Chương trình OCOP xác lập vị trí cho nhiều mặt hàng nông sản
Tập trung chuẩn hóa sản phẩm mới, nâng hạng những sản phẩm đã được công nhận, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm ( OCOP ) đã góp phần quan trọng trong việc xác lập vị trí nhiều mặt hàng nông sản ở tỉnh Phú Thọ.
Thành công bước đầu cho thấy, chương trình đã giúp người dân nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp , tăng thu nhập. Từ đó, tạo đột phá trong phát triển kinh tế nông thôn một cách hiệu quả và bền vững.
Sản phẩm chè của Hợp tác xã Phú Thịnh đạt chất lượng sản phẩm Ocop 3 sao năm 2020. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Đưa sản phẩm OCOP vào siêu thị và xuất ngoại
Được thành lập từ tháng 12 năm 2019 tại khu 3, xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy với mong muốn thúc đẩy giá trị của cây chè và mang đến cho khách hàng những sản phẩm hữu cơ chất lượng thông qua công nghệ sấy lạnh hiện đại trên thế giới , Công ty TNHH Maika Food đã thực hiện thành công hai sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn bốn sao gồm: Trà Matcha Maika và Trà Matcha sữa
Chị Nguyễn Thị Hương, Giám đốc Công ty TNHH Maika Food cho biết, để tạo nên những sản phẩm Matcha Maika Food thượng hạng, sau khi sấy lạnh trà tiếp tục được tách gân và được nghiền bằng cối đá granit tạo ra một loại bột siêu mịn được tính bằng micromet, khi tung vào không khí phần bột sẽ tan như sương khói, đó là loại matcha đạt yêu cầu cao nhất.
“Hiện, công ty đã xây dựng được chuỗi giá trị nông nghiệp nhằm tự chủ và kiểm soát vùng nguyên liệu bằng việc hợp tác với các hộ nông dân tại xã Đồng Trung, huyện Thanh Thủy với diện tích khoảng 4 ha chè để tạo ra những sản phẩm đảm bảo chất lượng, uy tín. Nhờ đó, các sản phẩm của công ty đã có mặt ở các trung tâm mua sắm , siêu thị và các sàn thương mại điện tử trên cả nước. Thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục mở rộng vùng nguyên liệu để đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu sạch và đạt tiêu chuẩn trong tất cả các khâu…, đặc biệt là đảm bảo cho người trồng chè yên tâm sản xuất, ổn định đời sống tại địa phương”, chị Hương chia sẻ.
Ngoài cây chè, Phú Thọ còn được đông đảo người dân trong và ngoài nước biết đến sản phẩm đặc sản bưởi Đoan Hùng. Ông Khuất Đăng Khoa, Chủ tịch UBND huyện Đoan Hùng cho biết, huyện đã tập trung chỉ đạo áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đầu tư thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm bưởi đặc sản.
Video đang HOT
Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất, ký kết hợp đồng liên kết, trồng, chăm sóc, chế biến , tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, từ đó đáp ứng yêu cầu của thị trường, hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Để sản phẩm bưởi đặc sản Đoan Hùng thực sự khẳng định được vị trí 3 lần đạt “Thương hiệu vàng Nông nghiệp Việt Nam”, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với UBND huyện Đoan Hùng triển khai dán tem truy xuất nguồn gốc lên bưởi đặc sản từ năm 2017.
Cùng đó, cấp chứng nhận 3 mã số vùng trồng đủ điều kiện để xuất khẩu với diện tích trên 90ha; hình thành được 24 vùng trồng bưởi đặc sản tập trung tại 18 xã vùng thượng huyện và một số vùng trồng bưởi Diễn tại các xã vùng hạ huyện. Với tổng số 3 doanh nghiệp, 11 hợp tác xã, 62 tổ hợp tác, 17 trang trại trồng bưởi, hoạt động liên kết sản xuất, gắn với sơ chế, chế biến và tiêu thụ bưởi cho nông dân đang được đẩy mạnh.
Từ những lợi thế của địa phương, vừa qua UBND huyện Đoan Hùng phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty cổ phần Công nghệ nông nghiệp hữu cơ Kim Hằng Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) tổ chức xuất khẩu 3,6 vạn quả bưởi Đoan Hùng (tương đương khoảng 40 tấn) đầu tiên sang thị trường Liên bang Nga.
Đây là tín hiệu vui cho nông sản Phú Thọ trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất, tiêu thụ bưởi trên địa bàn tỉnh. Việc xuất khẩu lô bưởi đầu tiên vừa khẳng định thương hiệu bưởi Đoan Hùng đảm bảo uy tín, chất lượng, đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu sang các thị trường quốc tế vừa nâng cao thu nhập cho người trồng bưởi trong điều kiện khó khăn của dịch bệnh COVID-19.
Bà Đỗ Thị Hằng, Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ nông nghiệp hữu cơ Kim Hằng Lục Ngạn cho biết, thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục ký liên kết với một số đơn vị khác trong tỉnh Phú Thọ để tham gia, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm bưởi, hướng tới bảo quản, sơ chế, chế biến và xuất khẩu bưởi sang một số nước như Trung Đông, Ấn Độ, Nhật Bản…
Nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Đóng gói sản phẩm mì gạo tại Hợp tác xã mỳ gạo Hùng Lô, xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Năm 2022, tỉnh Phú Thọ phấn đấu có thêm 56 sản phẩm, nhóm sản phẩm được đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Đến năm 2025 tiêu chuẩn hóa, phát triển 228 sản phẩm chủ lực, đặc sản, đặc trưng, thế mạnh của từng địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa đạt tiêu chuẩn, chất lượng được chứng nhận đạt chuẩn OCOP từ hạng 3 sao trở lên; trong đó, có 11 sản phẩm OCOP đạt hạng 5 sao (sản phẩm cấp Quốc gia); 75 sản phẩm đạt hạng 4 sao và 142 sản phẩm đạt hạng 3 sao (sản phẩm cấp tỉnh).
