“Chuyện ấy” xong chưa phải hết
“Cả buổi tối thì chẳng kể lể gì, cứ đến đêm hôm khuya khoắt, vào cái thời khắc buồn ngủ nhất đó thì cô ấy lại bắt tôi phải nghe “dân ca và nhạc cổ truyền”.
Khi được hỏi “Bạn làm gì sau khi xong chuyện ấy?”, thì có tới 80% cặp vợ chồng trả lời “vệ sinh sạch sẽ rồi đi ngủ”. Nhưng 20% còn lại thì có nhiều chuyện khác người.
Càng “làm” càng tỉnh
Việc quan hệ vợ chồng vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ. Nhất là cánh đàn ông thì nhu cầu về chuyện đó lại càng cao. Nhưng với Vũ thì khác, càng hạn chế càng tốt. Bởi cứ đêm hôm trước “ân ái” với vợ thì sáng hôm sau anh nghỉ làm. Đừng vội lầm tưởng rằng cô vợ quá “chiến” làm anh phát ốm hay do sức khỏe của anh không bằng một ông già 70 tuổi. Cả hai vợ chồng anh về khả năng tình dục đều bình thường. Chỉ hiềm một nỗi, chẳng giống như đại đa số mọi người, sau cuộc “giao lưu tình ái” là buồn ngủ, đằng này anh Vũ càng “làm” lại càng tỉnh như sáo.
Có hôm, đã “yêu” vợ hết mình rồi, tốn không ít kalo, thế mà nằm trên giường anh vẫn cứ thao thức mãi. Nghĩ là năng lượng vẫn còn “dư” nên chưa ngủ được, hai vợ chồng lại tiếp tục “hiệp hai”. Mệt nhoài sau hai “trận” liên tiếp, tưởng nhắm mắt vào có thể “ngáy” đến sáng luôn. Vậy mà, kết quả hoàn toàn ngược lại. Cuối cùng anh phải lọ mọ tìm mọi cách giết thời gian, hết đọc sách lại quay ra internet mới ngủ được. Lúc ấy cũng đã gần 4 giờ sáng.
Đó không chỉ là lần duy nhất anh Vũ bị rơi vào tình trạng “thức khuya mới biết đêm dài” như thế. Cũng đi hỏi khắp nơi, tìm đủ cách để khắc phục, nhưng rốt cuộc hai vợ chồng đành đi đến phương án cố định lịch cho “chuyện ấy” vào đêm thứ 6, thứ 7 hàng tuần để tránh ảnh hưởng đến việc đi làm. Tuy nhiên, vẫn có những hôm anh Vũ phải nghỉ đột xuất do đêm hôm trước cả hai trót “ngẫu hứng”.
Video đang HOT
Không ra một bệnh lý, cũng không hẳn một hội chứng nào cụ thể. “Bệnh” như của anh Vũ thật nan giải. Việc sắp lịch xem ra cũng có vẻ bất khả thi.
Có thực mới vực được đạo
Còn biểu hiện của anh Sơn lại khác, nó liên quan trực tiếp đến cái dạ dày. Vốn có thân hình vạm vỡ, to khỏe, anh Sơn sở hữu một cơ thể với số đo: cao 1m80, nặng 85 kg. Chắc đó chính là nguyên nhân khiến nhu cầu ăn uống của anh cũng nhiều hơn người thường. Nhưng chuyện mỗi bữa tiêu tốn bao nhiêu thức ăn thì không nói làm gì. Vấn đề ở đây lại liên quan đến điều tế nhị đó.
Anh Sơn tâm sự: “Mỗi lần quan hệ vợ chồng xong tôi cảm thấy… đói cồn cào. Nếu không ăn thứ gì đó thì e là tôi không sao ngủ được. Nhà chật, bố mẹ tôi lại già rồi, khó ngủ. Thế là đêm hôm khuya khoắt cứ phải rón rén, khẽ khàng như con ma trong bếp, đến khổ!”
“Triệu chứng” của anh Sơn dẫu sao cũng hợp tình, hợp lí và dễ giải quyết. Bởi ăn uống là nhu cầu cấp thiết đối với tất cả mọi người. Dẫu sao đó cũng là chuyện không thể đừng.
Kể chuyện đêm khuya
Điều “bất khả kháng” như vậy đã đành, đằng này kiểu của vợ Nam lại không như thế. Vợ anh có cái “thú” sau khi “yêu nhau” là phải tâm sự. Nói là tâm sự chứ thực chất là giáo huấn, kiểm điểm chồng hoặc là kể những câu chuyện vặt vãnh mà chị sưu tầm được từ mấy bà nội trợ.
Anh Nam nói: “Cả buổi tối chẳng kể lể gì, cứ đến đêm hôm khuya khoắt, vào cái thời khắc buồn ngủ nhất đó thì cô ấy lại bắt tôi phải nghe “dân ca và nhạc cổ truyền”. Nếu không tiếp chuyện, vợ tôi sẽ cho rằng không tình cảm. Nhưng lắm hôm, buồn ngủ quá, không sao chịu nổi, tôi mặc kệ cho bà xã cứ “lải nhải” một mình. Kết quả là một tuần sau đó tôi bị “cấm vận”. Nhiều khi chẳng biết đàn bà họ nghĩ gì, muốn gì nữa.”
