Chuyện bình thường của người không bình thường
Một câu chuyện được nói ra từ những khuôn miệng ú ớ không tròn một âm. Một câu chuyện được kể lại trên những chiếc xe lăn, những đôi nạng gỗ, những bộ não được gọi là không bình thường. Câu chuyện đó về những người đã thay đổi lịch sử nước Mỹ.
Fred Fay đã qua đời hai tháng trước khi bộ phim được chiếu – Ảnh:PBS
Cuộc chiến đấu trên xe lăn
17 tuổi, Fred Fay bị tổn thương tủy sống. Ngay lập tức, chàng thanh niên còn vừa thấy chân trời thênh thang trước mắt bỗng dưng bị gạt sang bên lề xã hội. Rất đơn giản, ấy là vì anh ta – khác với những người bình thường khác – không thể đi nữa. Fay đã phải sống cả phần đời còn lại trên chiếc xe lăn. Đó là điều bình thường mà anh phải chấp nhận. Nhưng có rất nhiều thứ mà con người được gọi là không bình thường này nhận thấy quá bất bình thường trong xã hội: lề đường không có chỗ để xe lăn lên, trường học không dành cho những người như anh, công sở cũng trở thành “hàng độc” cho đối tượng khác… Trong khi đó, số người khuyết tật ở nước Mỹ vào lúc đó là 60 triệu người – cộng đồng thiểu số lớn nhất trong xã hội. 60 triệu con người bị quên lãng! 60 triệu con người bị khước từ! 60 triệu con người bị khinh rẻ!
Video đang HOT
Có cuộc đời nào không đáng sống ? – Ảnh:PBS
Thế là từ trên xe lăn, Fay bắt đầu cuộc đấu tranh không hề yên ắng của mình. Cùng với một nhóm nhỏ những người khác, những người khiếm thính, khiếm thị, tự kỷ, chậm phát triển, không đủ tay, không có chân… Fay đã kiên định suốt mấy chục năm trời, để dẫu trong bối cảnh nước Mỹ còn bao bộn bề sau Thế chiến thứ 2, tiếng nói của họ làm thổn thức triệu triệu trái tim, vang dội nghị trường quốc hội, làm chấn động Nhà Trắng. Để rồi đến năm 1990, một trong hai điều luật quan trọng nhất trong lịch sử đấu tranh giành quyền bình đẳng xã hội ở Mỹ được tổng thống nước này ký thông qua: điều luật về người khuyết tật, công nhận quyền bình đẳng của họ: được tiếp cận với các phương tiện vật chất, với giáo dục, với công việc… như những người “bình thường” khác. Cuộc sống của hàng chục triệu người lúc đó và không biết bao nhiêu thế hệ người khuyết tật trong tương lai được thay đổi hoàn toàn.
Những cuộc đời đáng sống (tựa tiếng Anh Lives Worth Living) là bộ phim tài liệu lần đầu tiên được Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM giới thiệu tại Việt Nam trong khuôn khổ hàng loạt sự kiện trao đổi văn hóa giữa ở 2 nước. Đạo diễn Eric Neudel đã mất 4 năm rưỡi để làm xong bộ phim dài chưa đầy một giờ này. Đến khi phim được chiếu lần đầu tiên trên kênh PBS thì 4 nhân vật trong phim đã qua đời, trong đó có Fred Fay.
Xin đừng hỏi !
Tiếng nói của 21 con người, đa phần là khuyết tật, vang vọng từ đầu đến cuối bộ phim, kể lại cuộc đấu tranh bi tráng của họ. Không một người dẫn chuyện nào được sử dụng. Bao nhiêu năm làm việc với người khuyết tật, hơn ai hết đạo diễn Eric Neudel hiểu tầm quan trọng của việc phải để chính họ nói lên tiếng nói của mình. Neudel kể đó cũng chính là một trong những thách thức lớn nhất của ông nhưng rất khéo léo, ông đã dẫn dắt người xem vào một câu chuyện rất súc tích và cũng rất hấp dẫn. Không có nhiều hình ảnh đẹp, không nhiều thước phim tư liệu chất lượng cao nhưng Neudel vẫn tạo ra những cao trào đắt giá, chẳng hạn cảnh dòng người khuyết tật ùa lên tòa nhà quốc hội với những bậc cầu thang cao tít tắp. (Họ phải bò!). Xuyên suốt câu chuyện đầy cảm động, Neudel vẫn khiến người xem bật cười với đủ kiểu mánh khóe của “thủ lĩnh biểu tình” như xích người vào xe lăn để cảnh sát dẹp loạn không thể bế họ đi…
Những cuộc đời đáng sống – lời khẳng định ấy bỗng trở nên thật dư thừa, thật bất thường sau bộ phim về “những người bất thường” này. Có cuộc đời nào không đáng sống? Cuộc đời nào không đáng được trân trọng? Cuộc đời nào không thể đóng góp cho xã hội? Cuộc đời nào không thể làm thay đổi lịch sử ?l
Theo TNO
Thủ tướng Thái đi xe lăn
Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra vừa xuất hiện cùng một chiếc xe lăn, sau khi bị ngã và đau ở chân vào cuối tuần trước.
