Chuyện đại gia: Thu về triệu USD, cho đi 2.000 tỷ
Cường Đôla tiếp tục nổi trong năm 2014 với việc chìm trong món nợ ngàn tỷ và đồn đoán ‘chia tay’ Hà Hồ. Dũng lò vôi đi kiện và Lê Ân chơi trội tiếp tục làm chấn động giới đại gia. Trong khi đó, những đại khác lại âm thầm tận hưởng niềm vui với những món lợi ngàn tỷ của mình.
Chuyện ầm ĩ
Những khó khăn dường như chưa thôi đeo đuổi ông Nguyễn Quốc Cường (Cường Đôla) khi DN gia đình đại thiếu gia này mắc nợ cá nhân cả nghìn tỷ đồng. Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (QCG) trong quý III báo cáo khoản phải trả các cá nhân lên tới trên 1.000 tỷ đồng.
Trong khi đó, tên tuổi Cường đôla cũng liên tục nóng lên vì liên quan tới cuộc tình có với nữ ca sĩ Hồ Ngọc Hà. Câu chuyện “ly thân”, “chia tay” giữa Hà Hồ và Cường Đôla sau 8 năm gắn bó đã khiến cái tên Cường Đôla lại liên tục được nhắc đến với sự tiếc nuối của nhiều người
Đến cuối năm, những khó khăn vẫn tiếp tục kéo dài khi kết quả kinh doanh yếu kém của QCG, rồi các vụ tai tiếng như: vụ kiện tụng liên quan do giao chậm nhà, chất lượng không đúng thỏa thuận; vụ thu hồi đất ở Đà Nẵng; vụ đào hầm nhà gây sập trụ sở Tòa án nhân dân ở TP.HCM…
Câu chuyện “ly thân”, “chia tay” giữa Hà Hồ và Cường Đôla sau 8 năm gắn bó đã khiến cái tên Cường Đôla lại liên tục được nhắc đến
Trong năm 2014, giới đầu tư cũng chứng kiến một gương mặt đại gia nổi như cồn Huỳnh Uy Dũng (Dũng Lò Vôi) trong cuộc “đối đầu” tay đôi với Chủ tịch tỉnh Bình Dương.
Kiện cáo kéo dài cả năm trời, ông Dũng Lò Vôi thậm chí còn quyết định đóng cửa hoàn toàn Khu du lịch Đại Nam và các hoạt động khác và tuyên bố rút lui khỏi mảnh đất Bình Dương đã làm nên tên tuổi của mình.
Ông Dũng được xem là một trong những doanh nhân giàu có bậc nhất Việt Nam với khối tài sản hàng ngàn tỷ đồng nhưng ông chỉ thực sự nổi lên khi có những hành động và tuyên bố gây sốc từ năm 2013 và nhất là vụ kiện Chủ tịch Bình Dương từ 2013. Có thể đến những chuyện gây sốc của ông Dũng như: treo thưởng 100 tỷ đồng cho bất kỳ ai có chứng cứ vợ ông vay nợ 2.000 tỷ đồng từ các ngân hàng; tuyên bố trao thừa kế nghìn tỷ cho con trai 1 tuổi…
Vợ chồng ông Huỳnh Uy Dũng (Dũng Lò Vôi) nổi như cồn trong năm qua
Một gương mặt cũng rất nổi tiếng khác là đại gia “thất thập cổ lai hy” Lê Ân với cô vợ trẻ kém ông 50 tuổi.
Video đang HOT
Đại gia thành phố biển Vũng Tàu này nổi tiếng với 6 đời vợ, từng thân mang tù tội, với các phát ngôn ấn tượng và cách chơi ngông như thú tiêu khiển siêu xe, mua siêu giường bạc tỷ…
Trong năm 2014, kỷ niệm sinh nhật thứ 76 của mình, đại gia Lê Ân đã chính thức giao tài sản trên 2.000 tỷ đồng cho 7 người để quản lý, điều hành kinh doanh sinh lãi để tiếp tục làm từ thiện khi ông già yếu.
