Chuyển đổi số để cấp nước an toàn – Bài cuối: Cơ hội cho ngành nước phát triển bền vững

Theo dõi VGT trên

Nghị định 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch đã được ban hành trên 15 năm, Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 6/8/2014 của Chính phủ về thoát nướcxử lý nước thải, các văn bản dưới luật đến nay không còn phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam.

Chuyển đổi số để cấp nước an toàn - Bài cuối: Cơ hội cho ngành nước phát triển bền vững - Hình 1

Việc xây dựng hệ thống cống bao sông Tô Lịch và tuyến cống chính với mục tiêu cải thiện môi trường sống, hệ sinh thái tự nhiên và điều kiện vệ sinh tại các khu đô thị trung tâm của lưu vực sông Tô Lịch (Hà Nội). Ảnh minh họa: Tuấn Anh/TTXVN

Trong khi đó, nhiều vấn đề quan trọng của ngành nước lại chịu sự quản lý chồng chéo của các luật khác như Luật Tài nguyên nước, Luật Thủy lợi, Luật Đầu tư…

Để tạo một hành lang pháp lý giúp ngành nước phát triển ổn định, bền vững, Chính phủ đã đưa dự án xây dựng Luật Cấp, Thoát nước vào Chương trình hành động nhiệm kỳ 2021-2026. Để làm rõ hơn về vấn đề này, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch thường trực Hội Cấp thoát nước Việt Nam.

Trước tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh nhưng cơ sở hạ tầng chưa được quy hoạch đồng bộ, chính sách của ngành cấp thoát nước còn nhiều vướng mắc, chồng chéo, ông đ.ánh giá thế nào về vấn đề này?

Chính sách ngành nước gồm cấp nước và thoát nước (thoát nước mưa và thu gom xử lý nước thải). Hiện theo các Luật liên quan điều tiết nội dung này gồm: Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị như: Hạ tầng kỹ thuật khung là hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật chính cấp đô thị, bao gồm các trục giao thông, tuyến truyền tải năng lượng, tuyến truyền dẫn cấp nước, tuyến cống thoát nước, tuyến thông tin viễn thông và các công trình đầu mối kỹ thuật.

Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, đã lược bỏ các nội dung quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật vùng tỉnh, vùng liên tỉnh (được tích hợp trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh trong Luật Quy hoạch).

Quản lý nguồn nước (cấp nước, gồm nguồn nước tự nhiên và nguồn nước thông qua các công trình thủy lợi) được điều tiết bởi 2 luật: Luật Tài nguyên nước, Luật Thủy lợi. Luật Bảo vệ Môi trường quản lý các vấn đề xả thải gây ô nghiễm nguồn nước.

Ngoài ra còn các văn bản dưới Luật như: Về cấp nước có Nghị đinh 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; Nghị định 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 117/2007/NĐ-CP.

Về thoát nước có Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 6/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải; các thông tư hướng dẫn các nghị định; các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các tiêu chuẩn Việt Nam được Bộ Xây dựng ban hành.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập như: Nghị định (NĐ117/2007/NĐ-CP và NĐ124/2011/NĐ-CP) đã ban hành quá lâu (trên 15 năm) với căn cứ các luật đã hết hiệu lực và không còn phù hợp với yêu cầu, thực tế phát triển của ngành cấp nước, như các vấn đề xã hội hóa, cổ phần hóa trong đầu tư xây dựng, hệ thống cấp nước liên vùng, ứng phó biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, hạn hán, an ninh, an toàn nguồn nước, cấp nước an toàn,…

Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 6/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải. Nghị định này chỉ có các quy định chung cho thoát nước, chưa rõ các nội dung về thoát nước mưa; thoát nước và xử lý nước thải; các vấn đề đầu tư, xây dựng, quản lý vận hành hệ thống thoát nước, như trách nhiệm các cấp chính quyền, các tổ chức, người dân, nguồn lực đầu tư, chi phí chi trả cho dịch vụ nước mưa, nước thải và phòng, chống ngập úng đô thị… Như vậy ở cấp Luật, hiện chưa có luật chuyên ngành về cấp thoát nước, thời gian tới chúng ta cần xây dựng luật, sửa đổi các văn bản dưới luật hiện hành để triển khai thực hiện phù hợp.

Đô thị hóa, bê tông hóa tại các đô thị ngày càng nhanh, ngập lụt đô thị… ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống người dân, việc vận hành hệ thống thoát nước tại các đô thị vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Theo ông, ngành thoát nước cần phải có hướng đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ thoát nước như thế nào?

