêu kết nối với 30 nền tảng số Make in Viet Nam tham gia Chương trình; 30.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số, giải pháp số để chuyển đổi số; 200.000 chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa nhận được tin nhắn khuyến khích chuyển đổi số và giới thiệu Chương trình SMEdx; 15.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa được tư vấn đánh giá xác định mức độ chuyển đổi số.
Theo ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ TT&TT, nền tảng số là giải pháp đột phá để phổ biến, đưa công nghệ số trở thành một dịch vụ, thành một trong những yếu tố đầu vào cho sản xuất như điện, nước... và dùng bao nhiêu thì trả tiền bấy nhiêu. Bộ TT&TT sẽ đánh giá, lựa chọn những nền tảng số Việt Nam xuất sắc để giới thiệu đến doanh nghiệp. Theo đó, các nền tảng số được lựa chọn sẽ có chính sách 6 tháng miễn phí dùng thử cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, nếu ký hợp đồng 1 năm trở lên thì hỗ trợ miễn phí 6 tháng. Với các doanh nghiệp công nghệ số, Bộ TT&TT hỗ trợ đầu ra, mở rộng thị trường để các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm của mình ra thị trường tốt hơn.
Trong năm 2022, Bộ TT&TT sẽ cùng 63/63 tỉnh thành hình thành mạng lưới tư vấn kinh tế số và tổ chức mạng lưới tổ công nghệ số cộng đồng đến cấp xã để có đầu mối hỗ trợ người dân triển khai. Mạng lưới sẽ tổ chức bồi dưỡng, tập huấn để cho cán bộ các xã biết được ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của chương trình và hình thành lực lượng hỗ trợ tại chỗ để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ sản xuất kinh doanh từng xã để sử dụng những công cụ hỗ trợ chuyển đổi số đơn giản.
Điểm mới của SMEdx năm 2022 chính là bộ công cụ đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp (DBI). Bộ công cụ này sẽ được áp dụng triển khai đánh giá 3 nhóm doanh nghiệp: doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp lớn, tập đoàn và các tổng công ty.
Đây được coi là bộ công cụ, thước đo đánh giá mức độ sẵn sàng, mức độ chuyển đổi số của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh dùng chung trên cả nước. Qua đó, doanh nghiệp, nhất là khối doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chủ động dựa vào hiện trạng, đối chiếu với các tiêu chí trong bộ chỉ số này, từ đó xác định tình hình chuyển đổi số nội tại. Theo kế hoạch năm 2022, Bộ TT&TT cũng sẽ triển khai đánh giá mức độ chuyển đổi số của 100.000 doanh nghiệp trên toàn quốc dựa theo bộ công cụ này.
Kết quả đánh giá sẽ là cơ sở để hoàn thiện các chương trình hành động cụ thể, đánh chú ý là trong năm 2022, các doanh nghiệp sẽ nhận được nguồn hỗ trợ kinh phí chuyển đổi số từ ngân sách.
Chia sẻ về vai trò của các nền tảng số tại chương trình SMEdx, Ông Nguyễn Trọng Đường, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ TT&TT) cho rằng: "Nền tảng số giúp chuyển đổi số nhanh, chuẩn hoá quy trình và đổi mới hoạt động sản xuất-kinh doanh".
VITM Hà Nội 2022: Kết nối doanh nghiệp du lịch, dịch vụ trong giai đoạn phục hồi Hội chợ VITM Hà Nội 2022 sẽ được tổ chức từ ngày 31/3 đến 3/4 tại Cung Văn hóa Hữu Nghị Hà Nội, 91 Trần Hưng Đạo (Hoàn Kiếm, Hà Nội) với chủ đề "Bình thường mới - Cơ hội mới cho Du lịch Việt Nam". Hội chợ VITM Hà Nội là dịp quảng bá, giới thiệu sản phẩm mới, xu thế du...