Những thương vụ khó tin
Bên cạnh những câu chuyện nóng bỏng của các đại gia lắm tiền nhiều của thì trong nắm 2014 không ít đại gia ghi dấu với những thương vụ lớn thu cả trăm ngàn tỷ đồng.
Mới đây nhất, với việc chuyển giao hệ thống bán lẻ Ocean Mart, tập đoàn Đại Dương đã thu về khoản lợi lứn 500 tỷ đồng. Khoản lợi này là rất đáng kể cho tập đoàn này khi trải qua những biến động trong năm qua.
Một thương vụ bán siêu thị thu về tiền tỷ đáng nhớ trong năm qua là vụ đại gia Trầm Bê bán trung tâm thương mại Vallco Shopping Mall thuộc sở hữu của mình với trị giá 116 triệu USD. Sau khi thực hiện các nghĩa cụ thuế khoanrgg 36 triệu USD thực hiện các nghĩa vụ thuế, 80 triệu USD còn lại sẽ được chuyển về Việt Nam.
Một cặp nhân vật nổi bật với thương vụ trăm triệu đô trong năm qua là là anh em nhà ông Trần Kim Thành – Trần Lệ Nguyên với thương vụ ký kết ghi nhớ bán phần vốn trong mảng kinh doanh bánh kẹo Kinh Đô xây dựng trong 20 năm qua, thu về 370 triệu USD khoảng 8.000 tỷ đồng.
Song hành với quyết định bán cỗ máy in tiền trong lĩnh vực bánh kẹo, anh em ông Trần Kim Thành – Trần Lệ Nguyên thực hiện tour mua sắm nghìn tỷ với đối tượng là hàng loạt các doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng tiêu dùng thiết yếu như: đầu tư vào Vocarimex (dầu ăn), SaiGon Vewong (mỳ ăn liền) và Phil Deli (cà phê)…
Một doanh nhân thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận là ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai. Doanh nhân “phố núi” này nổi bật trong năm 2014 với hàng loạt chân trời mới.
Bầu Đức nổi bật trong năm 2014 với hàng loạt chân trời mới.
Bầu Đức rời bỏ đầu tư BĐS trong nước, chuyển khu vực hoạt động trọng tâm sang Lào, Campuchia hay Myanmar, ông Đoàn Nguyên Đức đã tự mở ra chân trời mới với rất nhiều sự hứng khởi và hy vọng.
Gần đây, đại gia này đã bất ngờ công bố kế hoạch nuôi 230.000 con bò trong giai đoạn 1 với số vốn lên hàng nghìn tỷ đồng cho dù đây là một lĩnh vực hoàn toàn mới. Những kế hoạch của bầu Đức thường rất bất ngờ nhưng thường mang lại những thành công cao.
Sự hứng khởi của giới đầu tư không chỉ ở việc “bầu Đức đi chăn bò” mà còn quy mô của dự án quá lớn, gấp rất nhiều lần số bò của bất kỳ đàn bò của DN lớn nào trên cả nước. Theo kế hoạch, ban đầu, Bầu Đức sẽ nuôi bò thịt lấy kinh nghiệm sau đó là bò sữa và sẽ hướng tới một thương hiệu về sữa đại loại như “Bầu Đức Milk”.
Bên cạnh đó, hàng loạt thương vụ tiền tỷ khác cũng được các đại gia thực hiện trong năm 2014 như ông Trầm Bê với cú thâu tóm xong xuôi Sacombank; “người tình Mỹ Tâm” Dương Ngọc Minh nổi bật với Thủy sản Hùng Vương; phật tử Lê Phước Vũ với những thành công tại Hoa Sen; ông Trần Đình Long với những vướng mắc trong vụ bầu Kiên nhưng vẫn duy trì được vị trí ông trùm ngành thép; bầu Hiển tái cấu trúc thành công SHB-Hubabank.