Hệ thống thoát nước các đô thị cơ bản là hệ thống thoát nước chung, chưa đồng bộ với phát triển đô thị, được xây dựng qua nhiều thời kỳ (nước mưa và nước thải chảy chung) ngoại trừ một số khu vực đô thị mới có đầu tư hệ thống thoát nước riêng, còn khu vực nông thôn thoát nước chủ yếu là tự thấm, chưa có hệ thu gom và xử lý nước thải.

Video đang HOT

Hơn nữa, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, quản lý thực hiện quy hoạch đô thị, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt hạ tầng thoát nước không đồng bộ…Tình trạng ngập úng đô thị xảy ra hầu khắp các đô thị với tần suất ngày càng gia tăng do mưa và thủy triều; đáng chú ý thường xuyên xảy ra tại các đô thị lớn: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ,… và các đô thị ven biển, cửa sông và thậm chí cả các đô thị trung du miền núi cũng xảy ra ngập úng.

Để giảm thiểu mức độ ngập úng tại các đô thị cần hiểu rõ các nguyên nhân gây ra ngập úng như: Hệ thống thoát nước không đủ năng lực thoát nước (chắp vá, xây dựng nhiều thời kỳ, xả rác, bảo trì,…); san lấp lấn chiếm sông rạch… đô thị phát triển bê tông hóa gia tăng lưu lượng nước vào các mạng lưới thoát nước; quy hoạch thoát nước còn hạn chế và đầu tư hệ thống thoát nước chưa được các cấp chính quyền quan tâm, đầu tư thiếu đồng bộ… và cả yếu tố ảnh hưởng gián tiếp do quản lý rừng thượng nguồn…

Biến đổi khí hậu, nước biển dâng, mưa bất thường (mưa cực đoan); các trận mưa có lượng mưa lớn vượt ngưỡng tính toán trước đây (30-50 mm) nay có trận mưa 100-150-200 mm (thậm chí có nơi lên tới 300-400 mm); hoặc mưa kéo dài cả ngày, nhiều ngày; các đô thị gần biển, ven biển còn có tác động nước biển dâng…

Vì thế, thời gian tới cần đưa ra các giải pháp chính như: Về quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị: cần rà soát các quy hoạch đô thị, các quy hoạch liên quan (quy hoạch thủy lợi,…); cần không gian chứa nước, thoát nước các khu vực đô thị, vùng ven các đô thị nhằm kiểm soát nước khi mưa lũ. Trong các đô thị cần bảo tồn và phát triển các vùng xanh tự nhiên và tạo thêm các vùng xanh ít nhất phải đạt trên 20% quy mô đô thị; phát triển đô thị tạo khoảng đệm (vùng cây xanh) các khu đô thị (đô thị cũ và đô thị mới); xây dựng các hồ điều hòa có quy mô phù hợp theo các lưu vực thoát nước; kết hợp các giải pháp thoát nước phù hợp theo từng lưu vực, các giải pháp thoát nước bền vững: thu nước nhanh và thoát nước chậm – tái sử dụng nước, bổ cấp nguồn nước…

Các cấp chính quyền đô thị cần quan tâm xây dựng kế hoạch phân bổ kinh phí, tổ chức thực hiện quy hoạch cao độ nền và thoát nước; duy tu bảo dưỡng, đầu tư xây dựng mới, quản lý vận hành hệ thống thoát nước, bảo vệ, phát triển các vùng xanh đô thị,…bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn.

Bên cạnh đó, việc tổ chức thực hiện quy hoạch thoát nước cần thực hiện giải pháp cho từng lưu vực (quy mô 300-500 ha) kết hợp với các giải pháp toàn đô thị và cả lưu vực theo quy hoạch thủy lợi. Các bộ, ngành liên quan cần có các chính sách phối kết hợp; sớm xây dựng và ban hành Luật Cấp thoát nước đảm bảo hành lang pháp lý trong phát triển ngành cấp thoát nước.

Đồng thời, xây dựng các cơ sở dữ liệu về điều kiện tự nhiên, đặc biệt các số liệu tần suất mưa theo các vùng, miền phục vụ công tác tính toán dự báo hệ thống thoát nước các đô thị. Kết hợp trong dự báo, tính toán quy hoạch thoát nước đô thị và quy hoạch thủy lợi, quy hoạch thoát lũ theo lưu vực sông và kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng đã được công bố.

Nhằm thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp cấp thoát nước Việt Nam, với nhà trường, các viện nghiên cứu, các trung tâm khoa học và công nghệ, các công ty cấp, thoát nước cần triển khai những nhiệm vụ trọng tâm nào đề xuất các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng và ban hành các chính sách phù hợp với thực tiễn, thưa ông?

Các vấn đề được đặt ra khi ban hành các chính sách ngành nước có tính thực tiễn như: Các doanh nghiệp cấp thoát nước cần tổng hợp, đ.ánh giá các vấn đề vướng mắc, hạn chế trong thực tế triển khai không chỉ việc tổ chức thực hiện mà cả các vấn đề công nghệ, vận hành; quản trị doanh nghiệp, tài sản, mô hình tổ chức hoạt động… đặt hàng với các viện, trường, các trung tâm nghiên cứu (cả trong và ngoài nước).

