Chuyện chưa biết về ‘Tây du ký’ 1986
Chỉ riêng tại Trung Quốc, dù đã lên sóng hơn 2.000 lần nhưng “Tây du ký” phiên bản 1986 vẫn là bộ phim được yêu thích, cứ mỗi dịp năm mới lại có đài truyền hình chiếu lại, vẫn đạt rating rất cao.
Nữ đạo diễn Dương Khiết cùng bốn thầy trò Đường Tăng ngồi ca nô qua đảo quay phim cách đây gần 30 năm.
Ở tuổi 83, nữ đạo diễn Dương Khiết phát hành cuốn sách với tựa đề chính là tên ca khúc chủ đề Dám hỏi đường đi phương nào, kể lại nhiều kỷ niệm trong cuộc hành trình kéo dài từ 1982 đến 1986 để hoàn thành 25 tập phim Tây du ký. Bà thú nhận, bây giờ có thể ngồi theo dõi suốt 76 tập phim Chân Hoàn truyện, chứ không dám xem lại tác phẩm tâm huyết của chính mình. Mỗi hình ảnh, mỗi cảnh quay đều gắn liền với những kỷ niệm vui buồn, dù đã hơn 20 năm rồi nhưng vẫn rõ như in trong ký ức, cứ xem là khóc nên khi bật ti vi lên, thấy Tây du ký là bà chuyển kênh ngay.
Điều ít ai biết là 25 tập phim Tây du ký do nữ đạo diễn Dương Khiết thực hiện chỉ ghi hình bằng một máy quay duy nhất, lại thuộc loại máy “lớn tuổi” nên thường trở chứng. Phần lớn các cảnh quay đều thực hiện trong hang động, nhiệt độ thất thường nên máy quay cũng thất thường. Để đảm bảo tiến độ công việc và phòng trường hợp máy quay “giận dỗi”, có lần cả đoàn phim đã thức trắng bốn ngày bốn đêm quay miệt mài trong hang động vì không dám tắt máy, sợ khi khởi động lại nó không chịu hoạt động.
Dương Khiết kể, ngày đó bà vô cùng vất vả đi tìm diễn viên đóng vai Bạch Cốt Tinh vì không ai muốn thể hiện nhân vật “tai tiếng” này. Có một nữ diễn viên sẵn sàng tham gia, đó là Lưu Hiểu Khánh, nhưng vì yêu cầu một mình đóng ba vai (Bạch Cốt Tinh cùng hai hóa thân là cô gái quê và bà già) nên nữ đạo diễn đã không đồng ý. Cuối cùng, vai này do nữ nghệ sĩ Kinh kịch Dương Xuân Hà đảm nhận, tuy không xinh đẹp nhưng ấn tượng.
Trong cuốn sách Dám hỏi đường đi phương nào, Dương Khiết tiết lộ một chi tiết thú vị: diễn viên đóng vai đám con cháu ở Hoa Quả Sơn của Tôn Ngộ Không là các vận động viên trẻ của thành phố Hồ Nam, trong đó chú khỉ nhỏ nhất, loắt choắt nhất và quậy nhất sau này đã trở thành quán quân môn nhảy cầu thế giới Hùng Nghê.
Dưới đây là những hình ảnh trên phim trường Tây du ký cách đây gần 30 năm:
Video đang HOT
ANH DƯƠNG
Theo Infonet
Một vai diễn, hai gương mặt trong 'Tây du ký'
Với kỹ thuật hóa trang hiện đại hơn, các nhân vật quen thuộc của bộ phim kinh điển "Tây du ký" (1986) đã mang một hình ảnh khác, đẹp hơn trong phần hai được thực hiện năm 2000.
Mất 6 năm (từ 1982 đến 1986) để hoàn thành 25 tập phim, bộ phim Tây du ký của nữ đạo diễn Dương Khiết đã tạo nên "cơn sốt" kinh hoàng trên màn ảnh châu Á. Tuy nhiên, khi xem lại tác phẩm của mình, những người thực hiện vẫn chưa hài lòng và áy náy khi bốn thầy trò Đường Tam Tạng chưa đi hết con đường mà tác giả Ngô Thừa Ân đã viết. Vì vậy, năm 2000, Dương Khiết lại kéo quân quay thêm 16 tập phim, bổ sung những nạn mà thầy trò Đường Tam Tạng đã gặp chưa xuất hiện trong 25 tập phim trước.
Ngoại trừ Diêm Hoài Lễ (vai Sa Tăng) tuổi cao sức yếu không thể tham gia, hầu hết dàn diễn viên chính của phần một đều có mặt trong phần hai. Sự trở lại của họ vẫn đầy đam mê và nhân vật họ thể hiện như được tiếp thêm sức sống nhờ kỹ thuật hóa trang, kỹ thuật quay phim và kỹ xảo tân tiến.
Cùng so sánh các nhân vật ở hai phần của bộ phim Tây du ký (ảnh bên trái là tạo hình phần một, bên phải là tạo hình phần hai):
Tôn Ngộ Không (Lục Tiểu Linh Đồng đóng).
Trư Bát Giới (Mã Đức Hoa đóng).
Sa Tăng trong phần một do Diêm Hoài Lễ đảm nhận, sang phần hai do Thôi Cảnh Phú thể hiện.
Đường Tam Tạng (Từ Thiếu Hoa đóng) xuất hiện ở các tập 4,5,7,8,11,12,14, 16 trong phần một và từ tập 1 đến tập 8 trong phần hai.
Đường Tam Tạng (Trì Trọng Thoại đóng), xuất hiện ở các tập 13, 17 đến 25 trong phần một và từ tập 9 đến tập 16 trong phần hai.
Quan Âm Bồ Tát (Tả Đại Phân đóng).
Vai Ngọc hoàng đại đế do Trương Ngọc Hỉ đóng phần một và Vương Vệ Quốc đóng phần hai.
Phật Tổ Như Lai (Chu Long Quảng đóng).
Thái Thượng Lão Quân (Trịnh Dung đóng).
Thái Bạch Kim Tinh (Vương Trung Tín đóng).
Nhân vật Lý Tịnh do Vương Ngọc Lập thể hiện trong phần một và Trần Trọng Sanh đóng phần hai.
Ngãi Kim Mai đóng vai Na Tra trong phần một, phần hai do Chu Cầm đảm nhận.
Trong phần một, vai Long Hải Long Vương do Lý Tây Kinh đóng, sang phần hai do Thôi Cảnh Phú thể hiện. Thôi Cảnh Phú cũng là người đảm nhận vai Sa Tăng.
Sa Tăng - Diêm Hoài Lễ từng "đúp vai" Tây Hải Long Vương trong phần một, còn người đóng phần hai là Trì Quốc Đống.
Diêm Vương (Lưu Giang đóng).
Vua nhà Đường Lý Thế Dân (Trương Trí Minh đóng).
ANH DƯƠNG
Theo Infonet
Phim 'Tây Du Ký 1986' được lồng tiếng Việt Hè này, khán giả gặp lại ng trên só truynh trong nc. Bên cạnh việc lồ tiế Việt, kỹ thuậồ họa cũc áp dụể nâ cấp phầnh ảnh. Hình ảnh thầy trò Đờ Tă trênờ thỉnh kinh trong bộ phim nổi tiế. Ngoài ra, do phiên bản 1986 hiện nay khá, hình ảnh nhòe và khô còn sắc nét,ội ngũ kỹ thuật ở...