Chương trình quốc gia bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm
Ngày 8/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký ban hành Quyết định số 49/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia về bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Một cá thể tê tê được tái thả về môi trường tự nhiên. Ảnh: TTXVN phát
Mục tiêu của Chương trình là phục hồi, bảo vệ và phát triển bền vững các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ nhằm thực hiện Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, góp phần phát triển kinh tế- xã hội theo định hướng nền kinh tế xanh, để chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.
Chương trình phấn đấu bảo tồn hiệu quả các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ: cải thiện tình trạng quần thể của ít nhất 10 loài; bảo tồn và phục hồi sinh cảnh sống của các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Video đang HOT
Gia tăng số loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, được gây nuôi bảo tồn và tái thả về tự nhiên để phục hồi quần thể; đến năm 2030, đảm bảo ít nhất 3 loài được gây nuôi bảo tồn và tái thả lại tự nhiên; phấn đấu đạt 100% các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ có phương án quản lý, giám sát tại các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu vực đa dạng sinh học cao và cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.
Chính sách, pháp luật về bảo tồn loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ tiếp tục được hoàn thiện; tổ chức và năng lực quản lý được tăng cường, nhằm hỗ trợ hiệu quả công tác kiểm soát, ngăn chặn, giảm thiểu các nguy cơ, mối đ.e dọ.a và tác động tiêu cực đến quần thể và sinh cảnh sống của chúng.
Nhiệm vụ của Chương trình gồm: Điều tra, đán.h giá tình trạng và xây dựng cơ sở dữ liệu các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; mở rộng và nâng cao hiệu quả biện pháp bảo tồn tại chỗ các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; thực hiện bảo tồn chuyển chỗ đối với loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật và kiểm soát các hoạt động ảnh hưởng tiêu cực tới loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Giải pháp thực hiện Chương trình là hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo tồn loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; tăng cường năng lực về bảo tồn loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; truyền thông, nâng cao nhận thức về bảo tồn loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; tăng cường nghiên cứu khoa học, chuyển giao và phát triển công nghệ về bảo tồn loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; huy động nguồn lực và sự tham gia của toàn xã hội về bảo tồn loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; tăng cường hợp tác quốc tế về bảo tồn loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Chương trình sẽ ưu tiên thực hiện 4 dự án, nhiệm vụ: Điều tra, đán.h giá tình trạng và xây dựng cơ sở dữ liệu về các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; xây dựng và triển khai mô hình thí điểm bảo tồn tại chỗ các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; xây dựng và triển khai mô hình thí điểm nhân nuôi, tái thả phục hồi quần thể các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bị đ.e dọ.a tuyệt chủng; xây dựng các kế hoạch hành động khẩn cấp để bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ có nguy cơ tuyệt chủng cao.
Người dân tự nguyện giao nộp nhiều động vật quý hiếm
Thời gian gần đây, người dân tỉnh Quảng Ngãi đã tự nguyện giao nộp 14 động vật rừng nguy cấp, quý hiếm cho cơ quan chức năng.
Ngành Nông nghiệp tỉnh đang hoàn thiện các thủ tục để sớm thả các động vật về môi trường tự nhiên.
Rùa Sa Nhân được thả về tự nhiên tại Quảng Ngãi. Ảnh tư liệu: Lê Phước Vĩnh Trọng/TTXVN
Ngày 14/10, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi đã có tờ trình số 1012/TTr-CCKL đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh hoàn thiện các thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản động vật rừng do người dân giao nộp gồm: 1 con Rùa hộp trán vàng miền Trung (tên khoa học: Coura bourreti), nhóm IB; 1 con Rùa hộp lưng đen (tên khoa học: Coura amboiinensis), nhóm IIB.
Cả hai con rùa quý này khỏe mạnh, có tổng trọng lượng 7 kg, chưa xác định được giới tính. Đây là 2 con rùa quý do ông Phạm Đình Khối, thôn Thống Nhất, xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi tự nguyện giao nộp.
Trước đó, ngày 6/10, có 12 động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý hiếm, nghiêm cấm tàng trữ, mua bán được 4 hộ dân thị xã Đức Phổ tự nguyện giao nộp gồm: 3 con Rùa sa nhân (tên khoa học: Coura mouhotii), nhóm IIB, tổng trọng lượng 1,4 kg; 1 con Cu li nhỏ (tên khoa học: Nycticebus Pygmaeuc) nhóm IB, trọng lượng: 0,25 kg; 7 con Rùa hộp trán vàng miền Trung (tên khoa học: Coura bourreti) nhóm IB, tổng trọng lượng: 4,05 kg, trong đó 1 con đã chế.t; 1 con Khỉ đuôi lợn (tên khoa học: Macaca leonia) nhóm IIB, trọng lượng 4 kg (đã chế.t). Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi thực hiện các thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với các tài sản trên.
Quảng Ngãi cũng đã lên phương án thả về môi trường tự nhiên đối với các động vật rừng do người dân tự nguyện giao nộp sau khi được xác lập quyền sở hữu toàn dân. Theo đó, 1 con Cu li nhỏ (còn sống, bị thương) và 6 con Rùa hộp trán vàng miền Trung sẽ được bàn giao cho Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật - Vườn Quốc gia Cúc Phương; 1 con khỉ đuôi lợn và 1 con Rùa hộp trán vàng miền Trung (đã chế.t) sẽ được chuyển giao cho Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung (Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên - Huế) nhằm lưu trữ, giáo dục bảo tồn đa dạng sinh học. Riêng 5 con Rùa sa nhân, Rùa hộp trán vàng miền Trung, Rùa hộp lưng đen sẽ thả về môi trường Khu vực rừng tự nhiên hồ Liệt Sơn, xã Ba Trang, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
Bình Thuận: Thả 3 con rùa quý hiếm về với biển tự nhiên Sáng 26/6, Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Thuận đã tổ chức thả 3 con rùa biển về vùng biển tự nhiên thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Hai con đồi mồi (có tên khoa học là Eretmochelys imbricata) trước khi thả về biển. Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN Ba con rùa này được Trạm Bảo tồn Động vật hoang dã Dầu Tiếng (thuộc...