‘Chúng tôi là ai?’ – câu nói đang gây xôn xao có nguồn gốc từ đâu, ý nghĩa thế nào?
Đến đây, nhiều người cho rằng lời xin lỗi trước đó thiếu đi một thứ cơ bản: đó là sự chân thành!
Những ngày gần đây, vụ việc một tiếp viên hàng không của hãng Vietnam Airlines vi phạm quy định cách ly khiến dịch bệnh tái lây lan ra cộng đồng đang là chủ đề được nhiều người quan tâm.
Ngay sau đó, hãng hàng không Vietnam Airlines lập tức bị tẩy chay, chỉ trích nặng nề. Đỉnh điểm, cư dân mạng xôn xao trước loạt bài viết của tiếp viên hàng không hãng này chia sẻ việc bị ném trứng, dí đầu thuốc lá đang cháy vào người khi mặc áo dài đồng phục.
Tối ngày 2/12, hashtag #WeApologize (tạm dịch: Chúng tôi xin lỗi) được nhiều tiếp viên, nhân viên làm việc tại hãng hàng không Vietnam Airlines đồng loạt treo tại các bài đăng trên mạng xã hội. Qua đây, họ thay mặt đồng nghiệp gửi lời xin lỗi đến cộng đồng, đồng thời bày tỏ mong muốn được ứng xử một cách văn minh.
Tiếp viên, nhân viên hãng hàng không Vietnam Airlines đồng loạt đăng bài xin lỗi kèm hastag #WeApologize
Trong khi hàng loạt lời xin lỗi được các tiếp viên, nhân viên của Vietnam Airlines đăng tải. Thì ngay sau đó, trên mạng xã hội bất ngờ xuất hiện một bài đăng với tiêu đề ‘Chúng tôi là ai?’. Đáng chú ý, hashtag #WeApologize được gắn ngay trên đầu bài viết khiến nhiều người nghi ngờ bài đăng này xuất phát từ một tiếp viên hàng không.
Theo đó, tuy gắn hastag xin lỗi, nhưng bài viết lại hoàn toàn đề cập đến công trạng, sự hy sinh và những thiệt thòi mà nhân viên ngành hàng không phải chịu. Đến đây, nhiều người cho rằng lời xin lỗi trước đó thiếu đi một thứ cơ bản: đó là sự chân thành!
Bài đăng gây xôn xao trên mạng xã hội
Xuất hiện không lâu, cụm từ ‘Chúng tôi là ai?’ lập tức gây xôn xao khắp các trang mạng xã hội và khiến cộng đồng mạng không đồng tình. Thậm chí, nhiều người bày tỏ sự bức xúc và phẫn nộ về thái độ được thể hiện trong bài đăng.
- ‘Nên Xin lỗi một cách cầu thị và thành thật. Chứ đòi hỏi người bị thiệt hại ‘văn minh’ là không hay. Kể lể chuyện ‘chúng tôi là ai’, những vất vả, rủi ro của các bạn làm Hàng không thì chẳng lẽ những hành khách trên các chuyến bay không chịu, khi họ còn phải trả tiền cho các bạn? Ngân sách phải bù lỗ hàng chục nghìn tỷ khi bạn dọa phá sản?’.
- ‘Vậy cũng gọi là xin lỗi à? Đây là kể lể mới đúng, các bạn chọn nghề này vì lương cao, dễ kiếm tiền, chứ có ai ép đâu mà kể lể?’.
- ‘Xin lỗi mà không có một chút chân thành nào thì thà im lặng đi còn hơn’.
Video đang HOT
‘Chúng tôi là ai?’ trở thành hot search và được nhiều người quan tâm, bàn luận
Mặc dù chưa rõ người đăng tải bài viết trên là ai, song cụm từ ‘Chúng tôi là ai?’ vẫn đang gây xôn xao và tạo một làn sóng lớn trên mạng xã hội.
Xôn xao hình ảnh TVHK Vietnam Airlines bị dí thuốc lá cháy dở vào bả vai khi đang mặc đồng phục
Sau thông tin BN 1342 được xác định trở thành nguồn lây Covid-19 ra cộng đồng do vi phạm quy định cách ly, nhiều tài khoản Facebook cho biết mình là tiếp viên của hãng hàng không Vietnam Airlines đã bị kỳ thị, đối xử thậm tệ khi mặc đồng phục đi ngoài đường.
