Chuyển đổi số cần sự đồng hành của Chính phủ, doanh nghiệp và người dân
Theo các chuyên gia, khát vọng chuyển đối số có thể sớm được hiện thực hóa nếu Chính phủ, doanh nghiệp, người dân đồng hành thực hiện.
Các chuyên gia góp mặt tại tọa đàm trong khuôn khổ sự kiện Ngày Internet 2020 (Internet Day 2020).
Nằm trong khuôn khổ sự kiện Ngày Internet 2020 (Internet Day 2020), buổi tọa đàm với chủ đề “Hiện thực hóa khát vọng Chuyển đổi số của Việt Nam” với sự góp mặt của nhiều chuyên gia đến từ cơ quan quản lý, hiệp hội và các doanh nghiệp lớn trong ngành đã cùng đưa ra những nhận định và bàn thảo những vấn đề triển khai trong thực tiễn để có thể sớm hiện thực hóa khát vọng chuyển đổi số cho đất nước.
Chia sẻ tại tọa đàm, ông Nguyễn Trọng Đường, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) cho biết: Cả nhà nước, doanh nghiệp và người dân đều là các thành phần quan trọng trong quá trình chuyển đổi số. Nhưng nếu bóc tách từ khái niệm thì chuyển đổi số trước tiên là việc của người đứng đầu. “Chúng ta đã có Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quyết định của Thủ tướng về chuyển đổi số. Như vậy, ở tầm quốc gia chúng ta đã vào cuộc”. Dù vậy, ông Đường cũng cho rằng “Chuyển đổi số là tổng thể và toàn diện, vì vậy đây là việc của tất mọi người, của cả các bộ, ngành, các tỉnh…”.
Ở góc nhìn của mình, ông Nguyễn Hồng Thắng, Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam cho rằng, chính quyền số phải tạo ra giá trị cho công dân số. Đồng thời, chính phủ số phải có sự tham gia điều hành của công dân số. “Hoạt động của chính quyền số cần có sự tham gia điều hành của người dân thông qua các phương tiện số. Nếu chúng ta chỉ cung cấp một chiều thì chưa thể đầy đủ”, ông Thắng nói.
Đồng hành để chuyển đổi số thành công
Ông Nguyễn Trọng Đường, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT chia sẻ tại tọa đàm.
Trong khi đó, ông Nguyễn Lâm Thanh, đại diện TikTok tại Việt Nam lại cho rằng cái gốc của câu chuyện chuyển đổi số đó là phục vụ cho người dùng, cho công dân sống trong một xã hội thuận tiện nhất, ít chi phí nhất. Câu chuyện chuyển đổi số có giải quyết được bài toán kiếm sống cho người dân hay không. Nó phải xuất phát từ nhu cầu đó thì doanh nghiệp mới cung cấp dịch vụ với chi phí rẻ nhất và có nhiều khách hàng. “Nhân dân đi đầu tiên – doanh nghiệp đi thứ 2 và Chính phủ phải có vai trò dẫn dắt”, ông Thanh bày tỏ.
Theo đánh giá của lãnh đạo Cục Tin học hóa, việc lan tỏa chuyển đổi số tại Việt Nam trong thời gian qua rất sâu rộng. Ông Đường cũng đặt kỳ vọng, nếu tiếp tục giữ lửa trong 10 năm tới thì thành công sẽ đến. “Nếu tất cả chúng ta đồng hành thì chuyển đổi số chắc chắn sẽ thành công”.
Doanh nghiệp phải chủ động nắm bắt cơ hội
Video đang HOT
Ông Nguyễn Hồng Thắng, Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam.
Theo nhận định của ông Nguyễn Hồng Thắng, chuyển đổi số bắt đầu từ nhu cầu của xã hội và tạo ra sức ép cho doanh nghiệp cho chính phủ và doanh nghiệp sẽ tạo ra nền tảng để đáp ứng nhu cầu đó. “Doanh nghiệp phải chủ động, chứ không chờ có nhu cầu mới làm nền tảng, giải pháp”.
Theo đó, doanh nghiệp phải đi tiên phong, nhà nước tháo gỡ khó khăn bằng các chính sách bởi công nghệ diễn ra rất nhanh. “Chúng ta cứ chờ chính sách pháp lý, hỗ trợ thì sẽ rất chậm. Với tốc độ phát triển nhanh của công nghệ thì không bao giờ chính sách pháp lý theo kịp, nên cần cơ chế sandbox”, ông Thắng chia sẻ.
Đồng tình với ý kiến này, ông Vũ Anh Tú, CTO Tập đoàn FPT cho rằng chuyển đổi số sẽ mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp. Nhưng để chuyển đổi số thành công, ông Vũ Anh Tú cho rằng doanh nghiệp phải thực sự đặt đó là vấn đề tối quan trọng nhất là từ người lãnh đạo. “Nguồn lực chỉ là 1 phần, thấu hiểu quá trình chuyển đổi số và thực hiện nó như thế nào quan trọng hơn”, ông Tú nói.
