Chuyện của những sinh viên “mắc kẹt” ở TP.HCM
Hiện nay, đang có rất nhiều sinh viên (SV) của các trường đại học, cao đẳng, trường nghề… bị “mắc kẹt” lại TP.HCM.
Có nhiều nguyên do để SV ở lại, tuy nhiên, chủ yếu là do vừa học vừa đi làm.
“Mừng muốn rớt nước mắt”
TP.HCM bước vào đợt giãn cách, thực hiện Chỉ thị 16 nên các cơ sở/đơn vị cũng đóng cửa, vì vậy, SV cũng không còn việc làm, dẫn tới “mắc kẹt” lại Thành phố này.
Quà là trứng, chả lụa, xúc xích…
Trong số này, nhiều em có hoàn cảnh hết sức khó khăn (vất vả ở lại đi làm thêm) nên việc lo nhu yếu phẩm hàng ngày càng vất vả hơn. Trước tình cảnh đó, nhiều đơn vị, nhà hảo tâm và các trường đã có kế hoạch giúp đỡ những SV có hoàn cảnh này.
Điển hình như, tại trường đại học Nguyễn Tất Thành, khoa Du lịch và Việt Nam học đã kêu gọi sự hỗ trợ của các các giảng viên thỉnh giảng – là những doanh nhân, người có lòng hảo tâm, cùng với đội ngũ cán bộ, giảng viên trong khoa quyên góp được 200 phần quà hỗ trợ cho 200 SV.
Quà là gạo, mì gói, dầu ăn…
Mỗi phần quà trị giá gần 600 ngàn đồng, gồm 10kg gạo, 1 chai ăn, 1 chai nước tương, 1 thùng mì, 20 trứng gà và có thêm chả lụa, lạp xưởng hay xúc xích.
“Thật bất ngờ khi em nhận được món quà này, mừng muốn rớt nước mắt. Mấy ngày qua, cơ bản em phải ăn mì gói, vì tích trữ ít tiền để còn duy trì hết giãn cách, chỗ làm mở cửa.
Video đang HOT
Em ở lại vừa học (online) vừa làm thêm ở quán cà phê nhưng đã bị đóng cửa nên càng lo hơn. Tuy nhiên, có số quà này giúp em chiến đấu được một đoạn dài rồi. Em chỉ biết nói cảm ơn”, một SV quê Cà Mau đang trọ ở quận Gò Vấp chia sẻ.
Được trao tận tay đến từng SV đang “mắc kẹt” ở TP.HCM.
Trao đổi với PV Người Đưa Tin Pháp luật, bà Phan Thị Ngàn, Trưởng khoa Du lịch và Việt Nam học cho biết: “Các thầy cô trong khoa cùng các thầy cô doanh nghiệp và các nhà hảo tâm đã chuẩn bị được 200 phần quà hỗ trợ cho những SV ở các địa phương lên học nhưng bị mắc kẹt, không về quê được.
Đây là những SV có hoàn cảnh khó khăn ở lại TP.HCM để vừa học vừa làm. Tuy nhiên, do dịch bệnh các em không đi làm được nên gặp nhiều khó khăn”.
200 phần quà hỗ trợ cho những SV ở các địa phương lên học nhưng bị mắc kẹt, không về quê được.
Thậm chí, “nhiều em còn bị kẹt trong các khu phong tỏa, không có người thân nên lại càng khó khăn gấp bội. Trước tình hình đó, khoa đã chủ động kêu gọi sự hỗ trợ tương thân tương ái của mọi người và chuẩn bị được số quà trên”, bà Ngàn cho hay.
Quà này do chính tay thầy cô chuẩn bị, trực tiếp đi trao tận tay cho SV.
Lan toả cảm xúc
Khoảng 10 thầy cô trong khoa đã không quản ngại khó khăn, chuẩn bị quà và trực tiếp gửi đến tận tay – nơi các em đang sinh sống trên khắp địa bàn TP.HCM.
Nhiều em còn “kẹt” trong các khu phong toả nên càng khó khăn hơn.
“Việc làm dù nhỏ nhưng cũng giúp được em được phần nào để giải quyết khó khăn trước mắt. Khoa sẽ tiếp tục thực hiện việc này”, bà Ngàn chia sẻ biết thêm.
Món quà rất ý nghĩa với SV trong lúc khó khăn.
Nhiều thầy cô không quản ngại, vất vả, lo lắng về dịch bệnh… sẵn sàng đến các điểm, kể cả đến khu bị phong toả để trao quà cho các em (giao quà tại điểm được phép).
Điều này cho thấy, thầy cô không chỉ dạy các em kiến thức mà còn lan toả thông điệp về sự tương thân, tương ái trong lúc khó khăn.
Nhưng các em cũng nhận được quà nên phần nào đỡ lo cái trước mắt.
Không dừng lại đó, nhiều bạn SV cũng gửi số tiền từ 200 đến 500 ngàn đồng ủng hộ cho chiến dịch này, để giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn.
Nhiều bạn khó khăn đã nhường quà này cho các bạn khó khăn hơn.
Xúc động hơn, có nhiều bạn bị mắc kẹt lại TP.HCM nhưng vẫn đảm bảo được cuộc sống đã nhường lại suất này cho những người khó khăn hơn. “Thật là cảm động trong lúc ai cũng khó khăn. Điều đó cho thấy, SV biết thấu hiểu và chia sẻ – nét đẹp của giới trẻ ngày nay cần được phát huy”, bà Ngàn chia sẻ thêm.
Trường nghề Hà Nội xây dựng kịch bản đón học sinh, sinh viên đi học trở lại
Để đón học sinh, sinh viên (HS, SV) quay trở lại trường học từ ngày 8/3, các trường nghề trên địa bàn TP Hà Nội đã tổng vệ sinh, phun khử khuẩn, xây dựng kịch bản dạy học và phòng chống dịch Covid-19.
