Chuyến đi 4.000 km xuyên Việt sau khi tốt nghiệp đại học
Trang Phạm (sinh năm 1999) vừa trở về Hà Nội sau 22 ngày xuyên Việt. Chuyến đi là hành trình đáng nhớ, đáng giá của cô gái trẻ khi thực hiện được ước mơ năm 18 tuổi.
Sau chuyến đi, Trang vẫn nhớ như in những trải nghiệm lần đầu tại vùng đất mới. Cô gái trẻ cho biết 22 ngày qua là động lực để cô cố gắng thực hiện nhiều hành trình mới, khám phá Việt Nam và thế giới trong tương lai.
Làm thêm nhiều việc, để dành tiền đi xuyên Việt
Đam mê xê dịch, khám phá mọi miền đất nước, những ngày tốt nghiệp THPT, Trang Phạm đã ấp ủ ý định đi xuyên Việt. Quyết định đó càng chắc chắn hơn khi Trang trúng tuyển ngành quản trị dịch vụ khách sạn tại một trường đại học ở thủ đô, có cơ hội đi nhiều nơi hơn từ Hà Giang, Mộc Châu (Sơn La) đến Đà Lạt (Lâm Đồng), TP.HCM…
Từ năm nhất đại học, Trang đã làm nhiều công việc part-time (bán thời gian), một phần phụ giúp gia đình, trang trải việc học, phần còn lại để dành cho chuyến đi sau khi tốt nghiệp.
“Công việc đầu tiên của mình là nhân viên ở một cửa hàng quần áo. Thời gian sau đó, mình tập tành kinh doanh và bắt đầu thử sức với công việc chụp ảnh tại một studio Hà Nội”, Trang kể. Các công việc này không chỉ là cơ hội để cô kiếm tiền mà còn giúp hoàn thiện kỹ năng quản lý thời gian, sống tự lập.
Trước Tết Nguyên đán, một người bạn nhắn rủ Trang đi xuyên Việt. Vừa kết thúc chương trình học, có nhiều thời gian rảnh cộng với đã gom đủ chi phí, Trang đồng ý ngay.
Nói là làm, 3 người bạn hẹn gặp nhau ở quán cà phê để lên kế hoạch. Nhóm thống nhất chọn phương tiện là xe máy, dự trù kinh phí chừng 20 triệu đồng. Các cô gái lên danh sách điểm đến yêu thích rồi móc nối, sắp xếp lại thành một hành trình sao cho tiện đường di chuyển nhất.
Trang cho biết để linh động trong hành trình, nhóm chỉ lên trước lịch trình cụ thể cho 7 ngày đầu tiên. Các địa điểm còn lại sẽ được thảo luận kỹ hơn trong suốt chuyến đi.
“Ngày nay, nhiều bạn trẻ chia sẻ trải nghiệm du lịch trên mạng xã hội nên trước khi đi đâu, muốn ăn món gì, tụi mình chỉ cần tìm kiếm các bài viết là được. May mắn, mình không gặp chỗ nào dởm cả”, Trang dễ dàng tìm kiếm điểm lưu trú, địa chỉ ăn uống phù hợp.
Video đang HOT
Hành trình gần 4.000 km
Vui vẻ, háo hức là những cảm xúc thường trực trong suốt chuyến đi của cô gái sinh năm 1999 này. Vui vẻ vì đang thực hiện ước mơ, háo hức, mong chờ khi được chinh phục những vùng đất mới, khám phá văn hóa địa phương khác xa nơi mình sống.
Trải nghiệm lái xe máy hàng trăm cây số mỗi ngày khác xa những chuyến đi ngắn hay du lịch nghỉ dưỡng. Trang vẫn cảm thấy may mắn vì không xảy ra sự cố ngoài ý muốn nào dù nhiều lúc khá mệt mỏi, cơn buồn ngủ ập đến bất chợt.
“Mình mừng vì thời tiết ủng hộ chuyến đi này. Các điểm đến mình ghé qua đều nắng đẹp”, Trang chia sẻ.
Cô gái ấn tượng nhất khi đi qua cung đường biển Nam Trung Bộ vì vẻ đẹp hoang sơ, biển trong xanh và những bãi cát dài thơ mộng.
Trong chuyến đi, Trang nán lại Bình Thuận lâu nhất và dành nhiều thời gian khám phá Phú Quý – hòn đảo cách đất liền chừng 120 km. Trang biết huyện đảo qua một bộ phim Việt và nuôi ước mơ đặt chân đến đây.
