Chứng từ điện tử có được xem là chứng cứ trong vụ MB24?
Ngay sau khi công an tiến hành bắt giữ lãnh đạo MB24, nhiều chi nhánh của MB24 đã cửa đóng then cài, khiến các hội viên, những người đã trót dại đóng tiền rất hoang mang.
Nhiều người đã “sa bẫy” MB24, dư luận đặt câu hỏi liệu những chứng từ điện tử có được xem là căn cứ pháp lý để xử lý hành vi lừa đảo của công ty này?
Các chuyên gia công nghệ cho rằng, cùng với sự phát triển mạnh của Internet, “chợ ảo” mau chóng trở nên sầm uất và kéo theo đó là hàng loạt cái bẫy được giăng đối với người tiêu dùng.
Sự việc MB24 đã lộ ra những yếu kém về chứng thư điện tử. Sở dĩ thương mại điện tử Việt Nam chưa phát triển mạnh do vướng những trở ngại là thanh toán qua mạng không thuận lợi, thiếu chính sách thuế và sự yếu kém của dịch vụ chứng thư điện tử.
Rất nhiều người dân là nạn nhân của vụ lừa đảo ở MB24, chi nhánh Thanh Hóa
Video đang HOT
Theo nhận định của các luật sư, hiện nay, trong quá trình hội nhập, việc thực hiện các giao dịch thương mại, dân sự thông qua các phương tiện điện tử đã dần trở thành một xu hướng phổ biến, bởi tính nhanh gọn, hiệu quả của hình thức này.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, các cơ quan tài phán (tòa án, trọng tài thương mại) chưa mạnh dạn nhìn nhận tính pháp lý đầy đủ của các chứng cứ giao dịch điện tử trong quá trình giải quyết các vụ tranh chấp kinh tế, dân sự, lao động.
Để đánh giá toàn diện giá trị pháp lý của chứng cứ giao dịch điện tử cần viện dẫn các căn cứ để chứng minh giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu và thông tin trong thông điệp dữ liệu.
LS.Lương Văn Tuấn (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng: Trước hết cần làm rõ các khái niệm chứng thư điện tử và giao dịch điện tử. Chứng thư điện tử là thông điệp dữ liệu do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử phát hành nhằm xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân được chứng thực là người ký chữ ký điện tử. Còn giao dịch điện tử là giao dịch được thực hiện bằng phương thức điện tử.
Theo LS.Tuấn: Thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản. Thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác.
Theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử (LGDĐT) thì thông tin trong thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì thông tin đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu. Trường hợp pháp luật yêu cầu thông tin phải được thể hiện bằng văn bản thì thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng yêu cầu này nếu thông tin chứa trong thông điệp dữ liệu đó có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu khi cần thiết.
Cũng theo quy định tại LGDĐT thì thông điệp dữ liệu (trong đó có hình thức chứng từ điện tử) không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu. Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.
Cũng theo vị luật sư này, về khái niệm giao dịch dân sự, theo Điều 121 Bộ luật Dân sự (BLDS) “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Về hình thức của giao dịch dân sự, Điều 124 BLDS cũng khẳng định: “Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản. Rõ ràng, cơ sở pháp lý của hình thức thông điệp dữ liệu đã được khẳng định một cách chắc chắn trong BLDS.
Tuy nhiên, việc đánh giá chứng cứ, xác định một chứng từ điện tử cụ thể có được coi là chứng cứ hay không trong một vụ án cụ thể thuộc thẩm quyền của những người tiến hành tố tụng trong vụ án đó.
Theo VNN
Tòa án huyện Sơn Dương"chữa cháy" cho sai lầm tố tụng?
