Chụp ảnh với nữ du khách, hai bé gái bất ngờ bị cáo buộc trộm cắp vì một chi tiết nhỏ trong bức hình: “Bố ơi, chúng con đã làm gì sai?”
Chỉ vì một bức hình được lan truyền trên mạng mà hai bé gái cùng gia đình bị chỉ trích với cáo buộc trộm cắp gây xôn xao dư luận.
Vào năm 2016, hai bé gái Thidaret và Kanlayanee, đến từ Thái Lan bỗng chốc trở thành tâm điểm chú ý của mạng xã hội sau khi một bức hình chụp các em cùng một nữ du khách được chia sẻ trên Reddit.
Theo tài khoản Medardboss, nữ du khách được cho là bạn gái của người này, đã chụp ảnh cùng với 2 bé gái trên tại chùa Doi Suthep, một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Chiang Mai. Bức hình tưởng chừng như rất bình thường nhưng lại có một chi tiết đặc biệt để rồi trở thành chủ đề gây nhiều tranh cãi.
Bức hình 2 bé gái chụp cùng nữ du khách nước ngoài từng gây xôn xao cộng đồng mạng.
Đó là bé Kanlayanee, 7 tuổi, đang đặt tay lên dây đeo chiếc đồng hồ của nữ du khách. Người đăng tải bức hình cho rằng Kanlayanee đã chủ ý làm điều này để sau đó tháo và ăn trộm chiếc đồng hồ trong lúc nữ du khách không để ý. Phía dưới bức ảnh là chú thích: “ Bức ảnh này giải đáp cho bí ẩn về chiếc đồng hồ bị mất“.
Trên thực tế, nữ du khách trong bức hình đã bị mất đồng hồ sau chuyến đi chơi ngày hôm đó. Khi nhìn lại bức ảnh, họ suy luận mình là nạn nhân của một vụ lừa đảo. Những người dùng Reddit khác nhanh chóng lao vào chỉ trích hành vi của đứa trẻ. Họ gọi các em là “ những kẻ trộm nhí“. “ Những đứa trẻ là kẻ trộm cắp chuyên nghiệp“, một người khác bình luận.
Bức ảnh nhanh chóng được chia sẻ với tốc độ chóng mặt vào thời điểm đó và nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận. Thậm chí, câu chuyện về bức hình trên Reddit còn được nhiều hãng tin lớn trên thế giới đưa tin. Sự việc trở nên ngày một ồn ào và kết quả là bố mẹ của hai bé gái không chỉ tiếp nhận tin dữ từ trưởng bản mà còn bị cảnh sát mời đến làm việc.
Hai đứa trẻ ở Thái Lan bỗng nhiên trở thành tâm điểm chỉ trích của cộng đồng mạng.
“ Bố, con đã làm gì sai? Sao chúng ta không được đến chùa nữa?“, bé Thidaret, 10 tuổi, ngây thơ hỏi bố khi thấy mình và em gái, Kanlayanee, 7 tuổi, không còn được tới chùa Doi Suthep như trước.
Hai cô bé sống ở bản làng Doi Pui, nằm trên những ngọn đồi cao và cách xa thành phố Chiang Mai ồn ào. Trước khi vụ lùm xùm xảy ra, hai bé gái thường được bố chở tới chùa cách nhà 8km bằng xe máy sau giờ tan học. Tại đây, hai bé biểu diễn một điệu nhảy cho du khách xem, chụp ảnh cùng họ ngay bên dưới các bậc thang. Đổi lại, các bé được du khách cho tiền tiêu vặt, trung bình 200 baht (140.000 đồng) một ngày hoặc có thể là những món đồ chơi nhỏ xinh, đôi khi cũng chẳng có gì cả.
Theo gia đình, tiền bạc chưa bao giờ là động cơ chính để ba bố con đi đến đây. Lý do chính mà họ đến là vì hai cô bé thích đến chùa để được gặp gỡ mọi người và luôn cảm thấy vui vẻ. Trụ trì là người đầu tiên mời người dân địa phương dẫn con cái họ tới Doi Suthep. Những đứa trẻ sẽ mặc trang phục truyền thống của người dân tộc để chào đón khách du lịch, quảng bá văn hóa dân tộc địa phương. Hoạt động này được coi là một hình thức phục vụ cộng đồng.
