Chuyến công du khó khăn của Obama tới châu Á
Chưa nguôi ngoai sau thất bại của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa kỳ hôm 4/11, Tổng thống Mỹ Barack Obama lại lên đường tới Trung Quốc vào cuối tuần này để tái khẳng định với các quốc gia châu Á về cam kết của Washington nhằm “xoay trục” sang khu vực.
Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ lên đường công du châu Á vào ngày mai 9/11.
Lo lắng bộn bề trước các cuộc khủng hoảng toàn cầu, từ phiến quân Hồi giáo tại Iraq và Syria tới cuộc xung đột ở Ukraine và đại dịch Ebola, ông Obama sẽ vẫn đặt mục tiêu bác bỏ những lo ngại rằng sự chú ý của Washington ngày càng rời xa khỏi các vấn đề của châu Á.
Ngoài việc tham dự hội nghị thương đỉnh kéo dài 2 ngày với các lãnh đạo APEC, khai mạc vào thứ Hai tuần tới tại Bắc Kinh, ông Obama sẽ có các cuộc gặp riêng rẽ với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào thứ Ba và thứ Tư.
Sau đó nhà lãnh đạo Mỹ sẽ đi Myanmar tham dự hội nghị cấp cao Đông Á bên lề một nghị thượng đỉnh ASEAN tại Naypyidaw trước khi tới Brisbane, Úc dự hội nghị G20.
“Đây là sẽ một chuyến công du khó khăn cho Tổng thống”, Ernest Bower, cố vấn cấp cao về châu Á tại Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS), nhận định.
“Tôi nghĩ khi Đông Nam Á quan sát chuyến thăm này và khi ông ấy đến, họ sẽ băn khoăn tự hỏi rằng Barack Obama bây giờ là ai sau cuộc bầu cử giữa kỳ”.
“Họ sẽ muốn xem liệu ông ấy có bổn phận và khả năng chính trị, nguồn lực chính trị để thực hiện các cam kết trước đó hay không”, ông Bower nói thêm.
Đảng Dân chủ của ông Obama đã thất bại nặng nề trước đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử giữa kỳ vừa qua. Các đối thủ chính trị của ông Obama đã nắm vị thế lãnh đạo tại quốc hội, giành quyền kiểm soát thượng viện và củng cố thế đa số tại hạ viện.
Video đang HOT
Các đồng minh trên toàn cầu giờ đây đang quan sát một cách lo lắng xem liệu ông Obama có thể thực hiện các chương trình đối ngoại nào hay không hay ông sẽ bị gây “làm khó” bởi một quốc hội với các ý tưởng rất khác về đường hướng tương lai của nước Mỹ.
Chỉ ít ngày trước chuyến công du châu Á, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã mỉa mai sự lãnh đạo của ông Obama.
“Ông Obama thường nói “Đúng, chúng tôi có thể”, vốn khiến mọi người rất kỳ vọng vào ông ấy”, tờ Thờ báo Hoàn cầu viết, liên hệ tới khẩu hiệu “Yes, we can” trong chiến dịch tranh cử hồi năm 2008 của ông. “Nhưng ông ấy đã làm một công việc tẻ nhạt, hầu như không mang lại điều gì cho những người ủng hộ. Xã hội Mỹ ngày càng chán nản với sự tầm thường, vô vị của ông ấy”.
Nhưng chuyến thăm này cũng là cơ hội để ông Obama gắn kết với châu Á sau khi bị cuộc phải hủy chuyến công du tới Bali, Indonesia để tham dự hội nghị APEC hồi năm 2013 do cuộc khủng hoảng ngân sách. Mặc dù các quốc gia châu Á vẫn lịch sử nói rằng họ hiểu lý do ông Obama không đến, nhưng ở “hậu trường” đã xuất hiện những lời bán tán.
“Tổng thống vẫn cam kết với châu Á về chiến lược tái cân bằng và việc thực thi nó sẽ là ưu tiên hàng đầu trong suốt nhiệm kỳ 2″, cố vấn an ninh quốc gia Susan Rice khẳng định hôm 7/11.
“An ninh và sự thịnh vượng của Mỹ ngày càng gắn bó chặt chẽ với châu Á-Thái Bình Dương. Mỹ hiện vẫn là sẽ là một cường quốc châu Á-Thái Bình Dương”, bà Rice nhấn mạnh.
Những quan tâm hàng đầu của ông Obama trong các cuộc hội đàm với giới chức Trung Quốc là tội phạm mạng, căng thẳng lãnh thổ do các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông.
Có một vài hi vọng cho các cuộc hội đàm mang tính xây dựng về chủ đề biến đổi khí hậu tại Bắc Kinh trong bối cảnh hai nước thải khí CO2 nhiều nhất thế giới và tiêu thụ năng lượng lớn nhất hướng tới các cuộc đàm phán quan trọng của Liên hợp quốc về sự nóng lên của khí hậu toàn cầu ở Paris, Pháp vào năm tới.
Ông Obama cũng sẽ gặp lãnh đạo từ các đồng minh khu vực, trong đó có Thủ tướng Úc Tony Abbott, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, và có cuộc hội đàm đầu tiên với tân Tổng thống Indonesia Joko Widodo.
