Chung Tử Lưu hé lộ bí mật nguyên nhân ca sĩ Việt sang Mỹ không dám hát tiếng Anh
Chung Tử Lưu khẳng định: “Chưa có tài năng âm nhạc Việt nào vượt qua cô ca sĩ 19 tuổi Mira Trần”. Anh còn hé lộ bí mật các trung tâm ca nhạc tại hải ngoại, khi tham gia chương trình Chuyện của sao.
Trở thành khách mời đặc biệt trong chương trình Chuyện của sao sẽ lên sóng vào ngày 6/7 trên VTV9, ca sĩ Chung Tử Lưu có những chia sẻ về cuộc sống, hoạt động âm nhạc của cộng đồng người Việt tại Mỹ.
Chung Tử Lưu – MC Minh Đức
Chung Tử Lưu từng đoạt giải nhất cuộc thi Đơn ca mùa xuân TP.HCM năm 1982, là người đầu tiên thể hiện ca khúc Bài ca chưa viết hết lời (Bảo Chấn – Quốc Bảo) và sau đó trở thành giọng ca gắn với dòng nhạc trữ tình quê hương khi tham gia Đoàn ca múa nhạc Bông Sen. Năm 1992, anh sang Mỹ định cư nhưng vẫn tiếp tục ca hát, sản xuất băng đĩa, dạy nhạc, và góp phần đào tạo nhiều giọng hát đăng quang các cuộc thi từ trong nước đến hải ngoại. Những năm gần đây, anh thường xuyên về Việt Nam tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện và làm giám khảo các chương trình âm nhạc.
Trong Chuyện của sao, MC Minh Đức đặt vấn đề: “Có những cuộc thi hát thiên về dòng nhạc xưa, trữ tình cạnh tranh ngang ngửa với những cuộc thi thời thượng, fomat nước ngoài chuyên về nhạc trẻ”. Chung Tử Lưu chia sẻ, tại hải ngoại có rất nhiều cuộc thi hát và những thí sinh đăng quang phần lớn đều hát dòng nhạc trữ tình, bolero. Dòng nhạc quê hương vẫn là dòng nhạc mạnh nhất. Nó nuôi sống nhiều ca sĩ, nhiều Trung tâm ca nhạc trong đó có trung tâm Ca Dao của Chung Tử Lưu ngày xưa. Có thể nói, trong một chương trình ca nhạc, nhạc quê hương trước đây chiếm tỷ trọng 80%, bây giờ còn khoảng 70 hoặc 60%.
Anh giải thích lý do nhạc quê hương vẫn được ưa chuộng: “Trong một khung cảnh trời tuyết, hay mưa của phương Tây, ngồi trên xe chúng ta nghe được những giai điệu đàn tranh, đàn cò, đàn bầu, những giai điệu quê hương, câu hò, câu hát, mình cảm giác âm nhạc ngon như một món ăn tinh thần tuyệt vời. Giống như những ngôi nhà tại Nam California, chúng tôi trồng những cây như chuối, bưởi, nhãn, xoài, ổi, cóc, quýt, cam… những loại cây ăn trái nhiệt đới để có một góc quê hương trong nhà. Nhạc bolero cũng vậy, là dòng nhạc gần gũi với quê hương thì nó mạnh nhất. Lớp trẻ lớn lên có thể nghe nhạc này nhạc kia nhưng vẫn nghe bolero rất nhiều”.
Chung Tử Lưu từng đoạt giải nhất cuộc thi Đơn ca mùa xuân TP.HCM năm 1982, là người đầu tiên thể hiện ca khúc Bài ca chưa viết hết lời (Bảo Chấn – Quốc Bảo) và sau đó trở thành giọng ca gắn với dòng nhạc trữ tình quê hương
Chung Tử Lưu cũng khẳng định thêm, hiện nay, nhạc bolero đang trở lại. Lớp ca sĩ trẻ, cũng như các du học sinh, các bạn trẻ định cư nước ngoài, các em tuổi thiếu niên khi qua Mỹ biết rất nhiều nhạc pop, nhạc trẻ Việt Nam, tuy nhiên, không vì thế mà nhạc bolero lại bị “thất sủng”. Trong các cuộc thi mà anh làm huấn luyện viên hay giám khảo, các bạn hát nhạc trẻ nhiều nhưng giải thưởng luôn nằm trong những người hát bolero.
“Không phải ban giám khảo thích bolero mà nhạc pop là dòng nhạc không phải dễ hát. Nhiều giọng ca có thể hát khá nhạc ngoại quốc nhưng khi “đụng” vào nhạc Việt Nam thì bị yếu. Bên Mỹ có nhiều gia đình con đi học nói tiếng Mỹ ào ào nhưng về nhà cha mẹ lại thường mở karaoke là nhạc bolero. Các con nghe thích bolero, từ đó mới hát nhiều. Các em trẻ hát bolero rất chỉn chu. Dòng nhạc này cần sự tự nhiên, mùi mẫn và dễ bắt chước hơn dòng nhạc đòi hỏi kỹ thuật thanh nhạc khác”.