Các viện, các trường, các trung tâm nghiên cứu sẽ nghiên cứu các vấn đề được đặt ra từ các doanh nghiệp (trên cơ sở khoa học, thực tiễn và cả kinh nghiệm các nước) để có thể đưa ra các giải pháp phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Kết quả phối hợp của các doanh nghiệp ngành nước sẽ là tài liệu tham khảo quan trọng đối với các cơ quan quản lý trong quá trình soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật của ngành cấp thoát nước;

Một vấn đề quan trọng trong quy trình lấy ý kiến góp ý hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật các doanh nghiệp ngành nước cần nghiên cứu kỹ và đóng góp ý kiến các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trước khi ban hành.

Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, giúp nâng cao năng suất lao động và quản trị hiệu quả, theo ông, thời gian tới ngành nước nói chung, ngành cấp thoát nước nói riêng cần tiến hành thực hiện vấn đề này như thế nào?

Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của Việt Nam (theo Quyết định số: 749/QĐ-TTG-phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030″) và trong đó các doanh nghiệp ngành nước không loại trừ.

Thực hiện chuyển đổi số trong các doanh nghiệp cấp nước thực tế nhiều các công ty cấp nước đã và đang triển khai, điển hình như Công ty cấp nước Bà Rịa-Vũng Tàu, Hải Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương,…

Đối với các doanh nghiệp thoát nước (Công ty Môi trường) còn hạn chế; trên thực tế khi đầu tư xây dựng hê thống thoát nước đô thị đồng bộ sẽ thực hiện chuyển đổi số thuận lợi và phù hợp. Mặt khác các công ty thoát nước không phải các đơn vị chủ đầu tư hệ thống thoát nước mà chỉ được thuê vận hành theo hợp đồng dịch vụ (có thời hạn) cũng là hạn chế trong chuyển đổi số ngành thoát nước đô thị.

Một trong những vấn đề cần được quan tâm đối với ngành nước trong chuyển đổi số là vấn đề xây dựng cơ sở dữ liệu ngành thống nhất và xây dựng phần mềm quả lý thống nhất toàn ngành sẽ đồng bộ quản lý ngành cấp nước từ nguồn nước – xử lý (sản xuất) – phân phối (kinh doanh) của các doanh nghiệp. Đây cũng là nội dung cần được quan tâm trong quá trình soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật ngành nước trong thời gian tới.

Để tạo một hành lang pháp lý giúp ngành nước phát triển ổn định, bền vững, Chính phủ đã đưa dự án xây dựng Luật Cấp, Thoát nước vào Chương trình hành động nhiệm kỳ 2021- 2026, theo ông, Việt Nam cần hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước như thế nào?

Về quản lý, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước được quy định của pháp luật tại Luật Tài nguyên nước 2012 hiện nay đang dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Hội Cấp thoát nước Việt Nam đã nhận được dự thảo và đã tham gia góp ý tại hội thảo tại thành phố Hạ Long và Hội đã có kế hoạch tổ chức hội nghị các công ty, doanh nghiệp ngành nước góp ý dự thảo luật tài nguyên nước (sửa đổi) với đơn vị soạn thảo.

Theo đó, một số nội dung chính góp ý cần làm rõ hoặc tránh sự giao thoa, chồng chéo đối với luật chuyên ngành như: Làm rõ tránh nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước; quản lý chất lượng nguồn nước phục vụ cho các ngành khi khai thác sử dụng tài nguyên nước; lược bỏ các quy định sử dụng tài nguyên nước sau khi được phép khai thác. Các nội dung này để các luật chuyên ngành quy định sẽ cụ thể, phù hợp hơn và tránh việc chồng chéo các luật; quy định trách nhiệm bổ cập tài nguyên nước.

Trân trọng cảm ơn ông!

Chuyển đổi số để cấp nước an toàn - Bài 1: Những 'khoảng trống' trong xử lý nước thải đô thị

Trong bối cảnh ngành nước của Việt Nam đang đứng trước những yêu cầu ngày một cao về chất lượng nước sạch, cấp nước an toàn đảm bảo đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, phát triển kinh tế đến những tác động của quá trình đô thị hóa tăng nhanh, sự ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu...

Phóng viên TTXVN xin giới thiệu hai bài viết liên quan đến chủ đề: "Chuyển đổi số để cấp nước an toàn".