Theo Huấn Tú
VEF
Lộ rõ "mối quan hệ ruột" của "bầu" Kiên với ông Trần Xuân Giá
- Có chung niềm đam mê với bóng đá, ông Trần Đình Long - Chủ tịch tập đoàn Hòa Phát và Nguyễn Đức Kiên - ông bầu của hai đội bóng CLB Hà Nội và Trẻ Hà Nội thường xuyên có mặt trên sân cỏ, cổ vũ cho các trận cầu nảy lửa tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Trên thương trường, tình bạn khăng khít của hai đại gia này được thể hiện qua nhiều năm hợp tác Kinh doanh. Chẳng ai có thể ngờ được rằng, từ thương vụ mua bán 20 triệu cổ phần của công ty Thép Hòa Phát, số phận đã tạo cho họ cuộc đối đầu nghiệt ngã tại công đường.
Tin bạn... mất nhiều thứ?
Trong ngày xét xử thứ ba và thứ tư phiên tòa phúc thẩm Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm, HĐXX đã tập trung xét hỏi để làm rõ đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của "bầu" Kiên. Trước đó, tòa sơ thẩm cáo buộc Kiên đã chuyển nhượng 20 triệu cổ phần của công ty cổ phần Thép Hòa Phát thuộc sở hữu của công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội (ACBI) do Kiên làm Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) cho công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát với giá trị 264 tỉ đồng. Tuy nhiên, số cổ phần này đang được công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội thế chấp tại ngân hàng ACB. Sau đó, "bầu" Kiên đã chỉ đạo cấp dưới sử dụng số tiền này vào các mục đích khác nhau và không có tác động nào để ngân hàng giải chấp số cổ phần trên. Với hành vi này, bị cáo Nguyễn Đức Kiên đã bị tòa sơ thẩm tuyên phạt 20 năm tù.
Nét mặt biểu hiện rõ sự suy sụp của "bầu" Kiên tại phiên tòa phúc thẩm.
Tại phiên tòa phúc thẩm, đứng trong vành móng ngựa, "bầu" Kiên trình bày: "Giữa tôi với anh Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT tập đoàn Hòa Phát, anh Trần Tuấn Dương - Tổng Giám đốc là bạn bè nhiều năm. Chúng tôi không có ý thức việc ai lừa ai. Trong suốt quá trình điều tra và tại các bản cung, tôi không tin Hòa Phát lại tố cáo tôi và tôi cũng không bao giờ tố cáo Hòa Phát. Tôi đề nghị anh Long, anh Dương hãy bình tĩnh nghe tôi trình bày với Tòa về nội dung này".
Bị cáo Kiên phân trần: "Tôi rất buồn. Trước khi bị khởi tố, tôi đã xin Cơ quan điều tra cho tôi được làm việc với anh Long chỉ 5 phút thôi để làm rõ việc này nhưng không được. Đây là hợp đồng dân sự, nếu cần hai bên có thể làm việc, thỏa thuận không cần thiết phải hình sự hóa". Kiên khẳng định: "Đây là do sai sót, vấn đề đơn giản là dân sự chứ không phải lừa đảo...?!".
"Theo đó, ngày 21/5/2012, sau khi ký kết hợp đồng, Tập đoàn Hòa Phát và các công ty con của mình sở hữu thành công 20 triệu cổ phiếu của ACBI. Cổ phiếu của công ty này là bút toán ghi sổ, thuộc thẩm quyền của anh Dương. Với thẩm quyền của mình, anh Dương, anh Hà đã thực hiện việc sang tên số cổ phiếu này cho công ty cổ phần Thép Hòa Phát. Công ty cổ phần Thép Hòa Phát đã có công văn gửi sở KH&ĐT Hải Dương về việc giảm số lượng sở hữu, chuyển nhượng cổ phiếu. Trong báo cáo tài chính vào 6 tháng đầu năm của Thép Hòa Phát đã ghi nhận sự tăng vốn này, sở hữu cổ phiếu nâng từ 85% lên 95%. Do đó, không có chuyện Thép Hòa Phát chưa nhận được số cổ phiếu như công văn của Thép Hòa Phát gửi Cơ quan điều tra."
