Chướng bụng, chủ quan không đi khám, cụ ông bất ngờ phát hiện có khối u gan
Thấy chướng bụng khó tiêu, nghĩ bệnh tuổi già, cụ ông 70 tuổi ở Quảng Ninh không đi khám. Tới khi cơn đau dữ dội, quặn thắt tới mức không thể đi lại, cụ ông được đưa vào viện cấp cứu và phát hiện khối u gan lớn đã vỡ.
Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa phẫu thuật cắt khối u gan lớn cho cụ ông 70 tuổi ở Đông Triều, Quảng Ninh.
Theo thông tin, trước đó khoảng 5-6 ngày, ông Nguyễn Văn Đ (70 tuổi, ở TP. Đông Triều, Quảng Ninh) có cảm giác chướng bụng, ăn khó tiêu nhưng nghĩ bệnh tuổi già nên không đi khám.
Thấy chướng bụng, khó tiêu, cụ ông 70 tuổi chủ quan nghĩ bệnh tuổi già nhưng không ngờ đang mang trong mình khối u gan lớn đã vỡ.
Video đang HOT
Buổi sáng ngày vào viện, khi đang chơi cờ, ông Đ thấy bụng đau dữ dội, rồi đau quặn khiến bản thân không thể đi lại. Thấy vậy, gia đình đưa ông Đ. đến Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều khám. Tại đây, bệnh nhân được chuyển tiếp đến Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí cấp cứu trong tình trạng mạch nhanh, bụng chướng căng, cơn đau quặn bụng.
Tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính ổ bụng bệnh nhân cho thấy khối u gan lớn 5×5cm và nghiêm trọng hơn là khối u gan đã vỡ.
Các bác sĩ đã nhanh chóng quyết định nút mạch cấp cứu để cầm máu tạm thời và hồi sức gan; sau đó tiến hành phẫu thuật để cắt khối u gan cho người bệnh…
Khi phẫu thuật cho người bệnh, các bác sĩ nhận thấy trong ổ bụng của người bệnh có khoảng 2.200 ml máu cục lẫn máu loãng, gan xơ toàn bộ, vị trí hạ phân thùy IV gan phải có một khối u kích thước gần 5cm đã vỡ, máu chảy rỉ rả. Ê-kíp phẫu thuật đã tiến hành cầm máu, cắt bỏ khối u cùng 1 phần hạ phân thùy IV gan phải cho người bệnh. Xét nghiệm cho kết quả ung thư biểu mô tế bào gan.
TS.BS Vũ Đức Thụ – Trưởng khoa Ngoại tiêu hóa và tổng hợp, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí cho biết: Gan là tạng lớn nhất của cơ thể, có chức năng thải độc, bài tiết mật, tạo yếu tố đông máu và chuyển hóa. Những dấu hiệu sớm cảnh báo căn bệnh này phải kể đến là chán ăn, đau tức hạ sườn phải, chướng bụng, vàng da, củng mạc. Lâu dần là có biểu hiện sút cân, suy kiệt… Khi đó bệnh đã bước vào giai đoạn muộn hoặc phát triển thành ung thư và có thể di căn theo đường máu, bạch huyết, di căn đến phổi, xương…
Qua đây, các bác sĩ khuyến cáo người dân nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần hoặc khi có dấu hiệu nghi ngờ về sức khỏe.
Đi khám vì bụng ngày càng to,người đàn ông ngỡ ngàng khi biết thủ phạm
Người đàn ông 46 tuổi thường xuyên bị đau tức, đầy bụng khi ăn uống. Khi đi khám, bác sĩ phát hiện anh có khối u gan to chiếm gần hết vùng bụng.
Vừa qua, Khoa Phẫu thuật Gan mật tuỵ - Bệnh viện TWQĐ 108 (Hà Nội) tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nhập viện vì bụng to bất thường và có khối u gan to chiếm gần hết vùng bụng.