Bài 1: Những 'khoảng trống' trong xử lý nước thải đô thị

Theo Quyết định số 589/QĐ-TTg, mục tiêu, định hướng phát triển thoát nước của Việt Nam được điều chỉnh, trong đó đến năm 2025, tỷ lệ phạm vi phục vụ của hệ thống thoát nước đô thị trên 80%, tỷ lệ nước thải tại các đô thị được thu gom và xử lý 20-50%, tỷ lệ nước thải các làng nghề được thu gom và xử lý trên 80%, riêng tỷ lệ nước thải bệnh viện và nước thải các khu đô thị được xử lý 100%. Đến năm 2050, cả 4 chỉ số này đều phải đạt 100%.

Quản lý vận hành hệ thống thoát nước nhiều bất cập

Chuyển đổi số để cấp nước an toàn - Bài 1: Những khoảng trống trong xử lý nước thải đô thị - Hình 1
Kênh mương thoát nước thải tại ngõ 409 Tam Trinh (quận Hai Bà Trưng). Ảnh minh họa: Đăng Sơn/Báo Tin tức

Hiện hệ thống thoát nước các khu dân cư thuộc các đô thị lớn, các lưu vực sông chủ yếu là hệ thống thoát nước chung. Tỷ lệ đấu nối, thu gom nước thải của hệ thống thoát nước bao phủ trung bình là 64%. Tỷ lệ đường ống trên đầu người còn thấp so với các đô thị trên thế giới, trung bình khoảng dưới 0,5 m/người so với thế giới là 2 m/người. Riêng tỷ lệ thu gom xử lý nước thải mới chỉ đạt khoảng 15% với 71 nhà máy xử lý nước thải tập trung trên cả nước đã đi vào vận hành có tổng công suất thiết kế khoảng 1,38 triệu m3/ngày.

Ngoài ra, hệ thống thoát nước các đô thị, các khu dân cư được đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách hoặc các nguồn vốn khác là tài sản công được các cấp chính quyền theo phân cấp quản lý và dịch vụ thoát nước là dịch vụ công ích. Chính quyền giao cho các doanh nghiệp thoát nước quản lý vận hành theo hình thức đấu thầu hoặc giao nhiệm vụ. Cùng với đó, với tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng, đồng nghĩa với việc gia tăng mặt phủ bê tông hóa; cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ theo quy hoạch và chưa đáp ứng nhu cầu phát triển. Mặt khác cơ chế, chính sách quản lý thoát nước còn thiếu và thực tế còn nhiều vướng mắc, chồng chéo, dẫn tới việc đầu tư, xây dựng, quản lý vận hành hệ thống thoát nước ngày càng khó khăn, đặc biệt đối với tình trạng ngập úng tại các đô thị, ô nhiễm các nguồn nước và ứng phó với biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra ngày càng phức tạp, khó lường.

Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến Dự thảo Luật Tài nguyên Nước (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ khắc phục những tồn tại, bất cập đặt ra trong quá trình thi hành Luật Tài nguyên nước năm 2012, xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật đồng bộ, tổng hợp, thống nhất về quản lý tài nguyên nước, đảm bảo an ninh tài nguyên nước.

Bên cạnh những giải pháp về chính sách, đầu tư nâng cấp hạ tầng thoát nước, việc tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân, tránh xả rác bừa bãi, xả rác vào hệ thống thoát nước gây tắc nghẽn kênh rạch, cống thoát nước cũng đặc biệt quan trọng. Những giải pháp này sẽ giải quyết được những bất cập còn tồn tại trong ngành thoát nước nói chung, cũng như san sẻ phần nào những khó khăn, vất vả của người công nhân trong việc bảo trì, vận hành hệ thống thoát nước nói riêng.

Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng
Cung cấp nước liên tục, ổn định với chất lượng ngày càng tốt hơn, cùng với đó, đảm bảo an toàn cấp nước, nâng cao chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hướng tới chuyển đổi số, xây dựng hệ thống cấp nước thông minh là nhiệm vụ trọng tâm đang được Công ty Cổ phần cấp nước Bình Dương triển khai.

Tại Nhà máy nước Tân Hiệp (Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ và đô thị Bình Dương), Công ty Cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase) vừa qua đã đưa vào hoạt động Nhà máy nước Tân Hiệp mở rộng, với công suất tăng thêm 100.000m3/ngày đêm. Dự án này đã nâng tổng công suất cấp nước của Nhà máy nước Tân Hiệp lên 250.000m3/ngày đêm, góp phần cung cấp nước đầy đủ cho khu vực thành phố mới Bình Dương (thành phố Thủ Dầu Một), thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên và vùng lân cận.