Tuy nhiên, về vấn đề này, trả lời HĐXX, ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT tập đoàn Hòa Phát cho biết, thời điểm thỏa thuận mua bán cổ phần với Kiên, Hòa Phát không biết cổ phần đã bị thế chấp. Cùng quan điểm với ông Long, ông Trần Tuấn Dương nói: "Khi sự việc xảy ra, công ty con của Hòa Phát có làm đơn xin điều tra làm rõ chứ không phải đơn tố cáo ông Nguyễn Đức Kiên. Tính đến hôm nay, sau khi vụ việc xảy ra, công ty Hòa Phát đã nhận lại số tiền mua cổ phần, việc mua bán đó không thành. Năm 2013, chúng tôi đã mua lại toàn bộ cổ phiếu đó, đến hôm nay không có thiệt hại nào. Hòa Phát không có thiệt hại nên xem xét vấn đề nó nhẹ đi".
Tóm lại, bị cáo Kiên cho rằng, việc mua 20 triệu cổ phần nói trên, thực chất là hoán đổi cổ phần của bị cáo và ông Long. Tuy nhiên, bị cáo Kiên không đưa ra được tài liệu chứng minh cho điều mình nói.
"Bầu" Kiên đề nghị gỡ tội cho ông Trần Xuân Giá
Bên lề phiên tòa, một luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Đức Kiên (xin được giấu tên) cho biết: Trong đơn khiếu nại, Nguyễn Đức Kiên viết tay dài 118 trang, được cô đọng thành 88 trang đánh máy khổ A4, gửi Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội, Viện Phúc thẩm VKSND Tối cao tại Hà Nội và các cơ quan chức năng, bị cáo Kiên đã dành nhiều lời tốt đẹp, xin gỡ tội cho ông Trần Xuân Giá- nguyên Chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB. Nội dung cụ thể như sau: "Ông Trần Xuân Giá làm việc tại ngân hàng ACB từ năm 2007. ông làm việc tại ngân hàng ACB hoàn toàn không vì quyền lợi hoặc thu nhập. Sau khi nghỉ hưu, ông Trần Xuân Giá muốn tận dụng kinh nghiệm, kiến thức về quản lý Nhà nước trong kinh tế nên đã lựa chọn một Doanh nghiệp Việt Nam để làm việc, thay vì một tổ chức nước ngoài có mức đãi ngộ cao hơn nhiều so với ngân hàng ACB.
Ngân hàng ACB mời ông Trần Xuân Giá và được ông đồng ý nhận lời, vì ông mong muốn xây dựng một doanh nghiệp mạnh tại Việt Nam có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, có khả năng đóng góp cho việc phát triển kinh tế Việt Nam.
Trong suốt 5 năm làm việc tại ngân hàng ACB, tôi ("bầu" Kiên- PV) khẳng định, ông Trần Xuân Giá luôn ý thức trong việc quản trị ngân hàng ACB, tuyệt đối tuân thủ pháp luật và minh bạch, công khai trong hoạt động kinh doanh. Tôi tin là không chỉ tôi, mà không ai có thể chỉ đạo, chi phối được ông Trần Xuân Giá và nhất là yêu cầu ông làm trái pháp luật. Các ý kiến của tôi được ông Trần Xuân Giá tôn trọng trên cơ sở các ý kiến đó đúng pháp luật và có lợi cho hoạt động của ngân hàng ACB. Có ý kiến của tôi được ông đồng tình, có ý kiến ông không đồng ý là lẽ đương nhiên, nhưng ông Giá điều hành quản trị ngân hàng ACB theo nguyên tắc tập thể, các ý kiến nếu khác nhau đều được bàn thảo cẩn trọng.
