Chuyện chưa từng kể của nhân viên Apple Store
Những người làm việc bán thời gian tại Apple Store nhận lương 8 bảng/giờ, gần như không có cơ hội thăng tiến. Làm nhân viên Apple đôi khi không phải giấc mơ như nhiều người nghĩ.
Bất cứ ai khi đặt bút ký hợp đồng làm việc tại Apple Store đều biết, họ không được phép đưa ra bất cứ phát ngôn chính thức nào. Họ thậm chí không được đề cập đến công việc của mình trên Facebook hoặc chụp ảnh selfie với chiếc áo cổ chữ T màu xanh quen thuộc.
Business Insider vừa có bài phỏng vấn hàng nghìn chữ với một cựu nhân viên Apple Store tại Anh. Người này đảm nhiệm công việc bán lẻ tại cửa hàng Apple trong 4 năm (2011 đến cuối 2015), tiết lộ nhiều thông tin thú vị tại các cửa hàng này.
Nhân viên Apple Store với chiếc áo cổ chữ T màu xanh quen thuộc. Ảnh: AP.
Chẳng hạn, chính sách của công ty không khuyến khích nhân viên làm việc toàn thời gian, cũng không thường xuyên tạo cơ hội cho họ thăng tiến. Nhân viên bán lẻ nhận lương khoảng 8 bảng/giờ (11,7 USD). Họ không kiếm đủ để mua các sản phẩm mình đang bán, và không được thưởng ngay cả khi kiếm về cho công ty những hợp đồng bán lẻ giá vài trăm nghìn USD.
Dưới đây là phần lược dịch một phần trong bài phỏng vấn của Business Insider với cựu nhân viên giấu tên của một cửa hàng Apple Store cỡ trung tại Anh:
Kiếm về hợp đồng 100.000 USD nhưng không được thưởng hoặc thăng tiến
- BI: Cho tôi biết một ngày bạn bán được bao nhiêu thiết bị?
- Cựu nhân viên Apple Store: Mỗi ngày, bạn làm ở một khu vực khác nhau: có thể bên phụ kiện, Mac hoặc iOS – gồm iPhone, iPad, iPod. Nếu ở khu vực bán máy Mac, tôi có thể bán khoảng 7 chiếc cho một ca làm việc 8 tiếng. Ở khu vực iPad cũng khoảng 7 chiếc trong khi với iPhone là khoảng 5 chiếc mỗi ngày.
- So với 10 thiết bị giá 800 bảng, việc bán 10 thiết bị giá 20.000 bảng sẽ được ghi nhận như thế nào?
- Có một điểm cơ bản tại Apple, đó là chúng tôi không thúc đẩy người mua. Nhiệm vụ của bạn là hướng dẫn người dùng và mang đến cho họ sản phẩm phù hợp. Vì vậy, bạn không thể gợi ý họ mua một chiếc máy tính giá 2.000 bảng trong khi thứ họ cần chỉ là một chiếc iPad. Chúng tôi muốn chắc chắn họ hài lòng với thứ mình mua và quay lại sau đó.
- Còn những hợp đồng lớn thì sao?
- Mỗi cửa hàng Apple Store đều có nhóm kinh doanh. Nếu bạn đến vào nói mình là khách hàng doanh nghiệp, sẽ có những dịch vụ khác dành cho bạn. Nhiều khách hàng đến để mua một món phụ kiện, nhân viên cửa hàng bán cho họ một sản phẩm khác với giá gấp đôi nhưng nhiều tính năng hơn. Họ cho biết nó hữu ích và quyết định mua vài trăm thiết bị cho công ty vài tuần, tiếp sau đó là vài trăm chiếc laptop.
- Có ai đó được thưởng cho việc này không?
- Không, chúng tôi chỉ được ghi nhận – đó sẽ là câu chuyện được chia sẻ với vài cửa hàng khác. Nhân viên đó sẽ nhận được một cái bắt tay.
Quản lý liên tục… ra đi
- Bạn làm việc cho Apple 4 năm. Tại sao bạn không thể trở thành quản lý?
- Mọi thứ rất khó khăn. Tôi làm việc với 5-8 quản lý cửa hàng trong thời gian 4 năm đó. Chỉ 1 trong số đó được thăng chức (từ cấp nhân viên lên), số còn lại đều tuyển từ bên ngoài.
Video đang HOT
Đây là một vấn đề gây tranh cãi. Họ cố gắng tổ chức các chương trình “Lead and Learn” để huấn luyện nhân viên cách ứng xử như một người quản lý. Chúng tôi có những nhân viên tuyệt vời làm việc trong khoảng 5 năm nhưng chỉ dừng ở cấp độ chuyên gia (cấp thấp nhất tại Appe). Nhiều người rời bỏ Apple vì chuyện này. Một số khác rời bỏ sau khi tốt nghiệp đại học – giống như tôi.