Để đạt mục tiêu trên, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương tích cực chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể thực hiện tốt nội dung, hoạt động của chương trình; phát huy tối đa tính chủ động, sáng tạo trong xây dựng sản phẩm OCOP; tập trung hoàn thiện, nâng cấp các sản phẩm có thế mạnh của các địa phương và phát triển các sản phẩm đăng ký mới.
Bên cạnh đó, tập trung quảng bá, tiếp thị sản phẩm OCOP bằng nhiều hình thức như: Thực hiện xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm đạt tiêu chuẩn hạng 3 sao trở lên; tổ chức các hội chợ, triển lãm sản phẩm OCOP; triển khai xây dựng điểm, trung tâm quảng bá, giới thiệu, bán sản phẩm OCOP cấp huyện…
Ông Trần Tú Anh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ chia sẻ, OCOP đang tiếp tục tạo thêm sức bật cho nông nghiệp, nông thôn của địa phương. Giá trị sản phẩm không ngừng gia tăng, thu nhập của các hộ kinh doanh, hợp tác xã và doanh nghiệp được nâng cao, tạo sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Nhằm đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường hiện nay, việc tuyên truyền quảng bá về chương trình cần tiếp tục được chú trọng để nâng cao nhận thức của người dân về phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, từng bước tiến tới xuất khẩu.
Tuy nhiên, bên cạnh các chính sách hỗ trợ của tỉnh để xây dựng vùng nguyên liệu hàng hóa tập trung quy mô lớn và ổn định, các chủ thể cần phải nâng cao năng lực về tài chính, hệ thống kho bãi, dây chuyền sản xuất , chế biến… và chủ động được đầu ra của sản phẩm khi mở rộng vùng nguyên liệu để phát huy được hết tiềm năng, lợi thế của mình.
Bên cạnh đó, chủ động xúc tiến thương mại, đưa các sản phẩm nông sản lên sàn thương mại điện tử để mở thêm cơ hội giới thiệu sản phẩm đặc trưng tới người tiêu dùng, qua đó, tạo sự liên kết trong cân đối cung – cầu ở trạng thái “bình thường mới”.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu UBND tỉnh về chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh; trong đó, hỗ trợ thúc đẩy hình thành và phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn gắn với bảo quản chế biến và tiêu thụ sản phẩm; tích tụ, tập trung đất đai phát triển sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ cây trồng, vật nuôi chủ lực sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa; khuyến khích phát triển các sản phẩm đặc trưng, có lợi thế của địa phương sản xuất theo hướng hàng hóa…
Hà Nội kết nối giao thương sản phẩm OCOP gắn với các tỉnh đồng bằng sông Hồng
Ngày 20/12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội phối với Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương tổ chức lễ khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá, kết nối giao thương sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) gắn với các tỉnh đồng bằng sông Hồng.
Ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội giới thiệu về chương trình.
Theo ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội, cả nước đã có 62 tỉnh, thành tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm, công nhận 5.105 sản phẩm OCOP 3 sao trở lên; trong đó Hà Nội đã đánh giá, phân hạng và được công nhận 1.054 sản phẩm.
Năm 2021, Hà Nội đã có 27/30 quận, huyện, thị xã đăng ký 581 sản phẩm tham gia, đánh giá, phân hạng. Đến nay, thành phố đã đánh giá, phân hạng được 483 sản phẩm. Bên cạnh đó, Hà Nội hiện có 44 điểm giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn.
"Dự kiến có ít nhất trên 500 sản phẩm OCOP được đánh giá, phân hạng trong năm 2021, đưa tổng số sản phẩm OCOP của Hà Nội lên trên 1.500 sản phẩm", ông Nguyễn Văn Chí cho biết.
Để kết nối cho sản phẩm OCOP tìm được thị trường tiêu thụ, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội tổ chức một loạt sự kiện như "Ngày hội Livestream đặc sản OCOP Hà Nội"; "Diễn đàn trực tuyến Hà Nội năm 2021 kết nối cung cầu sản phẩm OCOP và nông sản, thực phẩm an toàn"; tổ chức 5 khóa hoạc miễn phí về xúc tiến thương mại nông nghiệp và bán hàng trực tuyến; tổ chức 3 tuần hàng tư vấn, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các trung tâm thương mại trên địa bàn...
Ông Nguyễn Văn Chí cũng cho biết: Đến năm 2025, Hà Nội phấn đấu có thêm 2.000 sản phẩm OCOP được chứng nhận từ 3 sao trở lên; trong đó phấn đấu 3% sản phẩm tiềm năng 5 sao đăng ký tham gia đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia; 20% sản phẩm mới, phát huy sức sáng tạo của các làng nghề, sản phẩm chế biến; 100% làng nghề được UBND thành phố công nhận đã và đang phát triển có chủ thể tham gia chương trình OCOP, 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao có sản phẩm OCOP....
Anh nông dân Sài Gòn điển trai dùng cách lạ và kỹ thuật massage để lấy mật dừa nước Không dừng lại ở việc sản xuất và xây thương hiệu mật dừa nước, nông dân trẻ Phan Minh Tiến (xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ, TP.HCM) còn đang xây dựng thành sản phẩm OCOP, một đặc sản của địa phương. Theo Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn TP.HCM Hoàng Thị Mai, hồ sơ công nhận mật dừa nước của...






Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

'Hố tử thần' xuất hiện ở Phú Thọ 1 tháng, đổ 50 khối đất không lấp đầy

Vụ ô tô tông loạt xe máy ở Hà Nội: Chuyển cơ quan điều tra làm rõ nguyên nhân

Điều tra phản ánh bé gái 4 tuổi bị cô giáo đánh, kéo lê, ném vào tường

Hiện trường loạt xe điện du lịch và 1 ô tô ở khu vực chùa Hương Tích cháy trơ khung

Ô tô con húc đổ cây và xe máy ở Hà Nội, nhiều nạn nhân nằm dưới đường

Hiện trường vụ 2 xe giường nằm tông nhau trên cao tốc khiến 3 người tử vong

Cha khóa cửa đi nhậu, con trai 10 tuổi mắc kẹt trong ngôi nhà cháy

Phát hiện lò chuyên mổ, cung cấp lợn nhiễm virus tả ở Hà Nội

Ra giữa đường ray khi gác chắn đã hạ, người đàn ông bị tàu tông tử vong tại chỗ

Bún mua về ăn đổi màu đỏ, Đà Nẵng xử lý ra sao?

Một chấp hành viên viết phần mềm thi hành án cho 40.000 người chỉ mất 2 giờ

Đục, phá bê tông để giải cứu bé trai 5 tuổi mắc kẹt trong ống thoát nước
Có thể bạn quan tâm

Tôi lương hưu 15 triệu/tháng, có 3 đứa con, cứ nghĩ tuổi già sung sướng ngờ đâu những gì nhận lại đều ngoài sức tưởng tượng
Góc tâm tình
1 phút trước
Mạnh Trường gây bão với clip "xử đẹp" vợ đu trend, hút gần 6 triệu views
Sao việt
3 phút trước
Brazil và Ấn Độ tăng cường quan hệ đối tác chiến lược
Thế giới
28 phút trước
Thúy Ngân phản ứng ra sao khi đóng 'cảnh nóng' với Võ Cảnh?
Hậu trường phim
31 phút trước
Ca sĩ Thanh Ngọc bật khóc trên sóng truyền hình
Tv show
33 phút trước
Bắt giữ "Tài Bu", con nuôi trùm giang hồ Tuấn "thần đèn"
Pháp luật
7 giờ trước
BabyMonster và BlackPink bị chỉ trích vì trình độ học vấn
Sao châu á
7 giờ trước
Hành động "đổ thêm dầu vào lửa" của con dâu Beckham giữa sóng gió gia tộc
Sao âu mỹ
7 giờ trước
Chủ tịch showbiz bị rapper diss là bất tài, netizen trước hay khịa nay lại "quay xe" bênh vực
Nhạc quốc tế
7 giờ trước
Một HLV Rap Việt làm rõ việc tham gia Anh Trai Say Hi mùa 2
Nhạc việt
7 giờ trước