Các công nghệ mới như công nghệ biến tần và khởi động mềm cho các tổ máy bơm; công nghệ lắng lamen, công nghệ đan lọc HDPE trọng lực; phần mềm quản lý tài sản, thiết bị giám sát chất lượng và áp lực nước, điều khiển van phân vùng cấp nước... đã giúp Công ty tăng cường hiệu quả và tiết kiệm điện năng, giảm chi phí nhân công, bảo đảm chất lượng nước, cũng như đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân.
Ông Nguyễn Văn Triệt, Quản đốc chi nhánh Nhà máy nước Tân Hiệp (Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ và đô thị Bình Dương) cho biết, công nghệ cao vận hành ngoài giám sát trên camera thì còn giám sát được trên điện thoại di động của nhân viên vận hành. Việc giám sát trên điện thoại di động đối với nhân viên vận hành bất kể đang ở bất cứ đâu thì vẫn nắm bắt được chất lượng nước và đảm bảo lưu lượng cho khách hàng. Về phần nhân lực giai đoạn cũ thì một giai đoạn phải hai người, còn đối với giai đoạn mới thì chỉ cần một người trong cả khâu cấp nước đầu vào và nước cấp đầu ra.

Để người dân thay đổi thói quen sử dụng thanh toán điện tử thay vì thanh toán bằng t.iền mặt, ngành nước ở Bình Dương tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân có thể tiếp cận cài đặt các ứng dụng, dịch vụ thanh toán trực tuyến thông qua các ngân hàng, các đối tác thu hộ trung gian, góp phần hoàn thành 100% việc xóa thu trực tiếp, thu t.iền mặt trong thời gian tới. Việc áp dụng hình thức thanh toán t.iền nước trực tuyến, giúp công ty có thể quản lý dòng t.iền thu về nhanh chóng, chính xác và an toàn hơn. Đặc biệt đã giúp công ty tiết giảm đến 50% chi phí so với cách thu t.iền trực tiếp.

Chị Nguyễn Thị Lan Anh, người dân phường Phú Hòa, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, chia sẻ: Hàng tháng như vậy thì việc thông báo t.iền điện, t.iền nước đều qua điện thoại, hoặc mạng internet sẽ đỡ mất thời gian hơn, người thu t.iền nước cũng không phải đến từng nhà nữa. Bình thường thì tôi sẽ đi đóng ở những địa đ.iểm gần nhà nhất, hoặc là qua ứng dụng điện thoại. Hiện tại khi nước nhà tôi có sự cố, tôi chỉ cần gọi điện thoại một đến hai tiếng sau là vấn đề đã được xử lý. Ngoài ra, tôi có thể theo dõi số nước tháng trước và tháng sau qua internet để có thể kiểm soát việc sử dụng nước của gia đình.

Ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Nước-Môi trường Bình Dương (BIWASE) chia sẻ: Lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã và đang rất tạo thuận lợi trong cơ chế; Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng châu Á cũng đưa ra các cơ hội ưu đãi trong việc vay vốn. Công ty bây giờ không sử dụng nhân lực, tất cả đều hoàn toàn tự động. Công nghệ được công ty tham khảo qua những hội thảo, hội chợ, và công ty tiếp cận những công nghệ mới, ứng dụng vào ngành nước để đuổi kịp thế giới. Việc áp dụng công nghệ sẽ làm giảm chi phí cũng như có độ chính xác rất cao. Công ty cũng tự động hóa trong vấn đề thông báo khách hàng về chi phí sử dụng nước để tạo thuận lợi cho việc khách hàng thanh toán. Công ty đang phấn đấu cấp nước cho toàn tỉnh Bình Dương từ vùng nông thôn cho đến thành thị được sử dụng nguồn nước chất lượng.

Khi ứng dụng công nghệ thông tin thì nguồn nhân lực được tiết kiệm, Công ty sẽ tái cấu trúc nguồn nhân lực. Các nhân viên vận hành, sửa chữa thiết bị sẽ được công ty chuyển qua đào tạo làm dịch vụ khách hàng, hoặc là chăm sóc khách hàng để việc đấu nối các thiết bị nước được nhanh chóng hơn.

Có thể thấy, phát triển khoa học công nghệ, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao là cốt lõi, giúp các doanh nghiệp cấp thoát nước làm được nhiều việc với nguồn tài nguyên hạn chế, mang lại hiệu quả cao với chi phí đầu tư thấp.

Phòng, chống thất thoát, thất thu nước sạch

Thời gian qua, ngành nước tỉnh Hòa Bình đã nâng cao công tác chống thất thoát nước bao gồm: Đổi mới chính sách, nâng cao quản lý chất lượng vật tư, chuyển đổi số trong quy trình hoạt động... Được thành lập từ năm 1960 với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là khai thác, xử lý và cung cấp nước sạch phục vụ nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, Công ty cổ phần nước sạch Hòa Bình luôn xác định thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị mà UBND tỉnh Hòa Bình giao là cung cấp đủ nước sạch trên địa bàn và hiệu quả kinh doanh:

Lấy thu bù chi, đảm bảo có lãi, đóng góp một phần vào ngân sách nhà nước và tạo việc làm, thu nhập cho người lao động. Để thực hiện song hành tốt hai nhiệm vụ, đồng thời chú trọng đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch ngày càng lớn và tăng cường chất lượng dịch vụ cấp nước, trong những năm qua căn cứ vào nhu cầu sử dụng nước của nhân dân, Công ty đã không ngừng đầu tư mở rộng nhà máy cũng như hệ thống đường ống để phục vụ nhân dân và tăng cường chống thất thu, thất thoát nước.

