Chương trình tái chế của Samsung hiệu quả ra sao?
Nhằm kỷ niệm Ngày Trái đất năm nay, blog của Samsung đã có bài đăng tiết lộ chỉ một phần nhỏ trong số 2 tỉ điện thoại Galaxy đã được thu hồi qua chương trình tái chế của hãng.
Chương trình tái chế của Samsung chưa thực sự đạt hiệu quả cao
Theo Neowin , nội dung đồ họa của Samsng tiết lộ kể từ năm 2015 khi chiến dịch thu thập điện thoại cũ của họ bắt đầu, chỉ có 38.000 điện thoại cũ được gửi lại cho công ty tính đến tháng 5.2019. Dựa trên các phép tính cơ bản, 38.000 điện thoại này chỉ chiếm 0,0019% trong tổng số 2 tỉ chiếc Galaxy mà công ty bán kể từ tháng 2.2019.
Video đang HOT
Nói về trách nhiệm môi trường của mình, Samsung cho biết mục tiêu của công ty là muốn giữ cho Trái đất trong sạch hơn cho các thế hệ sau bằng việc thường xuyên tham gia vào các nỗ lực có ý thức về môi trường nhằm giúp thiết lập một nền kinh tế tuần hoàn. Công ty cho biết họ không ngừng khám phá các cách để giảm tác động từ các sản phẩm của mình lên môi trường như tăng tuổi thọ của sản phẩm và đi đầu trong nỗ lực tái chế tài nguyên của chúng.
Được biết, trong vòng đời của 2 tỉ thiết bị Samsung, một số thiết bị vẫn được sử dụng bởi người mua ban đầu, trong khi một số có mặt tại thị trường đồ cũ và một số được tái sử dụng như một phần của chương trình lên đời Galaxy và các chương trình tái chế khác. Trong trường hợp xấu nhất, người dùng sẽ ném điện thoại của họ vào kho rác thải chung, đưa chúng đến bãi rác và có khả năng gây ra hỏa hoạn và không thể tái sử dụng vật liệu của nó.
Các nhà nghiên cứu cho biết, mỗi thiết bị mới được sản xuất đều yêu cầu kim loại đất hiếm – vốn có số lượng hạn chế. Việc thu hồi các thiết bị cũ khi chúng hết vòng đời có thể giúp khôi phục các thành phần này mà không cần phải khai thác lại.
Samsung biến điện thoại Galaxy cũ thành thiết bị IoT
Samsung vừa khởi động chương trình Galaxy Upcycling at Home, nhằm giảm thiểu rác thải điện tử do các điện thoại Galaxy cũ của mình tạo ra.
Galaxy Upcycling at Home hiện chỉ giới hạn ở một số quốc gia
Theo Neowin , chương trình hiện có sẵn ở phiên bản beta, được giới hạn tại Hàn Quốc, Vương quốc Anh và Mỹ. Chương trình về cơ bản sẽ biến các điện thoại Galaxy cũ để được sử dụng trong các tình huống hoàn toàn khác, chẳng hạn như máy ảnh giúp chẩn đoán mù ở bệnh nhân tại các vùng không được phục vụ.
Galaxy Upcycling at Home đưa ý tưởng đó trực tiếp đến người tiêu dùng, cụ thể là bằng cách cho phép họ mua lại điện thoại Galaxy cũ làm thiết bị IoT. Hiện tại, chỉ có hai tính năng chính, đó là người dùng có thể sử dụng điện thoại cũ làm cảm biến âm thanh, sẽ cảnh báo họ trên điện thoại chính hoặc thiết bị khác khi nghe thấy tiếng trẻ con khóc, tiếng chó sủa hoặc tiếng gõ cửa. Hoặc người dùng có thể sử dụng nó như một cảm biến ánh sáng, để điện thoại có thể bật đèn khi bên ngoài trời tối. Các thiết bị này đều kết nối với hệ sinh thái SmartThings của Samsung.
Không giống như mục đích thông thường của smartphone, các cảm biến này cần phải hoạt động liên tục trong thời gian dài, vì vậy Samsung cho biết họ cũng đang thực hiện tối ưu hóa pin để giảm thiểu việc sử dụng pin cho điện thoại trong chương trình Galaxy Upcycling at Home.
Ở thời điểm hiện tại, chỉ những điện thoại dòng Galaxy S, Note và Z được phát hành từ năm 2019 trở đi với Android 9 trở lên mới được hỗ trợ bởi chương trình, điều này có thể khiến phần lớn người dùng không tiếp cận được. Tuy nhiên, Samsung cho biết họ sẽ tiếp tục mở rộng chương trình, vì vậy một số thiết bị tầm trung hoặc cũ hơn có thể sẽ đủ điều kiện vào một thời điểm nào đó.
Nếu muốn dùng thử tính năng này, người dùng có thể truy cập ứng dụng SmartThings và tìm phần Labs để thiết lập điện thoại cũ của mình thành thiết bị IoT.
Tối giản hóa hộp máy - tầm nhìn tương lai dài hạn của Samsung Samsung Galaxy S21 Series ra mắt trong vị thế của kẻ tiên phong, không chỉ ở thiết kế, chất lượng sản phẩm mà còn ở những lựa chọn chẳng dễ dàng mà hãng đang dần áp dụng: loại bỏ củ sạc đi kèm. Cận cảnh các sản phẩm Samsung Galaxy S21 Ultra 5G Câu chuyện đằng sau những chiếc điện thoại thông minh...