Họ nghĩ họ bắt đầu bằng công việc bán hàng, và có cơ hội thăng tiến nhưng không phải vậy. Ngoài ra, hầu hết người làm việc tại đây đều làm bán thời gian – khoảng 16-24 tiếng/tuần. Bạn gần như không thể làm thêm giờ. Đối với họ, được làm việc toàn thời gian đã là một sự thăng tiến lớn.
- Làm việc 20 giờ/tuần, lương 8 bảng/giờ. Làm cách nào bạn mua được một chiếc Apple Watch với 160 bảng/tuần?
- Bằng các khoản vay. Ngoài ra, không phải ai cũng có mức lương ấy. Một số người nhận lương nhiều hơn, chẳng hạn 9 bảng/giờ, sau đó tiếp tục tăng lên nếu làm toàn thời gian. Ngoài ra, với mỗi sản phẩm chính ra mắt hàng năm, chúng tôi được mua giảm giá 27%.
Tuy vậy, tôi có khá nhiều người bạn phải vay tiền để mua sản phẩm Apple mà họ yêu thích. Một trong số những người quản lý của tôi phải bỏ làm việc mức lương của anh ta không đủ để thuê một căn hộ mới. Anh ta khoảng gần 40 tuổi.
Bạn là nhân viên bán lẻ và có thể bị đối xử như những đống phân bởi khác hàng. Đây là một công việc khó khăn.
“Họ đợi bên ngoài cho đến khi tôi kết thúc công việc và tông tôi một cái bằng xe của họ”
- Họ đối xử với bạn ra sao?
- Thông thường, họ liên tục đến và phàn nàn về việc sản phẩm không hoạt động, dịch vụ không tốt hoặc hàng loạt vấn đề chẳng liên quan đến tôi.
60% những người đến gặp rắc rối thực sự. Vấn đề là họ sẽ gặp trực tiếp bạn. Họ không đặt lịch hẹn với Genius Bar. Trung bình mỗi ngày, tôi bị gọi là “chó cái” một lần vì không biết một điều gì đó.
Có lần, một người đến và phàn nàn về thiết bị không phải của Apple. Tôi xin lỗi vì nó không hoạt động và nói tôi sẽ cố hết sức để giúp đỡ. Sau đó, anh ta gọi tôi là “con chó cái lười biếng” và rằng tôi nên bị sa thải và “xuống địa ngục”.
- Một ngày, bạn gặp bao nhiêu trường hợp khách hàng như vậy?
- Ít nhất, một lần mỗi ngày chúng tôi gặp phải những khách hàng không hài lòng với cách ứng xử của mình, phải nhờ quản lý can thiệp. Với người làm tại Genius Bar, tỷ lệ còn cao hơn.
Tôi thậm chí bị đe dọa tính mạng. Một lần, hình như khách hàng mang đến một thiết bị hết bảo hành và nói với tôi rằng, nếu tôi không thể sửa nó miễn phí, anh ta sẽ đợi bên ngoài cho đến khi tôi kết thúc công việc và đâm tôi bằng chính chiếc xe của anh ta.
- Bạn có bị đâm xe thật không?
- Không. Hôm đó tôi làm việc muộn. Tôi không biết anh ta có đợi bên ngoài thật hay không. May mắn là tôi không gặp lại anh ta bất cứ lần nào nữa.
“Nhiều người về nhà và khóc vì công việc quá tồi tệ”
- Có những quy định đối với chiếc áo chữ T (áo màu xanh, đồng phục đặc trưng của nhân viên Apple Store) đúng không? Chẳng hạn, bạn không thể chụp ảnh selfie với nó?
- Bạn có thể chụp nhưng không được phép chia sẻ. Bạn cũng không được phép viết trên Facebook rằng mình làm việc cho Apple. Nhìn chung, bạn không được nói gì về Apple trên mạng.
- Đó có phải là văn hóa?
- Đó đúng là văn hóa, giống như việc dành sự tôn trọng tuyệt đối cho Steve Jobs. Mỗi quý, chúng tôi đều có một buổi họp toàn bộ các cửa hàng – nơi chúng tôi được xem những đoạn video mới nhất của Jonathan Ive và kết thúc bằng thông điệp: “ồ, nó thật tuyệt vời phải không”. Vẫn là ông ta, mỗi quý đều nói với chúng tôi về vẻ đẹp các sản phẩm ông ta làm ra.
Nó như một triết lý tại các cửa hàng rằng, bạn phải tin tưởng tuyệt đối vào Apple. Nó giống như việc mỗi ngày chúng tôi đến cửa hàng, mang một chiếc mặt nạ Apple, mặc dù rất ghét nó. Nhiều người tôi biết thường khóc mỗi khi về nhà vì công việc tồi tệ và quá nhiều yêu cầu.
- Chuyện gì xảy ra nếu bạn bước vào cửa hàng với một chiếc điện thoại Samsung?
- Có một người từng làm vậy – một trong số hơn 100 người chúng tôi. Không có gì xảy ra cả. Mọi người chỉ thấy lạ. “Tại sao nó tốt hơn iPhone?”. Chúng tôi bị nhồi nhét vào đầu rằng Apple là tốt nhất. Dần dần, bạn sẽ tin vào điều đó.