Tại Myanmar, chuyến công du lần thứ 2 của ông tới nước này, nhà lãnh đạo Mỹ sẽ gặp Tổng thống Thein Sein và lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi. Washington đang nỗ lực để bình thường hóa quan hệ với Myanmar, dỡ bỏ hầu hết các biện pháp cấm vận của Mỹ vốn được áp dụng với chính quyền quân sự cũ.
Việc đảng Cộng hòa kiểm soát quốc hội có thể là tin tốt cho chính quyền Obama trong bối cảnh Mỹ muốn ký kết một thỏa thuận thương mại tự do đầy tham vọng, Hiệp ước Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với sự tham gia gồm 12 nước, vì phe Cộng hòa có khuynh hướng ủng hộ TPP.
Trung Quốc đã bị loại khỏi các cuộc đàm phán hiện thời, nhưng Mỹ và Nhật đang mong muốn ký kết hiệp ước sớm nhất có thể. Tuy nhiên, giới chức Nhà Trắng nói rằng một tuyên bố về TPP tại các cuộc hội đàm APEC là không có khả năng xảy ra.
An Bình
Tổng hợp
Chi 60.000 USD nếu muốn công du cùng Obama
Các phóng viên muốn đồng hành và đưa tin về chuyến công du châu Á - Thái Bình Dương của Tổng thống Barack Obama tuần tới sẽ phải chi ra ít nhất 60.000 USD chỉ riêng tiền đi lại.
Tổng thống Obama tại sân bay ở căn cứ Không quân Andrews, ngoại ô Washington, hôm qua. Ảnh minh họa: Reuters
Theo Telegraph, các hãng tin Mỹ đang bày tỏ sự thất vọng với chi phí quá cao cho chuyến đi 9 ngày cùng Obama đến Australia, Trung Quốc và Myanmar.
Với giá vé máy bay 60.000 USD, các phóng viên cũng chưa thể có một ghế trên chuyên cơ Không Lực Một. Họ chỉ được đi trên một máy bay thuê theo sau đuôi chiếc Boeing-747 của tổng thống khắp thế giới. Chi phí ăn uống, khách sạn và các khoản khác sẽ tiêu tốn thêm khoảng 10.000 USD.
Hiệp hội Phóng viên Nhà Trắng (WHCA), đơn vị tổ chức chuyến đi, thừa nhận mức giá trên là "đáng kinh ngạc" nhưng cho rằng nguyên nhân là do chỉ có 51 phóng viên đăng ký. Do đó, chi phí thuê máy bay được chia đều giữa các phóng viên cũng sẽ tăng cao.
Dù tất cả các tờ báo lớn của Mỹ như Washington Post, New York Times, và các đài truyền hình lớn đều cho biết họ sẽ cử phóng viên tham gia, nhiều hãng vẫn đang cân nhắc cắt giảm đội ngũ này để tiết kiệm tiền.
Washington Post, tờ báo đầu tiên than phiền về chi phí "cao ngất trời" của chuyến đi, ước tính mức giá này đắt gấp ba lần so với các chuyến tương tự đến châu Phi năm ngoái hay châu Á năm 2012.
Việc có ít phóng viên đăng ký tham gia được cho là vì sự quan tâm của báo chí với Obama đã suy giảm khi ông gần kết thúc nhiệm kỳ tổng thống. Ngoài ra, việc khó tiếp cận với Obama và các quan chức cấp cao khi ông đến các nước như Trung Quốc hay Myanmar cũng là một lý do.
Ken Walsh, cựu chủ tịch WHCA, cho biết các hãng truyền thông thiếu tiền đang vướng vào "một vòng luẩn quẩn" khi chi phí đắt đỏ buộc họ phải để các phóng viên ở nhà, cắt giảm quy mô đội ngũ và do đó đẩy cao chi phí cho những người tham gia.
Christi Parsons, chủ tịch WHCA, thừa nhận rằng "không ai vui vẻ" với cái giá đó và cho biết tổ chức này cùng các nhà sản xuất truyền hình sẽ tìm kiếm các giải pháp nhằm cắt giảm chi phí trong tương lai.
Chuyến công du ba nước châu Á - Thái Bình Dương sắp tới của ông Obama là một phần trong chiến lược tái cân bằng ở khu vực này. Tại Bắc Kinh, ông sẽ tham dự hội nghị cấp cao của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) trong hai ngày 10 và 11/11. Ông sẽ lưu lại Trung Quốc thêm một ngày trước khi đến Myanmar dự Hội nghị Cấp cao Đông Á.
Tổng thống Mỹ sẽ bay sang Brisbane, Australia, dự hội nghị của các nước thuộc nhóm G-20 vào ngày 15 và 16/11.
Anh Ngọc
Theo VNE
Cuộc đua trở lại Mỹ Latin của Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc và Nga Thủ tướng Nhật Bản Abe vừa kết thúc thăm các nước Trung Nam Mỹ-khu vực mà cả Trung Quốc, Nga và Mỹ cũng đang rất quan tâm. Đêm 2/8 (giờ Nhật Bản), Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã kết thúc thăm Brazil-chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến công du tới 5 nước khu vực Trung Nam Mỹ là Mexico, Trinidad và...