Chương trình bồi dưỡng thường xuyên các cấp học thay đổi thầy cô cần biết
Giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông tự chọn các mô đun bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm, là một trong những nội dung mới của chương trình này.
Ngày 1/11/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Thông tư 17/2019/TT-BGDĐT về ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.
Theo đó, Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cấp I, II, III được gộp lại để điều chỉnh tại Thông tư 17/2019/TT-BGDĐT thay vì quy định riêng lẻ tại các Thông tư 30/2011/TT-BGDĐT, 31/2011/TT-BGDĐT và 32/2011/TT-BGDĐT.
Cụ thể, Chương trình bồi dưỡng thường theo quy định tại Thông tư mới đã bỏ đi quy định về khối kiến thức bắt buộc, tự chọn thay vào đó quy định cụ thể về 03 chương trình bồi dưỡng sau đây:
- Chương trình bồi dưỡng 01 – Cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên ngành đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học đối với cấp học của giáo dục phổ thông:
Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về đường lối, chính sách phát triển giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục phổ thông, nội dung các môn học, hoạt động giáo dục thuộc chương trình giáo dục phổ thông.
Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cấp I, II, III được gộp lại để điều chỉnh tại Thông tư 17/2019/TT-BGDĐT. (Ảnh minh họa: TTXVN)
- Chương trình bồi dưỡng 02 – Cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phổ thông theo từng thời kỳ của mỗi địa phương:
Sở giáo dục và đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về phát triển giáo dục phổ thông của địa phương, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục địa phương; phối hợp với các dự án để triển khai kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên (nếu có).
- Chương trình bồi dưỡng 03 – Phát triển năng lực nghề nghiệp theo yêu cầu vị trí việc làm:
Giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông tự chọn các mô đun bồi dưỡng nhằm phát triển phẩm chất, năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm.
Số lượng mô đun tự chọn đảm bảo quy định về thời lượng bồi dưỡng. Các mô đun bồi dưỡng, cụ thể như sau:
(1) Nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo trong bối cảnh hiện nay
(2) Xây dựng phong cách của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông trong bối cảnh hiện nay
(3) Phát triển chuyên môn của bản thân
Video đang HOT
Chuyên môn nghiệp vụ:
(4) Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
(5) Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
(6) Kiểm tra, đánh giá học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh
Xây dựng môi trường giáo dục:
(7) Tư vấn và hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục
(8) Xây dựng văn hóa nhà trường trong các cơ sở giáo dục phổ thông
(9) Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường trong các cơ sở giáo dục phổ thông
(10) Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục phổ thông
Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội:
(11) Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ học sinh và các bên liên quan trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông
(12) Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông
(13) Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông
Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục:
(14) Nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc đối với giáo viên trong các cơ sở giáo dục phổ thông
(15) Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông
Mỗi giáo viên cấp I, II, III thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên đảm bảo thời lượng khoảng 40 tiết/năm học đối với chương trình bồi dưỡng 01, 02 (tăng 10 tiết/năm học) ;
Thời lượng 40 tiết/năm học đối với chương trình bồi dưỡng 03 (giảm 20 tiết/năm học) .
Tài liệu tham khảo:
Thông tư 17/2019/TT-BGDĐT chương trình bồi dưỡng giáo viên phổ thông
//luatvietnam.vn/giao-duc/thong-tu-17-2019-tt-bgddt-chuong-trinh-boi-duong-giao-vien-pho-thong-178354-d1.html
Cao Nguyên
Theo giaoduc.net
Trường THCS Giảng Võ, 30 năm chặng đường phát triển
Ngày 15/11/2019, Trường THCS Giảng Võ đã long trọng tổ chức 30 năm ngày thành lập và đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ.
Tới tham dự buổi lễ cùng thầy và trò trường THCS Giảng Võ trong ngày kỷ niệm 30 năm thành lập trường có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại diện UBND thành phố Hà Nội, Đảng ủy, UBND quận Ba Đình, phường Giảng Võ...