Sau đó, các thành viên HĐQT thực hiện việc biểu quyết, căn cứ vào kết quả biểu quyết, ông mới ban hành các Nghị quyết của HĐQT hoặc Thường trực HĐQT. Cá nhân tôi đánh giá rất cao vai trò, trách nhiệm của ông Trần Xuân Giá đối với hoạt động của ngân hàng ACB. Trong thời gian ông Trần Xuân Giá làm Chủ tịch HĐQT, ngân hàng ACB đã phát triển mạnh, hoạt động hiệu quả, an toàn, làm tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước". Vị luật sư bào chữa nhớ lại ý kiến của "bầu" Kiên nhận xét về ông Giá.
Cũng theo thông tin luật sư bào chữa cung cấp cho báo chí, dù ý kiến của ông Trần Xuân Giá về "bầu" Kiên như thế nào, thì "bầu" Kiên vẫn luôn tin tưởng và tôn trọng ông như một người thầy đáng kính. ông Giá chính là người đã động viên Nguyễn Đức Kiên làm kinh doanh từ hơn 20 năm trước. "Bầu" Kiên luôn biết ơn ông vì điều này. Trong đơn kiến nghị gửi các cơ quan tiến hành tố tụng, Nguyễn Đức Kiên đều đề nghị xem xét không xử lý hình sự đối với ông Trần Xuân Giá.
Trừ "bầu" Kiên, các bị cáo khác đều cúi đầu nhận tội
Sáng 4/12, HĐXX chuyển sang xét hỏi các bị cáo về tội Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Đây là tội danh mà 6 bị cáo trong Vụ án đều đồng loạt làm đơn kháng cáo. Khác với bị cáo Nguyễn Đức Kiên kháng cáo toàn bộ nội dung mà tòa sơ thẩm đã tuyên phạt bị cáo về tội danh này (bị cáo Kiên cho rằng mình không phạm tội Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng), thì nhiều bị cáo nguyên là quan chức ngân hàng ACB lại cúi đầu nhận tội và xin HĐXX giảm nhẹ hình phạt.
Bị cáo Lê Vũ Kỳ, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB nói cay đắng: "Tôi học Toán và Lý, về công tác tại ngân hàng ACB từ năm 1997-2008, phụ trách mảng công nghệ thông tin. Do tôi có nhiều thành tích nên được HĐQT cũ đề cử vào làm Phó Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2008-2013. Tôi chỉ có chuyên môn về công nghệ thông tin, không được đào tạo về tài chính, ngân hàng, do vậy, không am hiểu pháp luật về lĩnh vực này. Chính vì vậy, tôi tham gia HĐQT một cách thụ động, quyết định theo đa số". Bị cáo Kỳ nhận tội trước tòa phúc thẩm và mong được tòa giảm án vì gia đình có công với cách mạng và sức khỏe bị cáo rất yếu.
Bị cáo Trần Trung Cang cũng nhận tội như bị cáo Kỳ. Riêng với bị cáo Trịnh Kim Quang, ban đầu có nói: "Tôi không cố ý làm trái", đồng thời đưa ra nước đôi: "Nếu quá trình xét xử, HĐXX thấy tôi phạm vào tội khác, tôi xin được giảm án". Vị chủ tọa lớn tiếng: "Bị cáo kêu oan, tòa xem xét về kháng cáo này. Nếu không có căn cứ, tòa không xét giảm án. Bị cáo kêu oan hay xin giảm án". Bị cáo Quang run rẩy: "Quan điểm của tòa như vậy, tôi không kêu oan, xin tòa giảm án".
HƯỜNG TUẤN
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Bầu Kiên khẳng định không lừa bầu Long Trả lời trước tòa vào sáng nay, bầu Kiên nói rằng, ông ta và ông Trần Đình Long (Chủ tịch HĐQT Cty cổ phần tập đoàn Hòa Phát - Cty Hòa Phát), Trần Tuấn Dương (Tổng giám đốc Cty Hòa Phát), đều đủ trình độ để "không ai lừa ai". Dù nom khá mệt mỏi, song, khi thẩm phán đặt các câu hỏi,...