Nói nhiều vốn là căn bệnh trầm kha của các chị em. Nhu cầu như của vợ Nam không phải hiếm. Chỉ có điều nếu các bà vợ san sẻ bớt sang những khoảng thời gian khác chắc sẽ hợp lí hơn.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Những thói quen "phá ngang" giấc ngủ
Nhiều người - dù còn trẻ nhưng lại trằn trọc khó ngủ. Những yếu tố nào khiến khó ngủ như vậy?
Có nhiều bạn còn rất trẻ (khoảng 20, 21 tuổi) thắc mắc, muốn biết lý do vì sao giấc ngủ không sâu; có những người nửa đêm thức dậy rồi thì rất khó ngủ lại được, làm cách nào để khắc phục tình trạng đó... Nhiều bạn có ý định dùng thuốc ngủ, nhưng lo ngại ảnh hưởng đến sức khỏe.
Về khía cạnh này, lương y Vũ Quốc Trung cho biết như sau: Bản chất của giấc ngủ là một quá trình ức chế lan khắp vỏ não và lan xuống cả các phần ở dưới vỏ não. Lúc thức, hoạt động của vỏ não do những điểm hưng phấn và ức chế xen kẽ nhau, hạn chế lẫn nhau, ức chế không khuếch tán lan tỏa được, vì thế không ngủ. Khi ức chế chiếm ưu thế, nó sẽ phá tan sự hạn chế của hưng phấn, khuếch tán khắp vỏ não, lan xuống phần dưới vỏ não và tạo được giấc ngủ.
Để khắc phục tình trạng ngủ không được sâu giấc, nửa đêm hay tỉnh dậy và khó ngủ lại, chúng ta hãy tự kiểm tra xem mình có mắc phải một trong các thói quen dưới đây không.
- Ăn trước khi ngủ: thói quen ăn nhẹ trước khi ngủ sẽ làm tăng lượng a-xít trong thực quản, gây nên chứng ợ nóng trong khi ngủ, đột ngột thức giấc giữa đêm vì những cơn ho.
Gập cong người sẽ gây ra đau lưng, khó ngủ sâu (ảnh minh họa)
- Dùng thức uống có hàm lượng cồn hay cafein cao trước khi ngủ: các loại thức uống này khiến cơ thể có cảm giác mơ màng, trằn trọc và hay trở mình, gây khó ngủ.
- Thở bằng miệng khi ngủ: cần nhờ người thân quan sát xem mình có thói quen này không. Nếu có, và kèm theo tật ngáy sẽ làm tăng tình trạng mất nước, dẫn đến khô, rát miệng, họng làm cho giấc ngủ không sâu và hay thức giấc.
- Để quạt thẳng vào người khi ngủ: thói quen này rất có hại. Quạt mạnh và trực tiếp vào cơ thể làm gia tăng tình trạng mất cân bằng nước, dễ gây khô miệng, đau rát họng, thậm chí gây viêm họng, dẫn tới ngủ không sâu, mơ màng, hay thức giấc.
- Tư thế ngủ không đúng: thói quen ngủ úp mặt hoặc gập cong người dễ gây ra hiện tượng tức thở khi ngủ. Việc úp mặt thường tạo nên những giấc ngủ không liên tục bởi nó làm ảnh hưởng đến nhịp thở và không tốt cho tim. Gập cong người sẽ gây ra đau lưng, khó ngủ sâu.
- Ánh sáng phòng ngủ quá mạnh cũng là một trong các nguyên nhân khiến giấc ngủ không sâu, hay trằn trọc.
- Mở cửa sổ khi ngủ sẽ làm gia tăng tình trạng ô nhiễm, nhất là trong các đô thị, những chất gây dị ứng bên ngoài sẽ vào phòng ngủ, gây ảnh hưởng tới mắt, da và hơi thở - làm gián đoạn giấc ngủ say.
Ngoài ra, theo lương y Vũ Quốc Trung, phòng ngủ quá lạnh; phòng ngủ có mùi lạ; ban ngày ngủ quá nhiều... cũng là một trong những nguyên nhân làm cho giấc ngủ không sâu, hay trằn trọc, thức giấc. Với những người khó ngủ, cần xem lại các yếu tố trên nhằm có hướng khắc phục, tuyệt đối không được tự ý lạm dụng thuốc ngủ rất nguy hiểm, dễ dẫn đến nghiện thuốc, lệ thuộc vào thuốc...
(Theo Thanh niên)
Phải làm gì khi bị ngứa mắt? Mắt tôi rất ngứa khi thời tiết bắt đầu vào xuân. Có cách nào điều trị chứng bệnh này tốt nhất? Dùng thuốc đường uống làm tôi rất buồn ngủ. Trả lời: Tôi thấy nhiều bệnh nhân bị dị ứng khi những dấu hiệu đầu tiên của mùa xuân xuất hiện. Thực tế dị ứng theo mùa ảnh hưởng tới ít nhất là...