“Phú Quý không làm mình thất vọng từ cảnh vật thiên nhiên, đồ ăn thức uống đến con người. Những người dân làng chài làm du lịch và đối đãi với khách rất nhiệt thành”, Trang kể về ấn tượng lần đầu đến đây.
Để ra đảo, du khách chỉ có thể đi tàu từ cảng Phan Thiết. Trang chọn tàu cao tốc với giá 350.000-400.000 đồng/vé, di chuyển trong thời gian 2,5 giờ đồng hồ. Vì đảo xa bờ, cô gái khuyên du khách nên tìm hiểu kỹ thời tiết trước chuyến đi, tránh những ngày biển động. Vì chưa có kinh nghiệm, bản thân Trang đã trải qua cảm giác say sóng nhớ đời khi ra đảo đúng thời điểm “sóng to gió lớn”.
Nữ du khách ghé thăm, check-in nhiều nơi trên đảo như dốc phượt, cột cờ chủ quyền, gành Hang, chùa Linh Sơn, bờ kè Lăng Cô, cánh đồng điện gió, vịnh Triều Dương…
Sau 3 ngày 2 đêm trên đảo, Trang trở về đất liền, tiếp tục cuộc du hành bằng xe đến cực Nam. Tổng kết hành trình, nhóm bạn chi khoảng 15 triệu đồng, đi qua 24 tỉnh thành dọc cung đường ven biển như Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu…
Sau khi khám phá miền Tây sông nước, nhóm quay lại TP.HCM để gửi xe máy và trở về Hà Nội bằng máy bay.
Hội An, Đà Nẵng, Phú Quốc hút khách, chờ "bùng nổ" cao điểm hè
Nhiều điểm tham quan nổi tiếng như Hội An, Đà Nẵng, Phú Quốc hút khách sau Tết. Ngành du lịch trong nước kỳ vọng sẽ thị trường sẽ "bùng nổ" dịp cao điểm hè.
Du lịch nội địa hút khách sau Tết
Vừa trở về sau chuyến du lịch Hội An và Đà Nẵng kéo dài 4 ngày 3 đêm, gia đình chị Thúy An (ngụ quận 3, TP.HCM) cho biết, hầu hết các điểm đến, quán ăn tại Hội An và Đà Nẵng đã hoạt động trở lại nên tận hưởng được trọn vẹn chuyến đi.
"Gia đình chúng tôi đi đúng dịp Tết Nguyên tiêu, TP.Hội An đã kích hoạt lại việc tắt đèn ở phố cổ tối đêm rằm. Không khí tại phố cổ và đi thuyền trên sông Hoài rất nhộn nhịp. Khám phá hết Hội An, làng gốm Thanh Hà, rừng dừa Bảy Mẫu, chúng tôi về lại Đà Nẵng, thưởng thức vài nhà hàng, quán ăn có tiếng", chị Thúy An bày tỏ và đánh giá chuyến đi tốt ngoài mong đợi.
Phố cổ Hội An nhộn nhịp du khách tham quan sau Tết. Ảnh: Hồng Phúc
Không chỉ Hội An (Quảng Nam), Đà Nẵng, nhiều điểm du lịch nổi tiếng khác trong nước như Ninh Bình, Thừa Thiên - Huế, Nha Trang (Khánh Hòa), TP.HCM, Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu), Phú Quốc (Kiên Giang)... vẫn tiếp tục nhộn nhịp sau Tết Nguyên đán.
Đây được xem là tín hiệu vui đối với ngành du lịch. Ngành du lịch đã tái khởi động từ vài tháng trước Tết nhưng phải từ Tết Nguyên đán, không khí du lịch tại các địa phương mới trở nên thực sự nhộn nhịp và có sức sống.
Vui hơn nữa là sức hút của các điểm đến vẫn được duy trì tốt sau Tết.
Thống kê của các công ty du lịch lữ hành cho thấy khách đang có nhu cầu rất cao với các tour du lịch Phú Quốc, Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên (Đà Lạt, Buôn Ma Thuột), Phú Quốc, Quy Nhơn, Đà Nẵng...