Cuộc sống của hai đứa trẻ với thói quen tưởng chừng như rất bình thường ấy thực sự bị đảo lộn từ ngày 26/9/2016. Khi đó, Poommarit Jirapaporn, 37 tuổi, bố của hai đứa trẻ, đang ngủ say sau một ngày làm việc mệt nhọc thì bị đánh thức bởi cuộc điện thoại. Trưởng bản hỏi: “ Cậu đã xem tin tức chưa?“. Jirapaporn không hiểu “tin tức” mà người đứng đầu bản nói là gì cho đến khi nhận được thông tin hai cô con gái anh bị nghi ngờ là kẻ trộm.
Khi nghe trưởng bản giải thích câu chuyện, người bố Poommarit vẫn không tin con mình làm chuyện đó. Anh vội vã về nhà để hỏi hai con và yêu cầu các bé trung thực với mình. Hai đứa trẻ thề không làm điều đó. Hàng ngày, hai bé gái vẫn chào đón khách thập phương. Tính đến thời điểm bị buộc tội, hai chị em chưa từng có điều tiếng xấu nào.
Gia đình của 2 bé gái Thái Lan tin tưởng các con mình không phải là kẻ xấu.
“ Tôi tin các con, chúng không bao giờ làm điều gì như thế. Tôi đã dạy chúng nhiều điều, nhưng trộm cắp không phải là một trong số đó“, người bố nói với Spectrum. Mỗi khi các con từ chùa trở về, anh đều yêu cầu chúng cho xem những thứ được khách tặng. Nhưng anh chưa bao giờ nhìn thấy một chiếc đồng hồ giống như món đồ mà nữ du khách trong bức hình đã đeo.
Du Nithiworaphob, mẹ của hai bé là người đưa các em đến chùa vào cuối tuần. Người phụ nữ 38 tuổi này đến để may trang phục truyền thống. Cô thường xuyên quan sát các con khi chúng tương tác với khách du lịch và chưa từng thấy hai bé gây chuyện. Giống như chồng mình, cô Du tin các con và khẳng định họ không dạy chúng những điều xấu.
Mẹ của 2 đứa trẻ cho biết, sau khi bức ảnh được lan truyền, cả gia đình đã mất ăn mất ngủ vì căng thẳng và buồn phiền. “ Tại sao họ lại làm điều này với các con tôi?“, người mẹ nói.
“ Nếu đó là con của họ, họ sẽ nghĩ như thế nào khi hình ảnh của những đứa trẻ được lan truyền khắp thế giới?“, cha của đứa trẻ nói thêm.
Hai em bé buồn bã cùng cha tại đồn cảnh sát.
Khi 2 bé gái được minh oan, rất hiếm các trang tin đăng tải điều này.
Poommarit đưa các con tới đồn cảnh sát Chiang Mai để mọi người lắng nghe tiếng nói của các bé. Người bố khẳng định danh tiếng tốt của gia đình anh trong ngôi làng và các cô con gái của anh không thể bị kết tội trộm cắp chỉ vì một bức ảnh. Một già làng có tên là Methaphan Fuengfukitchakarn đã đi cùng gia đình đến đồn cảnh sát để chứng minh nhân cách tốt các thành viên trong gia đình anh Poommarit.
Khi được hỏi nếu có thể nói điều gì đó với nữ du khách nọ, cô bé Kanlayanee sẽ nói gì thì anh Poommarit chia sẻ: “ Nếu con bé có cơ hội nhắn nhủ với du khách thì nó sẽ hỏi rằng tại sao họ không báo cảnh sát ngay từ đầu, bởi con tôi cũng có trái tim, cũng có cảm xúc như bao người kia mà“.
Theo Escape, sau khi câu chuyện về những “kẻ trộm nhí” bị lan truyền khắp thế giới, nữ du khách sau đó tuyên bố thông qua Reddit rằng bức ảnh đã bị lấy trộm từ Facebook của cô và ai đó đã đăng lên mà không xin phép. Cô cũng khẳng định mình đã tìm thấy chiếc đồng hồ. Sau đó, các bức ảnh đăng trên tài khoản gốc của nữ du khách giấu tên này và tài khoản Medardboss đều bị xóa.
Không ai biết rõ tên, tuổi, địa chỉ của du khách trong bức ảnh đó. Nhưng không mấy ai quan tâm đến việc xóa tên hai em bé bị người lớn đổ oan. Hàng chục trang tin nước ngoài vào cuộc đưa tin khi nghi ngờ chị em bé gái là kẻ trộm cắp, nhưng rất ít các trang báo đưa tin đính chính.