Để đảm bảo an toàn cho HS, SV đi học trở lại, Sở LĐTB&XH Hà Nội đã yêu cầu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) thực hiện những biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Theo đó, các đơn vị thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền, quán triệt đến HS, SV, cán bộ, giáo viên, và người lao động nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định. Các đơn vị không lơ là, chủ quan, đảm bảo kiểm soát hiệu quả, không để dịch lây lan tại đơn vị và trên địa bàn.
Đồng thời, rà soát, lập danh sách và hướng dẫn chủ động khai báo y tế, thông báo tới chính quyền tại nơi cư trú đối với những cán bộ, giáo viên, HS, SV, học viên đến từ các vùng đang có dịch theo quy định.
Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội phun khử khuẩn, tổng vệ sinh để đón học sinh, sinh viên trở lại trường học từ ngày 8/3.
Ghi nhận của phóng viên Kinh tế &Đô thị cho thấy, đến chiều ngày 7/3, các công việc chuẩn bị đón HS, SV của các cơ sở GDNN đã hoàn tất. Trong 3 ngày cuối tuần, các trường cao đẳng CĐ), CĐ nghề, trung cấp (TC), TC nghề thực hiện tổng vệ sinh, phun khử khuẩn và xây dựng kịch bản, phân công đội ngũ đón HS, SV vào ngày 8/3.
Phó Hiệu trưởng trường CĐ nghề Công nghiệp Hà Nội Nguyễn Văn Huy cho biết: Các phòng, khoa, trung tâm của trường đã tổ chức vệ sinh, khử khuẩn tại nơi làm việc, lớp học, nhà xưởng, đồ dùng, thiết bị dạy học và đảm bảo các điều kiện cho HS, SV trở lại học tập trong điều kiện bình thường mới.
Đồng thời cho biết, kịch bản khi đón HS, SV trở lại trường: "Nhà trường đã yêu cầu các giáo viên chủ nhiệm liên hệ với các HS, SV về việc khai báo y tế. Đối với những HS, SV đến từ vùng có dịch như Hải Dương, ngoài việc khai báo y tế thì phải có giấy xét nghiệm kết quả âm tính mới được vào trường. Từ ngày thứ Hai (8/3), tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên, HS, SV ngay khi vào cổng trường đều phải sát khuẩn tay, đo thân nhiệt. Ngoài ra, chúng tôi bố trí các bình sát khuẩn ở tất cả các cổng vào, xưởng, hành lang lớp học".
Cán bộ, giáo viên và người lao động trường Trung cấp nghề Tổng hợp Hà Nội tổng vệ sinh, khử khuẩn toàn bộ các khu vực trong trường.
Dù đã lau dọn nhiều lần nhưng hôm nay, trường TC nghề Tổng hợp Hà Nội tiếp tục huy động cán bộ, viên chức và người lao động toàn trường tập trung vệ sinh, khử khuẩn. Hiệu trưởng trường TC nghề Tổng hợp Hà Nội Khuất Huy Bằng chia sẻ kế hoạch đón HS đi học trở lại: "Lần này, nhà trường tiếp tục khởi động lại quy trình để thực hiện công tác phòng chống dịch. Cùng với việc dọn vệ sinh, lau bàn ghế tất cả các khu nhà, nhà trường bố trí 30 bình rửa tay khô tại đầu các dãy nhà dạy lý thuyết và thực hành. Và bố trí hệ thống nước rửa tay tại các khu nhà để HS sử dụng trong những ngày đến trường học".
Trường Trung cấp Giao thông công chính Hà Nội lau chùi máy móc, trang bị nước rửa tay, khẩu trang cho cán bộ, giáo viên, học sinh khi trở lại trường học.
Về phía trường TC nghề Giao thông công chính Hà Nội quán triệt nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo của T.Ư, TP và Sở LĐTB&XH, Sở GTVT về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19. Các đoàn thể, phòng khoa duy trì thường xuyên nhắc nhở, phổ biến về phòng chống dịch Covid-19 cho cán bộ, viên chức, người lao động và HS. Và, cài đặt ứng dụng Bluezone, bật Bluetooth để sử dụng ứng dụng hiệu quả, giúp truy vết nhanh người tiếp xúc gần với ca nhiễm, nghi nhiễm dịch bệnh Covid-19.
Phó Hiệu trưởng trường TC nghề Giao thông công chính Hà Nội Trần Việt Hùng cho biết: Nhà trường thực hiện nghiêm thông điệp 5K; kiểm tra thân nhiệt hàng ngày cho toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động, HS và khách đến liên hệ công tác; thực hiện khai báo y tế, khi có dấu hiệu ho, sốt, khó thở, viêm phổi phải đến ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn kịp thời. Các đơn vị không tổ chức hoạt động tập trung đông người, giữ khoảng cách tối thiểu...
Trong ngày đầu tiên HS, SV trở lại trường học, các cơ sở GDNN sẽ kiểm tra kiến thức cơ bản đã được dạy học online, sau đó đi vào hướng dẫn thực hành. Đối với những môn đã học xong, giáo viên sẽ cho HS, SV ôn tập và kiểm tra. Đồng thời, các trường dạy nghề nghiêm túc thực hiện phòng chống dịch Covid-19 để đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người.
Không cấm hút thuốc trong trường ĐH, CĐ có khối tích trên 5.000 m3? Bộ Y tế mới đưa ra dự thảo Hướng dẫn thực hiện quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá, nhưng lại không cấm hút thuốc tại trường đại học và trường nghề có khối lớp học có khối tích trên 5.000 m3. Thuốc lá không bị cấm trong cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp có khối...