Chẳng hạn, khi Apple Watch ra mắt chúng tôi được phép mua giảm giá 50%. Tôi biết tôi không cần nó. Tuy nhiên, khi bạn ở trong cửa hàng và mọi ng đều nói” “chúa ơi, bạn sẽ mua Apple Watch chứ? Tôi chắc chắn sẽ mua”. Hầu hết những người tôi làm cùng đều mua, không phải vì họ cần nó mà vì họ bị nhồi nhét tư tưởng rằng đúng là họ cần nó.
- Đâu là sản phẩm tồi tệ nhất của Apple?
- Tại thời điểm này, đó là Apple Watch. Nó hơi giống với iPad đời đầu. Nó thiếu nhiều tính năng so với iPad 2. Chiếc Apple Watch mới có thể sẽ có nhiều tính năng hơn.
Thành Duy
Theo Zing
Bên trong Apple Store kiểu mới
Apple Store kiểu mới không chỉ là cửa hàng bán lẻ thông thường, nó thể hiện tham vọng của Apple - muốn trở thành một phần của cộng đồng.
Apple Store mới vừa được mở cửa vào thứ Bảy tuần trước, nó tọa lạc giữa trung tâm thành phố San Francisco, cạnh bên Công viên Union Square, biểu tượng của thành phố này.
Theo Phó Chủ tịch mảng bán lẻ của Apple là Angela Ahrendts, đây sẽ là tiêu chuẩn mới của các Apple Store trong tương lai. "Apple Store sẽ hòa vào cộng đồng", bà nói với The Verge.
Apple Store không mang lại nhiều doanh thu so với cửa hàng online. Nhưng trong 15 năm qua, đây được xem là những dấu ấn thực tế của Apple, thể hiện cách họ tiếp cận với người dùng cũng như thể hiện sự hiện diện của Apple tại nhiều thành phố lớn trên thế giới.
Cửa hàng này mang nhiều khác biệt, toàn bộ phần tường cao 12m ở mặt tiền được làm hoàn toàn bằng kính, ngăn cách bởi các trụ màu bạc. Khi ấn nút điều khiển, các cửa sẽ tách ra và biến Apple Store thành một cửa hàng mở. Với nhiều nhà thiết kế, gồm cả Jony Ive, đây là cách biến Apple Store thành một phần cơ hữu của thành phố.
Phần bên ngoài được Apple ví là "quà tặng" dành cho thành phố và sẽ trở thành chuẩn mực mới của Apple Store. Họ dự định biến nơi này thành không gian trao đổi nghệ thuật mỗi tuần dành cho các nghệ sĩ địa phương.
Bên trong, Apple xây dựng một phòng trao đổi được mở cửa 24/7, Wi-Fi miễn phí và các tác phẩm nghệ thuật của nghệ sĩ địa phương. Đây sẽ là nơi các nghệ sỹ tập hợp bàn luận về nghệ thuật và âm nhạc, nhiếp ảnh... cũng như các chủ đề xoay anh Mac hay iOS.
Gian chăm sóc khách hàng được thiết kế mở và xanh hơn, với cây xanh trồng ngay trong phòng.
Apple mở thêm gian hàng kiểu mới, cho phép các startup hay các công ty nhỏ đến và nhận lời khuyên từ các chuyên gia phát triển phần mềm, các nhà thiết kế được Apple thuê.
Genius Bar, nơi khách hàng đặt cuộc hẹn gặp trực tiếp nhân viên kỹ thuật đã được đổi tên thành Genius Grove, phủ xanh bởi cây trồng và không gian mở.
Ngoài ra, các gian trải nghiệm, trên tay sản phẩm cũng theo tiêu chuẩn của Apple, mọi sản phẩm mới nhất được trưng bày tại đây.
Rõ ràng Apple muốn thay đổi quan điểm của khách hàng về Apple Store. Biến một cửa hàng thành trung tâm văn hóa - nghệ thuật của cộng đồng sẽ là việc khó, Apple sẽ phải nỗ lực để thu hút các nghệ sĩ địa phương, không chỉ xem đây là nơi trưng bày hàng hóa.
Họ dự định biến đây thành một dấu mốc đáng nhớ của mọi thành phố. Ahrendts nói với The Verge: "Đây không chỉ là một cửa hàng, chúng tôi muốn mọi người nói "Gặp nhau ở cửa hàng Apple nhé" khi cần gặp gỡ".
Lê Phát
Ảnh: The Verge
Theo Zing
Tim Cook đến Trung Quốc sau tuyên bố đầu tư 1 tỷ USD Tim Cook có mặt tại Bắc Kinh sau khi tuyên bố đầu tư 1 tỷ USD vào "Uber của Trung Quốc" nhằm tìm hướng giải quyết các vướng mắc của Apple và chính phủ nước này. Thương vụ này có thể làm ấm lại quan hệ giữa Apple và Bắc Kinh, cũng như cho Tim Cook thêm lợi ích khi gặp gỡ các...