Bà Yingluck Shinawatra hôm nay đi xe lăn tới phiên họp nội các ở Học viện Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan, tỉnh Nakorn Pathom. Ảnh: Reuters
"Các bác sĩ nói rằng tôi bị rách dây chằng mắt cá chân và sẽ mất từ một đến hai tháng để phục hồi hoàn toàn", bà Yingluck hôm nay nói, trước khi tham dự họp nội các tại Học viện Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan ở tỉnh miền trung Nakorn Pathom, cách Bangkok 80 km.
"Các bác sĩ nói tôi không nên để chân phải chịu quá nhiều sức nặng", bà nói và cho biết sẽ tiếp tục làm việc, không hủy bất cứ sự kiện lớn nào đã lên kế hoạch trước.
Theo Bangkok Post, một đoạn video đang được lan truyền trên mạng xã hội cho thấy thủ tướng bị trượt chân khi bước ra khỏi ôtô ở thành phố Chiang Mai hôm 15/3.
Trong cuộc họp hôm nay, chính phủ Thái Lan quyết định sẽ dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp ở Bangkok và các tỉnh xung quanh, hai tháng sau khi lệnh này được áp đặt với mục đích kiềm chế các cuộc biểu tình chống chính phủ.
23 người thiệt mạng, chủ yếu trong các vụ bắn súng và ném lựu đạn từ khi cuộc khủng hoảng chính trị nổ ra hồi tháng 11. Tuy nhiên, những cuộc biểu tình trong những tuần gần đây bắt đầu suy giảm, tình trạng an ninh đang được cải thiện.
"Chúng tôi vừa nhất trí dỡ tình trạng khẩn cấp và áp dụng Đạo luật An ninh Nội địa bắt đầu từ ngày mai tới ngày 30/4, khi số người biểu tình vừa suy giảm, và sau khi cộng đồng doanh nghiệp đưa ra yêu cầu", Reuters dẫn lời ông Paradorn Pattanathabutr, Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia, cho biết.
Chính phủ Thái thiết lập tình trạng khẩn cấp kéo dài 60 ngày từ hôm 22/2, nhằm kiềm chế các cuộc biểu tình trước cuộc tổng tuyển cử hôm 2/2. Tuy nhiên, hầu hết các biện pháp hiếm khi được sử dụng, đặc biệt là sau khi một tòa án ra phán quyết rằng một số bị áp dụng bất hợp pháp.
Những người biểu tình làm gián đoạn cuộc bầu cử hồi tháng hai tại gần 70 trong số 375 khu vực bầu cử, khiến Hạ viện không đủ số đại biểu quy định để bầu một thủ tướng mới. Tòa án hiến pháp vừa chấp nhận đơn thỉnh cầu nhằm cân nhắc hủy bầu cử. Điều này có thể trì hoãn việc thành lập chính phủ mới.
Bà Yingluck hiện dẫn dắt chính quyền lâm thời với quyền lực hạn chế. Bà đối mặt với một số thách thức pháp lý có thể khiến bà mất ghế thủ tướng. Trong số này, có một cáo buộc chính phủ của bà lơ là trách nhiệm đối với một chương trình trợ giá gạo và nợ tiền hàng trăm nghìn nông dân.
Theo VNE
Cựu viên chức lãnh sự Mỹ nhận tội 'bán' visa Lời nhận tội của cựu viên chức ngoại giao Mỹ Michael T.Sestak đánh dấu một cột mốc quan trọng trong vụ buôn bán visa thuộc vào hàng lớn nhất lịch sử nước này. Xếp hàng xin visa tại Tổng lãnh sự quán Mỹ ở TP.HCM - Ảnh: Trung Hiếu Ông Sestak (42 tuổi), cựu Trưởng bộ phận visa không di dân tại Tổng...