Chuyện cư dân mạng tự viết bộ luật bảo vệ internet
Từ khi trang web được thành lập vào năm 2005 cho đến nay, những “cư dân” của reddit.com được coi như những người truyền tin tức, tạo nên cũng như phổ biến những trào lưu mạng đầu tiên, bên cạnh diễn đàn ảnh (imageboard) 4chan.org. Và mới đây, những người sử dụng Reddit lại thêm hy vọng họ sẽ có tên trong lịch sử internet khi “tự tay” viết nên một bộ luật bảo vệ các nội dung số trên mạng internet trước những bộ luật hay hiệp định như SOPA hay ACTA.
Được Reddit tạo hẳn cho một phân vùng riêng (r/fia), mọi thứ về bộ luật được chính các &’ netizen’ viết ra mang tên Free Internet Act (FIA) này đều có thể được cộng đồng người sử dụng đem ra bàn luận cũng như góp ý để sửa đổi.
Mục tiêu của bộ luật được viết rất rõ ràng ở cạnh trang web: “Nhằm mục đích khuyến khích sự đa dạng, sáng tạo, những điều mới mẻ cũng như những thay đổi cần thiết bằng cách ngăn chặn những biện pháp kiểm duyệt mạng toàn cầu. FIA sẽ tạo ra một công đồng internet không có sự kiểm duyệt ở bất kỳ đâu. Người sử dụng internet có quyền được sở hữu kiến thức một cách miễn phí. Chúng ta, những người sử dụng internet mới là những người kiểm soát nội dung của mạng toàn cầu, chứ không phải chính phủ các nước. Tuy nhiên, những bộ luật với nội dung bảo vệ quyền sở hữu tài sản trí tuệ sẽ vẫn có giá trị”.
Sau những nỗ lực phản đối bộ luật SOPA hay hiệp định ACTA bước đầu đi đến kết quả tốt, một &’Redditor’ người Áo với nickname &’RoyalWithCheese22′ đã đi đến quyết định sẽ cùng cộng đồng Reddit tạo nên một bộ luật để bảo vệ mạng internet. “Ý tưởng của tôi chợt đến khi cùng một lúc, hàng loạt bộ luật đe dọa internet cùng xuất hiện. Những nỗ lực phản đối SOPA lẫn PIPA đã bước đầu thành công, và tôi nghĩ rằng cộng đồng internet hoàn toàn có thể tạo ra một thứ để đối phó với tất cả những bộ luật có khả năng đe dọa mạng toàn cầu”.
Tuy nhiên, mặc dù là một quản trị viên Reddit, &’RoyalWithCheese22′ không hề tự nhận mình là người điều hành dự án FIA. “Tôi không phải leader của dự án. Đây là một dự án tập thể theo đúng nghĩa đen. Bất cứ thứ gì được tập thể đồng tình đều sẽ có mặt trong FIA”.
Video đang HOT
Một người sử dụng Reddit khác đến từ Anh với nickname &’Downing_Street_Cat’ đã thấy bài post về FIA của &’RoyalWithCheese22′ và quyết định tạo ra một phân vùng riêng trên Reddit chỉ để cho các Redditor khác bàn luận cũng như góp ý về &’bộ luật’ này. Anh cho biết: “Chúng tôi đang cố tạo ra một văn bản hợp pháp bao vệ quyền tự do trên internet cũng như ngăn chặn những thứ như SOPA hay ACTA”.
Sau nhiều tranh luận, cuối cùng thì các Redditor cũng quyết định FIA sẽ là một bộ luật quốc tế. Trong FIA có ghi rất rõ: “những bộ luật của các quốc gia đơn lẻ không hề có giá trị trên mạng internet” cũng như “không một quốc gia nào có thể trở thành bá chủ internet”. Về phần những hành vi phạm pháp có liên quan đến mạng toàn cầu, FIA chỉ rõ: những hành vi phạm pháp sẽ được “xử lý dựa trên những bộ luật đã có sẵn tại từng quốc gia”.
Ở thời điểm hiện tại, bản dự thảo bộ luật bảo vệ internet của Reddit vẫn còn đang trong quá trình sửa đổi và bổ sung, tuy nhiên ai cũng hy vọng FIA sẽ trở thành một bộ luật toàn cầu. &’RoyalWithCheese22′ nói: “Quả là một ý tưởng tuyệt vời khi cho người dân tự viết nên bộ luật bảo vệ quyền lợi của chính họ”.