Ông Nguyễn Duy Hùng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần nước sạch Hòa Bình chia sẻ: "Trong những năm qua, Công ty đã thực hiện một số giải pháp về chuyển đổi số như nâng cao các dịch vụ cấp nước cho nhân dân trên địa bàn thành phố Hòa Bình cũng như các huyện trong tỉnh. Về phương án kỹ thuật, chúng tôi lắp đặt các hệ thống sensor kiểm soát áp lực trên toàn thành phố để kiểm soát áp lực cho nhân dân, đảm bảo khu vực xa, cũng như khu vực gần áp lực nước cung cấp được đảm bảo. Kiểm soát đến các đồng hồ nhân dân, thực hiện kiểm soát hàng ngày, đảm bảo áp lực nước cấp cho người dân".

Để đảm bảo cấp nước sạch an toàn, liên tục, ổn định với số lượng ngày càng lớn và chất lượng đúng quy chuẩn trong thời gian tới, tỉnh Hòa Bình sẽ tiếp tục tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch, bảo đảm cấp nước an toàn, liên tục, qua đó đảm bảo việc cung cấp nước sạch an toàn, ổn định cho nhân dân trong khu vực sử dụng nguồn nước sạch Sông Đà, ông Nguyễn Duy Hùng nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Văn Vi, Tổ trưởng Tổ dân phố số 7, phường Tân Hòa, thành phố Hòa Bình, cho biết, giữa người dân và lãnh đạo địa phương kết hợp với công ty nước sạch, trước hết đảm bảo nguồn nước sạch cho người dân. Người dân thực hiện tốt việc dùng nước và tiết kiệm nước. Qua góp ý của người dân, hiện Công ty đã thay 80% ống kẽm bằng ống nhựa; từ khi thay bằng ống nhựa thì đảm bảo nguồn nước sạch cho người dân.

Theo ông Nguyễn Tiến Ngọc, phường Tân Hòa, thành phố Hòa Bình, "Trong quá trình sử dụng nước của công ty nước sạch, gia đình chúng tôi thực hiện tiêu chí bảo đảm nước sạch hợp vệ sinh. Còn các hộ gia đình thì vận động, tuyên truyền dùng nước tiết kiệm để tránh thất thoát; người dân thấy chỗ nào dò rỉ thì kịp thời báo cho công ty nước"...

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hai cháu bé mất liên lạc ở Lào Cai: Uống nước trong téc để duy trì sự sống
21:57:54 02/07/2024
Cháy nhà ở kết hợp kinh doanh đồ chơi xe điện ở Hà Nội lúc rạng sáng
09:39:13 03/07/2024
Cháy xe bồn chở xăng trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, một người không qua khỏi
15:58:27 03/07/2024
Hà Nội: Phát hiện camera giấu kín trong ổ điện nhà vệ sinh
15:19:25 03/07/2024
Xe bồn chở xăng bốc cháy dữ dội trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng sau tai nạn
09:39:22 03/07/2024
Phát hiện người đàn ông t.ử v.ong tại bãi tắm Thùy Vân - Vũng Tàu
20:56:10 02/07/2024
Bắc Kạn chủ động ứng phó với đợt mưa lớn
11:41:26 04/07/2024
Hà Giang: Khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lớn gây ngập úng cục bộ
13:33:54 04/07/2024

Tin đang nóng

Midu đăng tâm thư xin lỗi sau đám cưới, Sam lộ cảnh "sượng trân" liền đáp trả
13:49:51 04/07/2024
Vụ mất 26,5 tỷ trong tài khoản: bị hại "trắng tay", ngân hàng hết trách nhiệm
15:11:14 04/07/2024
Hồ Ngọc Hà đưa 3 nhóc tỳ nghỉ hè ở Pháp, bức ảnh Subeo và Kim Lý thành tâm điểm vì chi tiết này
14:22:45 04/07/2024
Nam Em công khai ảnh cưới, khoe hạnh phúc bên Bùi Hữu Cường, CĐM tố gian xảo
14:36:00 04/07/2024
Á hậu Phương Nhi sắp gả vào hào môn, liền quên quá khứ dứt áo khỏi Sen Vàng?
13:34:12 04/07/2024
Midu xin netizen đừng chỉ trích vì 1 hành động sau đám cưới
14:17:49 04/07/2024
Mẹ Ngô Diệc Phàm cạn t.iền, tìm cách thanh lý hết tài sản khi con trai đang ở tù
15:36:47 04/07/2024
Cặp đôi Vbiz lần đầu đối mặt hậu ly hôn, đàng trai bị soi làm 1 việc không ai ngờ
15:08:43 04/07/2024