“ Hai chị em và cộng đồng Doi Pui đã phải chịu đựng một sự tổn thương không thể nào cứu vãn được vì những lời buộc tội vô trách nhiệm, không có căn cứ“, tờ Bangkok Post viết.
Lại thêm một vụ người lớn xúi con em mình ăn cắp giữa ban ngày, ai nấy phẫn nộ trước tình trạng thản nhiên dạy trẻ thói hư tật xấu
Nhân lúc trưa vắng, một người phụ nữ xúi đứa trẻ lấy trộm túi xách ngay trước cửa hàng thời trang. Hành động này đã bị camera an ninh ghi lại toàn bộ.
Một clip ghi lại hành vi trộm cắp của một người lớn và hai trẻ nhỏ xảy ra vào trưa 12/10, tại đường Huỳnh Văn Bánh (quận Phú Nhuận, TP. HCM) được chia sẻ trong một group khiến dư luận phẫn nộ.
Trong clip, người phụ nữ điều khiển xe máy chở theo 2 đứa nhỏ dừng lại trước một cửa hàng thời trang. Quan sát thấy vắng người có thể hành động, người này để bé gái xuống xe trộm chiếc túi treo trên xe máy đang dựng trước cửa hàng.Bé gái liên tục nhìn xung quanh và tiến gần lấy chiếc túi rồi nhanh chóng chạy lại trèo lên xe. Hành động của bé rất chuyên nghiệp.
Camera an ninh ghi lại cảnh người phụ nữ đứng nhìn đứa bé lấy trộm túi xách khiến cộng đồng mạng phẫn nộ.
Đây không phải là lần đầu tiên mọi người phẫn nộ trước hành động người lớn xúi trẻ nhỏ ăn cắp. Trước đó, ngày 23/9, người phụ nữ tên Chu Thúy A. (42 tuổi, ngụ quận Bình Tân, TP.HCM) xúi bé T.T.P. (9 tuổi, là con nuôi và cháu của chồng) trộm chiếc túi đựng tiền, thẻ cào điện thoại của bà Trần Thị Tuyết M. (58 tuổi, ở phường 14, quận 3, TP.HCM) bán tạp hóa đã khiến cộng đồng mạng bất bình.
Ở Đà Nẵng, một người bố thất nghiệp đã bảo con gái 11 tuổi trộm cắp tiền không chỉ của mẹ mà còn lấy cả tiền của nhà bà nội. Tổng cộng hai cha con 19 lần trộm với số tiền 580 triệu đồng.
Những câu chuyện với cách hành xử xấu từ những người lớn vốn được xem là tấm gương cho trẻ khiến dư luận vừa phẫn nộ vừa đau lòng. Trong trường hợp này, những đứa trẻ vừa là nạn nhân vừa là người tiếp tay cái xấu.
Nếu hành vi ấy không bị camera ghi hình và cơ quan chức năng vào cuộc, có lẽ đứa trẻ mới vài tuổi ấy sẽ còn trượt dài trong thói xấu. Đặc biệt, hành động của phụ huynh lợi dụng con trẻ và dạy trẻ những mánh khóe, trộm cắp tài sản như vậy thực sự cần phải lên án, xử lý mạnh tay.
Cả Youtuber nổi tiếng cũng dạy trẻ... ăn cắp
Nhiều bậc cha mẹ cũng dạy con mình điều hay lẽ phải để làm người lương thiện. Nhưng bên cạnh đó, không ít trẻ bị cha mẹ bày vẽ thói hư tật xấu ngay từ lúc nhỏ. Đáng lo lắng hơn nữa, thói xấu đôi khi còn được tiêm nhiễm cho trẻ một cách công khai.
Hình ảnh Hưng Vlog trong video "troll lấy cắp tiền, đập bể heo đất của em gái, em trai đi ăn chơi".
Hưng Vlog, một youtuber nổi tiếng với các clip hàng triệu views mới đây cũng bị nhiều người chỉ trích khi quay vlog "troll lấy cắp tiền, đập bể heo đất của em gái, em trai đi ăn chơi", trong đó con trai bà Tân Vlog đã lấy trộm tiền trong heo đất vốn được giấu trong tủ của em trai và em gái của mình.