Theo ICTnew
Sau SOPA, đến lượt châu Âu biểu tình phản đối ACTA
Quốc hội Mỹ đã rút lại việc xem xét hai dự luật về vi phạm bản quyền trên Internet, nhưng một đạo luật tương tự mang tên ACTA lại khiến châu Âu "dậy sóng". Một cuộc biểu tình lớn dự kiến sẽ diễn ra vào 11/2.
SOPA và PIPA là hai dự luật gây tranh cãi của Mỹ với nội dung nếu website đặt máy chủ ở ngoài nước Mỹ chứa thông tin vi phạm bản quyền, họ có quyền chặn trang web đó. Dự luật nghe có vẻ chỉ giới hạn trong phạm vi nước Mỹ nhưng với tính chất "không biên giới" của Internet, nó ảnh hưởng đến nhiều dịch vụ nổi tiếng. Chính vì vậy, ngày 18/1, Google, Wikipedia, Wired, Firefox và hàng chục website khác đã thực hiện nên một cuộc biểu tình online rầm rộ bằng cách tự "kiểm duyệt" trang chủ, với mục đích cho thế giới thấy viễn cảnh không thể tìm kiếm thông tin miễn phí trên mạng "kinh khủng" như thế nào.
Trước làn sóng phản đối quyết liệt, ngày 20/1, tác giả của hai dự luật đã tự nguyện xin rút việc biểu quyết SOPA và PIPA. Những tưởng mọi chuyện đã lắng xuống, bất ngờ ngày 26/1, 22 trong số 27 thành viên của Liên minh châu Âu (trừ Cyprus, Đức, Estonia, Hà Lan và Slovakia) cùng ký Đạo luật chống giả mạo thương mại ACTA (Anti-Counterfeiting Trade Agreement) tại Tokyo (Nhật).
ACTA là gì?
Thành viên cánh tả trong Quốc hội Ba Lan đeo mặt nạ phản đối ACTA. ẢNh: PunditKitchen.
ACTA là đạo luật quốc tế ra đời với mục đích bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Đây là thỏa thuận giữa Mỹ và Nhật từ năm 2006. Australia, Canada, Morocco, New Zealand, Singapore và Hàn Quốc bắt đầu đồng ý tham gia từ tháng 10/2011.
Một trong những vai trò cơ bản của ACTA là ngăn cản hành vi sao chép trái phép trên Internet. Nó hoạt động độc lập với các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc (UN) hay Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Việc đa số các nước thuộc Liên minh châu Âu quyết định gia nhập ACTA khiến đạo luật này trở thành tâm điểm của Internet. Tổ chức biên giới điện tử Electronic Frontier Foundation nhận định: "Bạn có thể không biết đến ACTA, nhưng nó có khả năng mở rộng việc áp dụng các luật về sở hữu trí tuệ hiện hành lên môi trường Internet. Dù chỉ được ký giữa một số quốc gia, nó có tầm ảnh hưởng toàn cầu như các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) buộc phải theo dõi hoạt động của người dùng, hạn chế sự tự do của con người trong việc tiếp cận thành tựu công nghệ, tác động cả đến việc chia sẻ thông tin hợp pháp trên Internet, kéo theo là khả năng phát triển của một quốc gia".
Biểu tình chống ACTA
Biểu tình chống ACTA đã diễn ra tự phát ở nhiều nơi. Ảnh: Censorcensorship.
Khi Ba Lan tuyên bố tham gia ACTA, nhiều trang web chính phủ ở nước này đã phải hứng chịu các đợt tấn công từ chối dịch vụ (DDoS). Ngày 4/2, một nhóm hacker có liên quan đến tổ chức tin tặc Anonymous tuyên bố là tác giả của vụ đánh sập website chính phủ Thụy Điển nhằm phản đối ACTA.
Bản đồ những khu vực sẽ diễn ra biểu tình chống ACTA vào 11/2.
Trên Internet, tổ chức Access đang kêu gọi những người chống ACTA tham gia một cuộc biểu tình quy mô lớn vào ngày 11/2 với thông điệp: "Đã đến lúc chúng ta sử dụng Internet để bảo vệ Internet".
Theo VNExpress
Hiệp định ACTA - Mối đe dọa mới đối với cộng đồng internet? Cuối cùng thì cả hai dự luật gây tranh cãi là SOPA và PIPA đều đã "tạm biến mất" khỏi Nghị Viện Hoa Kỳ . Đó có thể được coi là một chiến thắng bước đầu của cộng đồng người sử dụng internet trên toàn thế giới. Tuy nhiên, một bản hiệp ước hoàn toàn mới có xuất xứ từ "lục địa già"...