Ông Nguyễn Minh Mẫn - Giám đốc Truyền thông - Marketing TST Tourist, cho biết lượng khách đoàn đặt tour ngay sau Tết trong tháng 2, 3/2022 đã có có dấu hiệu tăng mạnh. Các đoàn khách từ trên 100 khách đến 300 khách đã xuất hiện trong kế hoạch khởi hành của quý I/2022. Điều đó cho thấy mức độ an tâm và tin tưởng của du khách tăng cao, tạo đà tốt cho cao điểm hè đang đến.
Phú Quốc đang trở thành điểm du lịch "cực hot" sau Tết. Ảnh: Ngan Bella.
Bà Nguyễn Nguyệt Vân Khanh - Phó giám đốc Ban tiếp thị Công ty Du lịch Vietravel, đánh giá sau thời gian dài giãn cách và bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, hiện nay khi tình hình đã ổn định, độ phủ tiêm vaccine mũi ba đang dần được hoàn tất thì lượng khách du xuân dịp Tết và sau Tết tại các điểm đến tham quan rất nhộn nhịp.
"Chúng tôi cho rằng đó là tín hiệu rất tích cực, lạc quan. Năm 2022, hy vọng ngành du lịch sẽ khởi sắc, tươi sáng trở lại sau hai năm qua. Tại Vietravel, sau Tết, du khách đặt tour nhộn nhịp hơn hẳn, so với tuần đầu sau Tết, từ 14/2 lượng khách đăng ký tour tăng trên 160% so với tuần trước đó", bà Khanh nói .
Tâm lý du khách thay đổi
Bên cạnh thị trường du lịch quốc tế thì du lịch nội địa được dự báo vẫn tiếp tục là động lực tăng trưởng cho du lịch Việt Nam trong năm 2022. So với trước đây, hành vi của khách du lịch trong nước đã thay đổi.
Bà Trần Thị Bảo Thu, Giám đốc truyền thông Công ty Lữ hành Fiditour - Vietluxtour cho rằng thị trường du lịch nội địa nhộn nhịp, song song đó, du khách có nhiều thay đổi về hành vi, chủ yếu tập trung cho mục tiêu nghỉ dưỡng, thư giãn, điểm đến và dịch vụ phải đảm bảo an toàn, phòng ngừa dịch bệnh.
Du khách đi thuyền, tham quan Hội An trên sông Hoài. Ảnh: Hồng Phúc
Lãnh đạo Công ty Du lịch Vietravel đánh giá nhìn chung so với trước dịch, xu hướng du khách hiện nay chọn các gói combo (dịch vụ vé máy bay, khách sạn) và gói du lịch tự chọn (khách sạn) nhiều hơn so với trước kia.
"Tỷ lệ khách chọn các gói combo và khách sạn chiếm khoảng 30% trên tổng số lượng khách du lịch trong nước", vị này cho biết.
Để tour trọn gói hấp dẫn, các công ty du lịch lữ hành sẽ thiết kế giá thành của những sản phẩm này cạnh tranh hơn so với việc du khách tự túc mua lẻ từng phần. Tour trọn gói cũng được giới thiệu giúp khách có trải nghiệm du lịch tốt hơn, được đặt trước nhiều dịch vụ trong bối cảnh các điểm du lịch đã có hiện tượng quá tải như vừa qua.
Hiện nhu cầu sử dụng các tour du lịch ghép đoàn được dự báo sẽ ít được ưa chuộng do các yếu tố rào cản tâm lý. Bên cạnh đó, việc đặt các tour du lịch ghép đoàn cũng thường đòi hỏi du khách phải lên kế hoạch khá xa so với thời điểm khởi hành dự kiến. Do đó, điều này cũng tác động đến việc lên kế hoạch cho các chuyến đi.
Để thích ứng, các công ty du lịch lữ hành cũng chọn những phân khúc phù hợp để tập trung phát triển các sản phẩm theo đúng mục tiêu và nhu cầu của du khách, trước mắt là dịp cao điểm hè 2022.
Ba khu vực ghế ngồi tốt nhất trên máy bay khi đi cùng trẻ nhỏ Tất cả các bậc cha mẹ khi mang theo con nhỏ trong các chuyến đi đều có những mối lo lắng nhất định. Việc các em bé có thể khóc ầm lên, chạy nhảy lung tung hoặc không chịu ăn ngủ là những vấn đề thường trực mà các bậc phụ huynh phải đối mặt khi đi máy bay cùng con nhỏ. Nhưng...