Bệnh nhân là anh N.T.H, 46 tuổi, quê Thái Bình. Anh H. cho biết gần đây có biểu hiện đau tức bụng, ăn uống hay bị đầy tức bụng, bụng to nhanh bất thường. Bác sĩ khám, phát hiện anh có khối u gan to chiếm gần hết vùng bụng.
Bệnh nhân được phẫu thuật cắt phần gan có chứa khối u. Kết quả giải phẫu bệnh là u huyết quản khổng lồ của gan (u máu gan) với đường kính xấp xỉ 30cm.
Sau mổ, bệnh nhân được điều trị tích cực dự phòng suy gan và chảy máu sau mổ, đồng thời phối hợp tập ăn và vận động sớm. Các diễn biến lâm sàng và cận lâm sàng đều cải thiện tốt, bệnh nhân ra viện ổn định vào ngày thứ 7 sau mổ, không có biến chứng sau mổ.
Tiến sĩ, bác sĩ Lê Trung Hiếu, Khoa Phẫu thuật Gan mật tụy, cho biết u máu gan không có triệu chứng rõ rệt và thường được phát hiện tình cờ khi kiểm tra sức khỏe, siêu âm gan hoặc chụp cắt lớp vi tính. U máu gan được gọi là khổng lồ khi kích thước trên 15cm và có nguy cơ gây các triệu chứng chèn ép tạng trong ổ bụng.
Khi u máu phát triển có kích thước lớn gây triệu chứng như: đau bụng, chướng bụng... thì cần điều trị phẫu thuật cắt gan. Khi có u máu kích thước nhỏ hoặc chưa gây triệu chứng như trên, người bệnh cần theo dõi bằng siêu âm 2-3 tháng/ lần để theo dõi sự phát triển của khối u.
Trong y văn, hầu hết u máu gan đều không có triệu chứng và lành tính, đường kính lớn hơn 5cm có thể gây ra các triệu chứng. Đau bụng là biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất do hậu quả của việc co kéo vỏ gan. Giảm tiểu cầu có thể xảy ra do sự cô lập tiểu cầu và phá hủy bên trong khối u (hội chứng Kasabach-Merritt).
Các phương pháp điều trị u máu gan bao gồm: theo dõi hoặc can thiệp phẫu thuật. Một số tác giả cho rằng hầu hết u máu gan không cần điều trị và chỉ cần theo dõi thông qua chẩn đoán hình ảnh định kỳ mỗi 6 tháng hoặc hàng năm để đánh giá tiến triển khối u theo thời gian. Phẫu thuật điều trị u máu kích thước lớn là an toàn và hiệu quả. Điều trị phụ thuộc kinh nghiệm của phẫu thuật viên, tình trạng bệnh nhân, chức năng phần gan còn lại, tình trạng gan, kích thước, số lượng và vị trí của khối u. Một trong những điều quan trọng là cần phát hiện sớm khối u để có thể điều trị.
U máu gan là khối u gan lành tính phổ biến nhất tại gan với tỉ lệ 0,4 - 20% khi khám nghiệm tử thi. Với sự tiến bộ và sử dụng phổ biến các phương tiện chẩn đoán hình ảnh, u máu không có triệu chứng được chẩn đoán sớm và nhiều hơn. Hầu hết u máu được phát hiện ở nữ (tỉ lệ nữ so với nam là 5: 1) và thường gặp trong độ tuổi 30-50. Nguyên nhân của u máu không rõ ràng, nó được coi là dị tật mạch máu bẩm sinh và không tăng sinh tế bào.
Loại ung thư nhiều người mắc nhất ở Việt Nam Mỗi năm, nước ta ghi nhận khoảng 24.583 ca mắc mới ung thư vú, chiếm 28,9% tổng số các bệnh ung thư ở nữ giới. Hình ảnh minh họa tế bào ung thư. Ảnh: Adobe stock. Theo thống kê mới nhất của Globocan, dự án thuộc Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, ung thư vú là bệnh ung thư có số...