Các chuyên gia góp mặt đều cho rằng, chuyển đổi số là lĩnh vực rất mới và các doanh nghiệp lớn phải có vai trò dẫn dắt thị trường. Ông Nguyễn Thế Nghĩa, Trưởng ban CNTT Tập đoàn Viettel cho rằng, chuyển đổi số là câu chuyện lớn, các doanh nghiệp lớn nên tập trung vào làm nền tảng thôi để các doanh nghiệp nhỏ sáng tạo, dựa vào các dịch vụ mà doanh nghiệp lớn cung cấp.
Trên thực tế, các doanh nghiệp lớn tại thị trường Việt Nam hiện nay đều đang nắm vai trò dẫn dắt và đồng hành trong chuyển đổi số.
Lãnh đạo VNPT IT Hà Thái Bảo chia sẻ, với mục tiêu đồng hành cùng các bộ, ngành địa phương trong việc chuyển đổi số, các cơ quan tổ chức trong việc truyền thông về nhận thức số, VNPT đã tập trung đầu tư phát triển các công nghệ mới để phát triển các nền tảng, giải pháp khác nhau. Theo đó, thời gian qua VNPT chỉ phát triển những hệ thống lõi để các doanh nghiệp công nghệ khác hoặc các doanh nghiệp chuyên ngành trong lĩnh vực y tế giáo dục cùng tham gia để có thể đẩy nhanh chuyển đổi số.
Đồng thời, cung cấp các nền tảng, dịch vụ phần mềm dễ dàng tiếp cận, đẩy nhanh thời gian giúp các bộ, ngành và doanh nghiệp nhanh chóng đưa các giải pháp trong công tác quản lý điều hành chỉ đạo.
Chuyển đổi số thời Covid-19
Covid-19 đang nhanh chóng thay đổi cuộc sống và nhiều điều lâu nay ít người để ý bỗng trở nên quen thuộc.
Khi đại dịch bùng phát, học sinh, sinh viên và thầy cô chuyển sang học và dạy trực tuyến. Nhiều tổ chức và doanh nghiệp cho nhân viên làm việc ở nhà, hoặc luân phiên làm việc ở nhà. Ngành y tế đẩy mạnh khám chữa bệnh từ xa. Nhiều cuộc họp, sự kiện được chuyển qua online. Chính phủ, bộ ngành thường xuyên gửi thông báo, khuyến cáo qua điện thoại đến từng người dân.
Những thay đổi rất nhanh này, đến mức nhiều người chưa biết gọi tên thế nào, thật ra rất gần câu chuyện đã được nói đến từ một, hai năm nay: Chuyển đổi số.
Chuyển đổi số là gì
Chuyển đổi số là quá trình con người thay đổi cách sống, làm việc và phương thức sản xuất với các công nghệ số. Quá trình chuyển đổi số thường được nhìn theo ba cấp độ: Số hóa, Xác định mô hình hoạt động và Chuyển đổi.
Các thực thể sau khi số hoá có thể nối với nhau trên Internet.
Số hóa là việc tạo ra phiên bản số của các thực thể (đối tượng, vạn vật), thường là tạo ra dạng số (dữ liệu) của các thực thể từ dạng vật lý của chúng, ví dụ tạo văn bản số trên máy tính của một văn bản trên giấy.
Bản chất của cấp độ số hoá là biến đổi. Các thực thể sau khi số hoá có thể nối với nhau trên Internet, tạo nên không gian số. Kết nối này dẫn đến khả năng các hoạt động của con người đều có thể được điều khiển và tính toán dựa trên phiên bản số của các thực thể.
Như vậy, có thể xem chuyển đổi số là việc chuyển từ cách sống và làm việc xưa nay với các thực thể sang cách sống và làm việc mới với các thực thể và với cả phiên bản số được kết nối của chúng. Số hoá gắn liền với công nghệ số hiện đại, như Internet vạn vật, điện toán đám mây, chuỗi khối...
Xác định mô hình hoạt động số là việc trả lời câu hỏi cách sống và làm việc thay đổi thế nào với công nghệ số và dữ liệu được số hoá. Đối với tổ chức hay doanh nghiệp, đó là việc xác định mô hình hoạt động hoặc mô hình kinh doanh. Bản chất của cấp độ này là sáng tạo, và cốt lõi là việc sử dụng các nguồn dữ liệu được kết nối với các phương pháp trí tuệ nhân tạo.
Hãy hình dung, sau Covid-19, ngành giáo dục sẽ dạy và học với phương pháp truyền thống và online thế nào, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thế nào, chính quyền các cấp sẽ cung cấp cho người dân các dịch vụ công thế nào...
Sau nguy có cơ. Đại dịch cũng là cơ hội cho chuyển đổi số, cơ hội - và cả sự bắt buộc tất yếu - chuyển qua cách làm ăn mới, trong đó tính sáng tạo trong xác định mô hình hoạt động sẽ là yếu tố đột phá.
Các cấp độ chuyển đổi số.
Chuyển đổi là việc các cá nhân, tổ chức thực hiện thay đổi theo mô hình đã xác định. Đây là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện, từ lãnh đạo cao nhất đến mọi thành viên của tổ chức, từ xây dựng năng lực số đến văn hoá số, xây dựng lộ trình và kế hoạch, từng bước thay đổi theo lộ trình...