Tin mới nhất

Bến Tre: Xây dựng bờ bao chống ngập gây sạt lở, thiệt hại cho người dân

14:59:07 04/07/2024
Chủ đầu tư dự án cho biết, ngay sau khi nhận được phản ánh của người dân, chủ đầu tư cùng đơn vị thi công đã tiếp xúc với các hộ bị ảnh hưởng với tinh thần cầu thị để tìm hướng giải quyết.

Các địa phương triển khai kịp thời công tác ứng phó với mưa lớn

13:37:57 04/07/2024
Để chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở, tránh thiệt hại cho nhân dân, UBND tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo các sở, ngành theo chức năng, nhiệm vụ tập trung ứng phó với thiên tai.

Cháy 2.000 m2 nhà xưởng cho thuê tại Khu công nghiệp Nam Tân Uyên

11:38:52 04/07/2024
Đến 23 giờ 10 phút, đám cháy đã cơ bản được khống chế. Hiện, lực lượng phòng cháy, chữa cháy đang dồn toàn lực để dập tắt hoàn toàn vụ cháy.

Miền Bắc có nơi mưa lớn gần 500mm, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất

19:17:05 03/07/2024
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn quốc gia cho biết, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp với vùng áp thấp nóng phía Tây, từ chiều qua (2/7) đến chiều nay (3/7), mưa lớn đã bao phủ nhiều khu vực ở miền Bắc.

Mưa lớn gây ngập úng cục bộ tại Hà Giang

16:40:30 03/07/2024
Tại thành phố Hà Giang, mưa lớn kéo dài khiến 4 điểm bị ngập úng cục bộ, chủ yếu ở khu vực đường Lý Tự Trọng và các phường Trần Phú, Minh Khai và Ngọc Hà.

Cùng dân phòng, chống sốt xuất huyết

08:51:10 03/07/2024
Chính nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, nhất là tăng cường công tác tuyên truyền, nên ý thức phòng, chống SXH của người dân ngày càng nâng lên.

Làm rõ vụ taxi chạy ngược chiều, lạng lách trên đường Phạm Hùng

21:51:03 02/07/2024
Tối 2/7, Phòng CSGT Hà Nội cho biết, đơn vị đã phối hợp với Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) làm rõ được đối tượng có hành vi điều khiển xe taxi chạy ngược chiều và lạng lách ô tô gây náo loạn trên đường Phạm Hùng.

Thăm hỏi các nạn nhân vụ xe khách lao xuống vực ven Quốc lộ 28

13:00:14 02/07/2024
Vào thời điểm xảy ra tai nạn, trên xe có 45 hành khách và tài xế, phụ xe. Rất may, vụ tai nạn chỉ khiến một số hành khách bị thương.

Xoá tư cách Phó Chủ tịch quận Thanh Xuân liên quan đến vụ cháy chung cư mini

12:58:16 02/07/2024
Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với Nghiêm Quang Minh (44 t.uổi, chủ chung cư mini nơi xảy ra vụ cháy) về tội Vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy.

Vụ sập hang động tại Bắc Kạn: Đưa t.hi t.hể nạn nhân cuối cùng ra ngoài

12:56:02 02/07/2024
Nạn nhân được xác định là anh M.V.T (trú tại xã Thuần Mang, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn). Do toàn bộ khu vực sự cố bị che lấp bởi các tảng đá lớn, lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã quyết định tiếp cận nạn nhân từ phía trên cửa hang.

Phú Thọ: Xử lý khẩn cấp sự cố sạt lở bờ sông Đà tại xã Dân Quyền

12:52:37 02/07/2024
Công trình dự kiến khởi công từ đầu tháng 7/2024, yêu cầu xử lý khẩn cấp, có khối lượng thi công lớn, thời gian thi công ngắn (hoàn thành xong trước ngày 30/10).

Điều tra nguyên nhân vụ cháy tại cửa hàng đồng giá ở Bình Dương

12:46:36 02/07/2024
Trước đó, vào lúc 18 giờ 32 phút ngày 1/7, Công an tỉnh Bình Dương nhận tin báo xảy ra cháy tại hộ kinh doanh cửa hàng đồng giá, địa chỉ số 164/10A, đường Lê Hồng Phong, khu phố Đông Thành, phường Tân Đông Hiệp, thành phố Dĩ An.