Thứ trưởng Bộ Tư pháp ông Phan Chí Hiếu tới tham dự cùng thầy và trò Trường THCS Giảng Võ. (thứ 3 từ trái sang)
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 37 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Hôm nay trường THCS Giảng Võ long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập trường và đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ. Đây chính là phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước trao tặng cho những đóng góp của thầy và trò trường THCS Giảng Võ.
Ngày 26/9/1989, trường THCS Giảng Võ được thành lập theo quyết định của UBND quận Ba Đình. Sau 30 năm trường đã có những bước trưởng thành và phát triển vượt bậc với quy mô 74 lớp, gần 4000 học sinh và gần 200 cán bộ giáo viên, nhân viên...
Buổi lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập trường và đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ.
Trong thời gian hoạt động nhà trường luôn chú trọng nâng cao chất lượng, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy; không ngừng mở rộng, cập nhật kiến thức cho giáo viên; đổi mới phương pháp giảng dạy; đổi mới công tác quản lý, kiểm tra chất lượng giảng dạy, phát huy tính chủ động và tự chịu trách nhiệm...
Nhà trường luôn xác định mục tiêu rõ ràng và nhất quán đó là lấy giáo dục toàn diện là trọng tâm cho mọi hoạt động trong nhà trường, học sinh là tâm điểm của hoạt động dạy và học. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động cũng như nội dung giáo dục phù hợp cho công tác dạy và học, tạo dựng môi trường giáo dục khoa học, hài hòa, thân thiện.
Thầy giáo Đoàn Công Thạo - Hiệu trưởng trường THCS Giảng Võ phát biểu khai mạc buổi lễ.
Chính vì vậy học sinh trường Giảng Võ không chỉ được dạy dỗ đầy đủ toàn diện về kiến thức khoa học phổ thông cơ bản, phát triển năng khiếu, khả năng sáng tạo, rèn luyện thể chất mà còn phát triển năng khiếu khả năng sáng tạo....
Kết quả nhà trường đạt được đó là nhiều thành tích tích cực qua các năm, tỷ lệ học sinh khá giỏi trên 90%, trong đó học sinh giỏi trên 70% nhiều học sinh đạt thủ khoa trong các kỳ thi tuyển sinh vào trường chuyên THPT.
Riêng học sinh lớp 9 của nhà trường đã giành được 2453 giải học sinh giỏi cấp Quận và 1016 giải cấp Thành phố, 623 giải Quốc gia - Khu vực và Quốc Tế.
Các em học sinh tới tham dự buổi lễ đông đủ trong bộ đồng phục nhà trường.
Trong 30 năm xây dựng và phát triển nhà trường đã vinh dự được tặng nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý của Nhà nước, Chính phủ của Thành phố Hà Nội và của ngành Giáo dục cụ thể:
Bằng khen của Thành phố Hà Nội: 2 lần vào năm 2005 và 2008; Lá cờ đầu Thành phố Hà Nội: 8 lần
Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2008; Bằng khen của Chính phủ năm 2008; Cờ đơn vị thi đua xuất sắc của Chính phủ; Cờ đơn vị tiêu biểu xuất sắc của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Huân chương Lao động hạng Ba; Huân chương lao động hạng Nhì; Huân chương lao động hạng Nhất; Huân chương độc lập hạng Ba.
Không khí trang nghiêm tại buổi lễ.
Học sinh các khối lớp tập trung tại sân trường.
30 năm vì Giảng Võ là nhà.
Để có được kết quả như ngày hôm nay đó là 30 năm của tinh thần đoàn kết, phát huy trí tuệ, sự lỗ lực, cố gắng của thế hệ các nhà giáo, học sinh, kết quả của sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp các ngành, sự giúp dỡ ủng hộ của các cơ quan đơn vị, phụ huynh học sinh...
Ngọc Huy
Theo phapluatplus
Những "mẹ hiền" lặng thầm mà cao cả Đó là những "mẹ hiền" có tấm lòng cao đẹp, đã không quản khó nhọc, kiên trì nỗ lực dìu dắt những học sinh thiếu may mắn vươn lên, hòa nhập với cộng đồng. Thời gian gần đây, môi trường giáo dục nước ta phần nào bị ảnh hưởng bởi những vụ việc đáng tiếc như gian lận thi cử, bạo lực học...