Do chứng cứ yếu, VKS phải truy tố bị cáo từ Khoản 2 xuống Khoản 1, còn Tòa thì tuyên phạt bị cáo mức án "vừa xinh" bằng thời gian bị cáo bị tạm giam như để "chữa cháy" cho sự cẩu thả của VKS và cơ quan công an.
bị cáo Dương Công Nguyên tại phiên tòa
"Xuống thang" nhưng chưa "tiếp đất"
Như tin đã đưa, trong 3 ngày 24,25,26/2012, tại trụ sở TAND huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang), TAND huyện Sơn Dương đã mở phiên tòa xét xử bị cáo Dương Công Nguyên (SN 1972, ngụ thị trấn Sơn Dương, huyện Sơn Dương) và đồng phạm về tội "Gây rối trật tự công cộng". Trước khi phiên tòa diễn ra, bị cáo Nguyên bị truy tố theo Khoản 2, Điều 245 Bộ luật Hình sự.
Trong phiên tòa, do chứng cứ buộc tội bị cáo Nguyên có hành vi "xúi giục người khác gây rối" (hò hét: "đánh chết con nhà Thỏa đi" - PV) theo điểm d Khoản 2 Điều 245 không "chắc" nên ngày 26/7, Viện kiểm sát đã phải "xuống thang", rút quan điểm truy tố bị cáo Nguyên theo Khoản 2, thay vào đó là truy tố bị cáo theo Khoản 1 Điều 245 Bộ luật Hình sự với cáo buộc bị cáo Nguyên có hành vi "kích động" các bị cáo khác gây rối trật tự công cộng.
Tuy nhiên, theo như quan điểm của Luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyên cũng như ghi nhận của phóng viên thì trong hồ sơ vụ án cũng như lời khai của các bị cáo tại Tòa không có chứng cứ chứng minh bị cáo Nguyên có hành vi gây rối trật tự công cộng vì khi bị cáo Nguyên được em rể là bị cáo Bùi Văn Hồng (SN 1979) rủ đến nhà bị hại là anh Bùi Văn Dương thì Nguyên cũng không biết là Hồng đến đó để làm gì và khi tới nhà anh Dương thì Nguyên ngồi chơi với vợ anh Dương, còn đi xem chiếc sập gỗ... và không biết việc giữa Hồng và anh Nguyên mâu thuẫn với nhau. Khi Nguyên ra ngoài đường thì thấy Hồng lại mâu thuẫn với anh Bùi Văn Hòa và bị anh Hòa dung gậy vụt vào đầu... Trong lúc Nguyên đứng nghe điện thoại của vợ thì đám bạn của Hồng đến hò hét, đập phá chứ Nguyên cũng không có bất kể một hành động gây rối nào như quan điểm truy tố của VKS.
Mặc dù không có đủ chứng cứ buộc tội bị cáo Dương Công Nguyên, nhưng dường như để "chữa cháy" cho việc bắt oan bị cáo Nguyên từ ngày 29/8/2011 cho VKS và Cơ quan CSĐT Công an huyện Sơn Dương, sáng ngày 29/7, TAND huyện Sơn Dương đã tuyên phạt bị cáo Nguyên với mức án 11 tháng tù vừa đủ với thời hạn đã tạm giam.
Vụ án chưa kết thúc
Theo quan điểm của Luật sư và người nhà bị cáo Nguyên thì họ không đồng tình với bản án mà Tòa tuyên vì bị cáo Nguyên không có tội. Cùng với đó, VKS còn bỏ lọt tội phạm vì không truy tố đối với Bùi Văn Hòa đã có hành vi dung gậy vụt vào đầu bị cáo Hồng, gây thương tích 1,9% mặc dù bị cáo này đã có đơn đề nghị khởi tố.
"Gia đình tôi sẽ tiếp tục kháng cáo để minh oan cho chồng tôi" - chị Bùi Thị Nga, vợ bị cáo Nguyên cho biết. PLVN sẽ tiếp tục đưa tin về vụ án này.
Theo PLVN
Người tham gia tố tụng khai "tiền hậu bất nhất" có bị "truy" tội? Trước mỗi phiên xử, thư ký phiên tòa đều phổ biến quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng. Trong đó, tòa yêu cầu những người tham gia tố tụng phải khai báo trung thực. Những trường hợp khai báo gian dối sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Đã hiểu rõ tầm quan trọng về phát ngôn của mình...