Có thể bạn quan tâm

Mẹ của Nine Naphat - người được tìm kiếm nhiều nhất lúc này, là ai?

Sao châu á

18:07:43 04/07/2024
Sau buổi họp báo, bên cạnh hai nhân vật chính thì thông tin về mẹ của tài tử Nine Naphat cũng được quan tâm, bởi bà là một trong những người có ảnh hưởng lớn đến chuyện tình cảm trước đây của cặp đôi.

Vô tình gặp người bạn học cũ lại phát hiện quá khứ kinh hoàng của chồng và thân phận thật sự về đứa con mà tôi luôn coi như bảo bối

Góc tâm tình

18:06:06 04/07/2024
Mọi thứ trước mặt tôi như sụp đổ, tôi đau đớn vô cùng với quá khứ của chồng. Tôi âm thầm đi xét nghiệm ADN thì đúng là chồng tôi và con gái có quan hệ cha con.

Bạn gái tin đồn Win Metawin: Nữ chính phim "bách hợp" có body căng đét dù style khá nhẹ nhàng

Phong cách sao

18:04:31 04/07/2024
Ngày 3/7, cộng đồng mạng Việt Nam lẫn quốc tế được một phen bất ngờ bởi tin đồn hẹn hò của nam thần xứ chùa vàng Win Metawin được nổ ra. Trong những hình ảnh được chia sẻ, cặp đôi được bắt gặp đang cùng nhau mua sắm và dạo phố tại Hàn Q...

Tóc giả làm từ thân chuối tại châu Phi

Thế giới

17:58:42 04/07/2024
Gần một thập kỷ sau, ở t.uổi 42, Tumusiime là giám đốc điều hành và đồng sáng lập của Cheveux Organique, công ty sản xuất tóc nối và tóc giả làm từ sợi chuối.

Dân mạng rần rần ủng hộ Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai vì là "hàng real" mua bản quyền!

Tv show

17:44:45 04/07/2024
Khi tạm gác sự nổi tiếng, nét đặc biệt cá nhân để làm việc cùng nhiều người khác thì các anh tài sẽ ra sao - đó là sự tò mò mà khán giả chờ đợi ở Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai.

Taylor Swift bị nói là hình mẫu xấu, netizen phẫn nộ, đáp trả gay gắt người chê

Sao âu mỹ

17:24:28 04/07/2024
Giọng ca nổi tiếng toàn cầu Taylor Swift bất ngờ bị chê trách, cho rằng là một hình mẫu xấu không xứng đáng được thần tượng. Ngay lập tức, làn sóng tranh cãi đã bắt đầu nổ ra, vô cùng gay gắt.

Bắt đối tượng g.iết c.hồng sau 10 năm trốn nã tại Trung Quốc

Pháp luật

17:16:39 04/07/2024
Công an tỉnh Lai Châu vừa bắt giữ đối tượng Thào Thị Chía, sinh năm 1994, hộ khẩu thường trú tại bản Nậm Tần Mông, xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ (Lai Châu) sau 10 năm đối tượng này trốn truy nã về tội g.iết n.gười.

Kairon TV: Gia đình phá sản, nợ nần, từng đòi đuổi Mr. Vịt ra khỏi Hero Team

Netizen

17:08:25 04/07/2024
Gia đình phá sản, nợ nần, phải nghỉ học để phụ ba mẹ, Kairon TV bước chân làm YouTube như đuối nước gặp phao. Giờ đây, anh chàng là 1 trong những trụ cột của Hero team với kênh youtube hơn 3 triệu lượt đăng ký.

Mai Phương: Hoa hậu đa tài, từng khốn đốn vì drama, giờ sống ẩn sắp rời showbiz

Sao việt

16:46:49 04/07/2024
Mai Phương là Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2022. Cô cũng là top 5 trong cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2020. Không chỉ sở hữu ngoại hình xinh đẹp, thân hình chuẩn mẫu mà Mai Phương còn sở hữu một bảng thành tích học tập đáng nể.

Giá cát-xê của ca sĩ sở hữu kênh YouTube có số người đăng ký cao nhất Việt Nam

Nhạc việt

16:43:45 04/07/2024
Với thành tích này, Sơn Tùng tất nhiên mở rộng khoảng cách để giữ vững ngôi vị nghệ sĩ Vpop có lượt đăng kí theo dõi cao nhất trên YouTube, thành tích anh giữ vững suốt nhiều năm qua.

Trực tiếp T1 vs BLG - LOL Esports World Cup 2024

Mọt game

16:29:20 04/07/2024
Tối ngày 04/07, trận đấu đầu tiên của bộ môn Liên Minh Huyền Thoại tại Esports World Cup 2024 sẽ chính thức diễn ra với sự góp mặt của hai đội tuyển T1 và BLG.