Chuỗi hoạt động kinh doanh của Seungri thông báo phá sản
Chuỗi nhà hàng mì Aori Ramen toàn cầu thông báo phá sản kể từ sau vụ bê bối của Seungri.
Aori Ramen là thương hiệu đồng thành lập bởi Seungri đã bị phá sản do suy thoái kinh tế gây ra bởi dịch COVID-19 và làn song tẩy chay các sản phẩm của Nhật Bản.
Việc kinh doanh của thương hiệu mì này đã bị sụt giảm nghiêm trọng, cho dù nhà đầu tư đã thông báo không còn hợp tác với Seungri từ gần một năm trước đây. Hành động đó vẫn không đủ để nguôi ngoai làn sóng tẩy chay Aori Ramen vì bê bối của Seungri.
Ngày 24-3, Aori FNB là nhà đầu tư kiêm công ty quản lý của Aori Ramen đã nộp hồ sơ phá sản tới toà án Seoul. Chuỗi nhà hàng tuyên bố phá sản với những khoản nợ khổng lồ chưa thanh toán, vượt quá doanh thu thuần.
Theo tờ Koreaboo, lý do lớn nhất khiến thương hiệu tuyên bố phá sản là do bê bối của người sáng lập trước đây là Seungri.
Video đang HOT
Nhà đầu tư nói rằng, scandal của Seungri đã khiến doanh thu giảm liên tục. Tình hình kinh tế toàn cầu bị đình trệ càng khiến công ty khó khăn hơn trong việc trả các khoản nợ.
Hoạt động kinh doanh của nhà hàng giảm mạnh sau vụ việc của Seungri. Ảnh: Lost Bird
Tuy thông báo phá sản, nhưng một số chi nhánh của Aori Ramen vẫn còn mở cửa, ví dụ như ở Malaysia và Trung Quốc. Công ty điều hành thông báo cũng sẽ sớm đóng cửa toàn bộ các chi nhánh còn lại.
Tòa án đang xem xét lý do phá sản mà Aori FNB đưa ra có khách quan hay không. Nếu các khoản nợ vượt quá giá trị công ty chỉ là tạm thời, yêu cầu từ công ty có khả năng không được chấp nhận.
Nếu Aori FNB thực sự phá sản thì tài sản còn lại của họ sẽ chia đều cho các chủ nợ.
THIÊN PHÚC
Nguy cơ phá sản, doanh nghiệp bất động sản muốn giảm 30%-50% lãi suất vay
Ngay cả doanh nghiệp bất động sản lớn có thương hiệu cũng đứng trước nguy cơ phá sản khi tình trạng mất thanh khoản tại nhiều dự án kéo dài và việc triển khai dự án mới gặp khó...
Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) vừa có văn bản kiến nghị Chính phủ hoàn thiện chính sách, pháp luật và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN) bất động sản (BĐS).
Theo VNREA, tình hình nửa cuối năm 2019 và đầu năm 2020, thị trường BĐS gặp những khó khăn nhất định và có dấu hiệu giảm sút mạnh, ảnh hưởng đến nhiều ngành, nghề khác. Ngay DN lớn có thương hiệu trên thị trường cũng đứng trước nguy cơ phá sản, nhất là khi tình trạng mất thanh khoản tại nhiều dự án kéo dài và việc triển khai dự án mới gặp nhiều khó khăn.
Do đó, VNREA kiến nghị Chính phủ và các bộ ngành có biện pháp hỗ trợ DN đầu tư, kinh doanh du lịch bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Bởi, thời gian qua, tình hình dịch bệnh đã dẫn đến bức tranh ảm đạm của ngành du lịch nói chung và lưu trú khách sạn, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh các sản phẩm căn hộ du lịch, biệt thự du lịch... của tất cả DN kinh doanh trong lĩnh vực này.
Một dự án đang được triển khai ở quận 2, TP HCM. Ảnh: Linh Anh
Theo đó, VNREA thay mặt các DN kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành triển khai giải pháp cấp bách hỗ trợ DN, đặc biệt tập trung vào các giải pháp về tín dụng và thuế. Cụ thể, kiến nghị ngành ngân hàng có phương án giảm lãi suất đối với hợp đồng vay đầu tư cho dự án kinh doanh các sản phẩm căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, văn phòng kết hợp lưu trú... Như giảm 50% lãi suất trong thời gian diễn ra dịch và 30% lãi suất cho thời gian 1 năm sau khi dịch bệnh được kiểm soát; xem xét cơ cấu thời hạn trả nợ, hoãn, giãn nợ cho DN...
DN BĐS cũng kiến nghị Chính phủ giao Bộ Tài chính nghiên cứu các giải pháp, chính sách thuế hỗ trợ DN như giãn thời gian nộp các nghĩa vụ thuế vào ngân sách 6 tháng đối với mỗi kỳ nộp sau 1 năm dịch bệnh được kiểm soát; miễn tiền phạt chậm nộp khi DN đã nộp đủ thuế; giãn tiến độ nộp tiền thuê đất sau khi dịch được kiểm soát, giảm thuế GTGT và lùi thời gian nộp thuế.
"VNREA cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét áp dụng việc miễn visa cho khách quốc tế tới Việt Nam nhằm giúp du khách tiết kiệm được thời gian, chi phí xin visa từ đó nâng cao sức thu hút của ngành du lịch" - Chủ tịch VNREA Nguyễn Trần Nam nói rõ trong văn bản.
Những khó khăn, vướng mắc khác liên quan đến quy định, chính sách pháp luật ở thị trường BĐS cũng được DN kiến nghị hỗ trợ.
Thống kê của VNREA cho thấy hiện nay, cả nước có hơn 82.900 căn hộ du lịch, 28.099 biệt thự du lịch, 15.663 nhà phố thương mại, bao gồm các sản phẩm đã đưa vào sử dụng; sản phẩm đã hoàn thiện xây dựng nhưng chưa đưa vào khai thác; sản phẩm đã và đang được xây dựng tập trung ở Bình Thuận, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Phú Quốc, Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu... Tổng giá trị ước tính phân khúc BĐS này lên tới hơn 23 tỉ USD.
Hiện các hoạt động đầu tư, xây dựng chịu sự điều chỉnh của khoảng 12 luật khác nhau và rất nhiều nghị định, nghị quyết và hơn 20.000 tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật... Do đó, một trong những giải pháp là hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách thủ tục hành chính nhằm thúc đẩy thị trường BĐS phát triển sôi động nhưng bền vững, thu hút nguồn lực đầu tư sẽ mang lại lợi ích thiết thực về kinh tế, xã hội.
Theo Sơn Nhung - T.Phương
Người lao động
Chương Dương bị phạt truy thu thuế hơn 2,2 tỷ đồng CTCP Chương Dương (mã CK: CDC) vừa công bố quyết định của Cục thuế TP. Hồ Chí Minh về việc xử phạt vi phạm hành chính thuế lên tới hơn 2,2 tỷ đồng. CTCP Chương Dương (mã CK: CDC) vừa công bố quyết định của Cục thuế TP. Hồ Chí Minh về việc xử phạt vi phạm hành chính thuế. Tổng số tiền...