“Chuyện ấy” giúp tăng cường trí nhớ ở người già
Sinh hoạt tình dục thường xuyên khi về già là cách hiệu quả để tăng cường trí nhớ, theo các nhà khoa học Đức.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Rostock (Đức) phát hiện, những người duy trì đời sống tình dục tích cực sau độ tuổi nghỉ hưu ít bị nhầm lẫn và suy giảm trí nhớ hơn so với những người không sinh hoạt tình dục.
Nhóm nghiên cứu đã đã tiến hành phỏng vấn 170 người từ 63 – 75 tuổi. Kết quả, 57% số người ở độ đuổi 63 cho biết họ hài lòng với đời sống tình dục của mình, trong khi, tỷ lệ thỏa mãn với chuyện chăn gối ở độ tuổi 75 lên tới 70%.
“Kết quả nghiên cứu cho thấy sống tích cực khi về già, bao gồm sự thỏa mãn về đời sống tình dục, giúp trí não của bạn luôn trẻ trung và linh hoạt”, tiến sĩ Peter Kropp, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết trên Daily Mail.
Giáo sư Peter Kropp cũng cho biết những người độ tuổi 20 thường nghĩ họ sẽ ngừng quan hệ tình dục khi tới 50 tuổi. Nhưng khi đến 40 tuổi, họ lại nghĩ có thể làm &’chuyện ấy’ đến khi 70 tuổi và khi họ 50, con số này tăng lên tới 80 tuổi.
Các nhà khoa học hy vọng nghiên cứu của họ giúp người già thấy được rằng “chuyện ấy” không chỉ là có thể mà còn có lợi cho trí nhớ của họ.
Video đang HOT
Đối với những cặp vợ chồng mất khả năng quan hệ, những cử chỉ thân mật vẫn rất quan trọng. “Thỉnh thoảng những cử chỉ thân mật, như nắm tay nhau hay nhìn nhau tình tứ vẫn rất quan trọng với sức khỏe người già”, tiến sĩ Peter Kropp cho biết.
Theo VietNamNet
Ngày càng nhiều người trẻ mắc bệnh suy giảm trí nhớ
Nhiều người thường nghĩ, bệnh suy giảm trí nhớ (SGTN) chỉ xảy ra ở người già. Tuy nhiên, ngày nay không ít người trẻ, mới ngoài 40 tuổi đã bắt đầu kém minh mẫn. SGTN ở độ tuổi lao động làm ảnh hưởng tới công việc, chất lượng sống và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Giảm trí nhớ, thiếu kiềm chế
Giải thích cho hiện tượng người trẻ, đang trong độ tuổi sung mãn cũng bị SGTN, BS Nguyễn Ngọc Quang, Giám đốc Trung tâm Giám định pháp y tâm thần TP.HCM cho rằng, phần lớn do nhịp sống quá căng thẳng. Bệnh SGTN gặp nhiều ở nam giới hơn phụ nữ.
Bên cạnh đó, SGTN còn hay xảy ra ở các đối tượng sử dụng chất kích thích (bia, rượu, thuốc lá), bị chấn thương sọ não, những người bị bệnh về rối loạn chuyển hóa (tim, mạch, tiểu đường, huyết áp). Đặc biệt, các bệnh nhân sau khi đột quỵ được ghi nhận SGTN rất nhanh, rõ rệt. Người sống trong môi trường có nhiều tiếng ồn cũng ảnh hưởng nhiều tới trí nhớ.
BS Quang lưu ý những dấu hiệu để biết mình bị SGTN:
Bệnh nhân quên một số sự việc, hình ảnh, đồ vật, thói quen thông thường hay diễn ra hằng ngày.
Người bị SGTN có động thái ăn uống, vận động chậm chạp, đọc chữ khó khăn, không lưu loát, tiếp thu chậm.
SGTN khiến bệnh nhân giảm năng lực làm việc, khó sáng tạo, tư duy, suy nghĩ. Đặc biệt những người này rất dễ cáu kỉnh và thiếu kiềm chế trong ứng xử, giao tiếp.
Những bài tập tăng trí nhớ
Để phòng, tránh bệnh SGTN, BS Quang khuyên mọi người nên sinh hoạt điều độ, tránh thức khuya, ăn nhiều cá, biết cách thư giãn khi căng thẳng.
Để tăng khả năng nhớ và tư duy, nên luyện tập chơi trò chơi ô chữ, đi bộ ngoài trời mỗi ngày. Hoặc xem một bài báo rồi cố tóm tắt lại nội dung. Hoặc những phụ nữ có con nhỏ hãy hát ru con những câu ca dao, bài hát ru. Các liệu pháp trên rất hiệu quả, tình trạng trí nhớ của các bệnh nhân sẽ được cải thiện đáng kể.
Các bệnh nhân bị SGTN, ngoài các bài tập trí não còn được bác sĩ kê thêm các loại thuốc hoạt não kích thích để điều trị.
Việc SGTN, nhất là ở người trẻ, người đang trong độ tuổi lao động rất nguy hiểm. Bệnh không chỉ ảnh hưởng tới công việc, làm giảm chất lượng sống, năng lực của họ mà đôi khi còn ảnh hưởng tới những người xung quanh. Ví dụ một công nhân làm việc trong dây chuyền sản xuất nếu thiếu tập trung sẽ dễ xảy ra tai nạn lao động; một bà nội trợ đang làm bếp mà hay quên sẽ dễ gây hỏa hoạn, hay một người tham gia điều khiển giao thông bị SGTN dễ gây tai nạn...
Nếu thấy mình có triệu chứng SGTN như đã kể trên, hãy tới BS chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.
BS Quang khuyên những người cảm thấy mình hay quên, khi làm việc gì đó hãy cố gắng tập trung. Chẳng hạn làm một việc cho xong hẳn rồi hãy làm sang việc khác. Có bệnh nhân kể với bác sĩ họ hay làm nhiều việc một lúc như vừa xem ti vi, vừa viết báo cáo, hoặc vừa nấu cơm, vừa nghe điện thoại. Kết quả, việc nào họ cũng làm hỏng, đôi khi còn để xảy ra những sai sót nghiêm trọng.
Bảo An
Theo PNO
Khói thuốc lá làm tổn hại trí nhớ Một nghiên của các nhà khoa học Anh vừa được công bố trên tạp chí Addiction (Anh) trực tuyến cho thấy, việc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng não bộ. Những người chung sống hoặc trải qua thời gian đáng kể cùng với người hút thuốc lá cũng bị tổn hại trí...