Chuyển đổi số và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Mỗi cuộc cách mạng công nghiệp là một giai đoạn phát triển của xã hội, trong đó các đột phá lớn về khoa học và công nghệ dẫn đến những thay đổi sâu sắc trong sản xuất và xã hội. Giai đoạn cách mạng công nghiệp lần thứ tư được cho là bắt đầu từ thập kỷ này khi có nhiều đột phá và cộng hưởng của các công nghệ số.
Nội dung đặt ra trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư rộng hơn chuyển đổi số, nhưng nếu nhìn về các đặc trưng của kỷ nguyên số, có thể nói cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chuyển đổi số có chung bản chất. Khi nói đến cách mạng công nghiệp lần thứ tư, không dễ hình dung phải làm gì và làm thế nào, nhưng những điều này rõ ràng hơn trong chuyển đổi số.
Có thể nói, cốt lõi của thực hiện cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam là thực hiện chuyển đổi số, tức chuyển đổi số là nội dung chính và cách phát triển chính trong giai đoạn cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Chuyển đổi số là nội dung chính của cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Thời Covid-19: Trong nguy có cơ
Đại dịch bất ngờ đến làm đảo lộn cuộc sống con người. Hầu hết các nền kinh tế bị xáo trộn, đứt gãy và nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu rất lớn. Việt Nam đang kiểm soát dịch tốt nhưng nền kinh tế cũng bị tác động mạnh và sẽ ảnh hưởng hơn rất nhiều nếu khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra.
Giãn cách xã hội làm nhịp sống của con người chậm lại. Mọi người nghĩ và lo nhiều hơn cho thực tại và tương lai. Dù Covid-19 làm toàn cầu rúng động, chuyển đổi số vẫn khách quan diễn ra. Các quốc gia đang chuyển đổi số mạnh mẽ sẽ chuyển đổi mạnh mẽ hơn nữa.
Trong đại dịch, có nhiều việc cần và có thể làm. Bên cạnh việc tập trung phát triển các nền tảng giám sát, truy vết lây nhiễm hay nền tảng giao dịch cho các hoạt động trực tuyến, cần tiến hành phân tích dịch tễ học dựa trên dữ liệu thu thập hàng ngày để có cơ sở ra các quyết định về thời gian giãn cách xã hội, về cân bằng giữa phòng chống dịch với sản xuất ở các ngành nghề hay địa phương.
Từ trong Covid-19, các công nghệ phân tích dữ liệu tiên tiến có thể đóng góp vào việc xây dựng các mô hình, thu thập dữ liệu trong và ngoài nước để tính toán và đưa nhiều kịch bản định lượng khác nhau khi tái khởi động nền kinh tế ngay sau giai đoạn dịch bệnh.
Covid-19 được coi là cú hích để đẩy nhanh chuyển đổi số tại Việt Nam. Mọi lĩnh vực như giáo dục và đào tạo, y tế, kinh tế, an ninh quốc phòng... đều cần nắm cơ hội để chuyển đổi số.
Ví dụ, trong nông nghiệp, cần hướng đến đánh giá chính xác hơn về cung - cầu của sản phẩm, hỗ trợ kiểm soát sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, cũng như chuyển nhanh sang nông nghiệp tuần hoàn với các công nghệ số thích hợp.
Trong logistics, cần xây được hệ thống số quản lý tổng thể trên cả nước về các luồng hàng hóa từ nơi xuất phát, nơi qua, nơi đến; phương tiện và phương thức; thời gian và chi phí... vốn không làm được trong chế độ thủ công hay bán tự động.
Về môi trường, cần xây dựng các phiên bản số về trạng thái ô nhiễm và ảnh hưởng xấu lên môi trường để chọn giải pháp xử lý phù hợp trên nguyên tắc tương tác đa chiều, như xét rác thải cùng ngập nước, ô nhiễm không khí và nguồn gốc phát thải.
Đối với chuyển đổi số ở Việt Nam, nếu như trước Covid-19 điều phải quan tâm đầu tiên là nhận thức, thì lúc này điều quan tâm nhất là sẽ thực hiện chuyển đổi số như thế nào.
Chuyển đổi số - thời của 'cá nhanh nuốt cá chậm' Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng, trong xu hướng chuyển đổi số, những tổ chức, doanh nghiệp chậm chân sẽ bị loại bỏ. "Nếu như trước đây, quy luật cạnh tranh là cá lớn nuốt cá bé, nay là cá nhanh nuốt cá chậm", ông Dũng phát biểu tại sự kiện Ngày Internet Việt Nam sáng 16/12...
Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Apple Intelligence 2.0: Loạt tính năng AI mới sắp "đổ bộ" lên iPhone