Chung Tử Lưu cho biết, khi ca sĩ Việt Nam sang Mỹ thì trình độ tiếng Anh chính là rào cản lớn nhất nên họ khó có thể đạt được thành công như những bạn trẻ đã sống ở Mỹ lâu năm: “Một bài hát mình đã hát hàng chục năm ở Việt Nam nhưng khi qua nước ngoài, những người Việt trẻ, giỏi tiếng Mỹ nghe sẽ phát hiện nhiều nhược điểm, nên ca sĩ Việt Nam sang gần như không dám hát. Ở khía cạnh bước ra thế giới, bên Mỹ chỉ hy vọng lớp con lớp cháu, đã “Mỹ hóa”. Lớp trẻ đi học trong môi trường Mỹ, học về voice, vocal và đi thi những cuộc thi, chúng không còn yêu thích nhạc Việt nữa”.
Chung Tử Lưu cho biết, khi ca sĩ Việt Nam sang Mỹ thì trình độ tiếng Anh chính là rào cản lớn nhất nên họ khó có thể đạt được thành công như những bạn trẻ đã sống ở Mỹ lâu năm
Đặc biệt, Chung Tử Lưu gây sốc khi khẳng định, trong số các nghệ sĩ trẻ hiện nay, anh thấy khó có ai có thể vượt qua Myra Trần – (Trần Minh Như – quán quân một cuộc thi âm nhạc năm 2016):
“Nghệ sĩ trẻ hoạt động nghệ thuật bên Mỹ nhưng không nhiều. Những em đóng phim, các em hát nhạc kịch, hát opera hay múa trên sân khấu Disneyland, khu vui chơi giải trí tầm cỡ trên thế giới nhưng phải được tuyển chọn gắt gao. Nếu mà so với Philippines thì cộng đồng người Việt của chúng ta hát vẫn thua kém các bạn trẻ của Philippines. Lớp trẻ người Việt, thời điểm này tôi vẫn chưa thấy được tài năng nào vượt được Myra Trần – cô bé Việt Nam Minh Như từng gây bão American Idol thời gian qua”.
Chia sẻ quan điểm của mình, Biên tập Minh Đức tin rằng một phần nhỏ thế hệ hôm nay, đặc biệt là ở hải ngoại, vẫn đang nỗ lực duy trì dòng nhạc đặc trưng của Việt Nam, góp phần giao lưu với thế giới. Còn Chung Tử Lưu thì đặt niềm tin trong tương lai sẽ có nhiều người làm rạng danh nền âm nhạc Việt Nam, đưa nền âm nhạc của nước ta bước vào dòng chảy âm nhạc quốc tế một cách vẻ vang.
Theo vnmedia
Trung Quốc bí mật cài phần mềm gián điệp vào điện thoại của khách du lịch
Trung Quốc đã bị cáo buộc lén cài đặt phần mềm gián điệp trên điện thoại của khách du lịch tại khu vực Tân Cương.
Theo đó, các nhân viên an ninh ở khu vực biên giới đã yêu cầu khách du lịch giao điện thoại và mật khẩu trước khi nhập cảnh. Ngay sau đó, các đặc vụ sẽ biến mất cùng với những chiếc điện thoại để lén truy cập chúng.
Đối với iPhone, họ sẽ cắm chúng vào một chiếc máy để quét qua nội dung của điện thoại. Đối với điện thoại Android, họ sẽ thực hiện hành vi cài đặt ứng dụng phần mềm gián điệp trên điện thoại nhằm thu thập dữ liệu.
Ứng dụng gián điệp có tên BXAQ hoặc Fng ci sẽ thu thập danh bạ điện thoại, tin nhắn văn bản, lịch sử cuộc gọi, mục lịch, ứng dụng trên điện thoại và tên người dùng được sử dụng trong một số ứng dụng, sau đó tải dữ liệu đó lên máy chủ. Ứng dụng này cũng quét smartphone của khách du lịch để tìm các nội dung liên quan đến Hồi giáo cực đoan, sách học thuật về Hồi giáo...
Nguồn tin cho biết ứng dụng này sẽ bị xóa ngay sau khi công việc kiểm tra điện thoại kết thúc, tuy nhiên một số nhân viên đã có lần quên. Ứng dụng này sau đó được chuyển cho các chuyên gia an ninh mạng để phân tích, dẫn đến phát hiện trên. Sau đó, nhóm các tờ báo lớn trên thế giới đã làm việc với các chuyên gia để phân tích phần mềm gián điệp trên.
Cụ thể là trong vài năm qua, Trung Quốc đang ráo riết tăng cường giám sát khu vực Tân Cương, địa điểm sinh sống chủ yếu của một số dân tộc thiểu số bao gồm người Duy Ngô Nhĩ và một nhóm người Hồi giáo.
Chính quyền Trung Quốc đã không đưa ra bất cứ bình luận nào về vấn đề trên.
Theo Nghe Nhìn VN
Bị đuổi về khi lên tiếng vạch mặt anh rể ngoại tình, em chỉ hỏi một câu đã khiến anh ta cúi đầu nhận lỗi Bản thân em cũng không nghĩ anh rể của mình lại tồi tệ như thế cho đến khi chính mắt em nhìn thấy sự việc. Chị gái em kết hôn đã 10 năm và có 2 đứa con, đủ cả nếp lẫn tẻ. Chị em là nhân viên văn phòng bình thường còn anh rể là trưởng bộ phận của một công ty...