Dưới phần bình luận, rất nhiều người cho rằng hành động này đang dạy hư trẻ con khi bày cách ăn trộm tiền của người khác.
Người lớn là tấm gương, nhưng đừng là tấm gương hoen ố
Những năm đầu đời, trẻ "thấm hút" tất cả hành vi từ những người xung quanh mình, và nếu ở trong môi trường độc hại, bên những người lớn xấu tính hoặc được xem những clip trên mạng... với các hành động sai trái, thì những gương xấu này sẽ ảnh hưởng đến trẻ.
Có những đứa trẻ vì quen thói trộm vặt ở bên ngoài mà thường xuyên trộm đồ của bố mẹ.
Nói về vấn đề này, một chuyên gia tâm lý cho biết: "Trẻ còn rất nhỏ có thể lấy một thứ gì đó kích thích sự quan tâm của chúng, từ 3 đến 5 tuổi trẻ mới hiểu rằng việc lấy đồ của người khác là sai. Tuy nhiên, một đứa trẻ mới vài tuổi đã được người thân hướng vào con đường trộm vặt, mai sau lớn lên chúng rất có thể thành một tên trộm chuyên nghiệp.
Một đứa trẻ được dạy lớn lên sống bằng nghề "móc túi" sẽ chẳng đối xử tốt với bố mẹ. Thực tế, có những đứa trẻ vì quen thói trộm vặt ở bên ngoài mà thường xuyên trộm đồ của bố mẹ, như vậy là bố mẹ hại con, hại cả chính bản thân mình".
Với những đứa trẻ có tật ăn cắp vặt, cha mẹ nên nói chuyện với trẻ để xác định lý do tại sao con lại làm như vậy. Giải quyết nguyên nhân của hành vi sẽ giúp trẻ không tái diễn. Một lưu ý là, cha mẹ tuyệt đối không trách mắng con. Một hai lần cầm nhầm không biến thành tội phạm được. Tiếp tục theo dõi con và điều chỉnh hành vi của con sớm. Mọi sự vội vàng, hấp tấp của người lớn đối với trẻ đều có thể gây tổn thương đến nhân cách các em sau này. Hãy kiên nhẫn và tin tưởng con!
Điều quan trọng hơn hết, cha mẹ vẫn là tấm gương trong việc giáo dục trẻ về sự trung thực. Phải rất rõ ràng về tính sở hữu. Đồ đạc của ai người đó sử dụng và không động chạm vào đồ của người khác, ngay cả ở trong phạm vi gia đình.
Người lớn xúi trẻ ăn trộm chịu trách nhiệm như thế nào?
Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì:
"1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này."
Trong sự việc này, các cháu bé dưới 14 tuổi nên theo quy định trích dẫn nêu trên chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Do đó, nếu giá trị tài sản bị trộm cắp đủ định lượng để xử lý về tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 173 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì cháu bé cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Nếu trong quá trình điều tra xác định người lớn có hướng dẫn, chỉ đạo cháu bé trộm cắp tài sản và tài sản trộm cắp từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng trước đó người đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm, hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1, Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, với vai trò chủ mưu, bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Nếu trường hợp người phụ nữ chỉ chứng kiến cháu bé trộm túi xách nhưng không có hành vi ngăn cản, ngăn chặn và sau khi cháu bị trộm được túi xách thì không yêu cầu cháu bé trả lại mà thực hiện hành vi chở cháu bé tẩu thoát, dùng số tiền trộm được để tiêu xài thì người đó cũng phải chịu trách nhiệm hình sự với vai trò giúp sức. Nếu giá trị chiếm đoạt đủ yếu tố để xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. (Luật sư Mai Quốc Việt - Công ty Luật FDVN)
Đại gia chuyên khoe siêu xe, xe siêu sang trên mạng bị bắt vì tội lừa đảo - Góc tối đằng sau những chiếc xe bạc tỷ của giới nhà giàu Vị đại gia đến từ Dubai thường xuyên check-in với hàng loạt siêu xe và phi cơ khiến không ít người cảm thấy nể phục về độ giàu có. Raymond Abbas (hay còn được biết tới là Hushpuppi) là một "đại gia" tại Dubai có tiếng trên mạng xã hội Instagram với hơn 2,5 triệu lượt theo dõi trên trang cá nhân. Vừa...