Đột phá AI: Con chip mới hứa hẹn cách mạng hóa nhiều lĩnh vực

Apple có thể loại bỏ trợ lý giọng nói Siri tại nhiều quốc gia

Tin công nghệ 19-5: iOS 19 có thể giúp iPhone tăng đáng kể thời lượng pin

Đưa ứng dụng AI vào quy trình thẩm định thuốc

Giải pháp xác thực định danh điện tử đạt chứng nhận quốc tế về sinh trắc học

Khi AI biết kiểm chứng thông tin: Bước tiến mới từ Viettel AI tại NAACL 2025

AirPods không còn là 'tai nghe' đơn thuần

Cân nhắc khi thử nghiệm bản beta của One UI 8

Bùng nổ trí tuệ nhân tạo làm tăng mạnh nhu cầu về NAND Flash

Dung lượng pin iPhone 17 Air là 'nỗi thất vọng lớn'

16 GB RAM không còn đủ cho game thủ
Có thể bạn quan tâm

Ông bố "rao bán" con gái tài năng, xinh xắn, học trường danh tiếng kèm hồi môn hơn 700 triệu: Lý do khiến mọi người tranh cãi
Netizen
20:09:44 20/05/2025
HLV Alonso ra phán quyết về Modric
Sao thể thao
19:56:08 20/05/2025
Bỏ án tử hình với 4 tội danh: 'Nhân văn với tội phạm là độc ác với đồng bào'
Tin nổi bật
19:42:58 20/05/2025
Lại thêm 1 dự án khủng điêu đứng vì Thùy Tiên, netizen đồng loạt gọi tên một người
Hậu trường phim
19:36:45 20/05/2025
Cuộc sống vợ chồng của nam nghệ sĩ Việt lấy vợ hơn 3 tuổi, có 1 con riêng
Sao việt
19:29:03 20/05/2025
Muôn vẻ cách lên đồ với họa tiết kẻ sọc cho nàng sành điệu
Thời trang
18:05:34 20/05/2025
Shin Seung Ho xuất thân vệ sĩ Irene, 5 năm thăng cấp thành sao, visual cỡ nào?
Sao châu á
18:03:49 20/05/2025
Diddy lộ thỏa thuận bí mật, chi 100.000 USD 'bịt miệng', 2 ái nữ làm điều sốc?
Sao âu mỹ
18:03:40 20/05/2025
Châu Âu hoan nghênh Vatican sẵn sàng tổ chức đàm phán Nga - Ukraine
Thế giới
17:47:08 20/05/2025
Cà Mau: Khởi tố cựu Phó giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai H.Ngọc Hiển
Pháp luật
17:18:29 20/05/2025