Thông tin nam tiếp viên hãng hàng không Vietnam Airlines BN 1342 được xác định mắc Covid-19 và trở thành nguồn lây ra cộng đồng do vi phạm quy định cách ly đã gây xôn xao CĐM. Không ít người đã chỉ trích nam tiếp viên này vì đã không tuân thủ quy định cách ly.
Tuy nhiên, gần đây, một số tài khoản Facebook cho biết mình là tiếp viên của hãng hàng không này đã bị kỳ thị, đối xử thậm tệ khi mặc đồng phục đi ngoài đường. Cụ thể, bác sĩ Nguyễn Quốc Khánh đã chia sẻ:
"Vậy là một lần nữa thống kê những ngày không lây nhiễm trong cộng đồng ở Việt Nam không thể vượt qua 3 con số.
Lẽ ra trong những ngày cuối năm này, toàn xã hội sẽ vui hơn khi kinh tế phục hồi, các chuyến bay thương mại đang dần được mở lại phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân nhưng sự thiếu tự giác, thiếu cẩn trọng, chủ quan của một vài cá nhân đã đưa thế trận chống dịch của chúng ta mất thế thượng phong.
Thật ra với số lượng vượt 64 triệu ca mắc Covid-19 trên toàn thế giới thì những cố gắng của một quốc gia có đường biên giới trên đất liền dài 4.550 km tiếp giáp với nhiều nước đến lúc này đã xứng đáng được xem là kỳ tích nhưng lẽ ra sẽ còn kỳ tích hơn nữa nếu duy trì bền vững hơn trạng thái an toàn này.
Một năm đáng quên sắp trôi qua nhưng dịch bệnh vẫn không ngừng bùng phát trên toàn cầu. Chính phủ Việt Nam đứng trước một bài toán khó khăn vô cùng khi phải lựa chọn rằng bỏ mặc công dân Việt Nam đang có nhu cầu về nước hay tiếp tục triển khai các chuyến bay giải cứu; hoặc đóng cửa chống dịch hay mở cửa để cứu nền kinh tế đang héo mòn vì dịch bệnh?
Khâu trọng yếu nhất trong bài toán này nằm ở ngành giao thông vận tải, mà chủ yếu là đường Hàng không. Cho đến khi nhân loại tìm ra "Cánh cửa thần kỳ" của Doraemon thì máy bay vẫn là phương tiện nhanh nhất để đi xa.
Ảnh: Nguyen Khanh.
Hàng nghìn tiếp viên các hãng đã hăng hái lên đường bay vào tâm dịch thực hiện nhiệm vụ vinh quang khi Tổ quốc cần, người Việt Nam trên khắp năm châu đã biết, đã thấy và đã cảm nhận được rằng câu "Không để ai bị bỏ lại phía sau" không phải là văn chương trưng bày mà đó thật sự là mệnh lệnh của trái tim.
Tiếp viên hàng không cũng là con người, một ngành nghề đặc thù phải tác nghiệp trong dịch bệnh, trong điều kiện vô cùng khó khăn và căng thẳng.
Có những chuyến bay dài, tiếp viên phải đảm bảo đeo khẩu trang đúng cách, mặc đồ bảo hộ kín người để phục vụ tàu suốt hàng chục giờ đồng hồ.
Sang nước bạn trong thời kỳ dịch bệnh với muôn trùng khó khăn về thực phẩm, sinh hoạt vì một số nước họ kỳ thị, hành hung người đeo khẩu trang khi ra phố.
Hoàn thành chuyến bay lại phải vào cơ sở cách ly theo đúng quy trình... nếu không có tình yêu nghề, tình yêu quê hương, đồng bào thì quả thật không thể làm được đâu, đó là sự thật.
Đợt bùng dịch lần này là sai lầm chết người của một bạn tiếp viên sau khi bay đã không tuân thủ đúng quy định cách ly, sự cẩu thả, tùy tiện trong sinh hoạt của một cá nhân đã khiến xã hội phải trả một cái giá vô cùng đắt đỏ.
Nhưng xin anh chị hãy nhớ, đó là sai lầm của một cá nhân chứ không phải của hàng nghìn con người vẫn đang hàng ngày, hàng giờ làm nhiệm vụ trong ngành hàng không nói chung và đoàn tiếp viên Vietnam airlines nói riêng.
Sự kỳ thị tiếp viên hàng không đâu phải bây giờ mới có, ngay từ trong các đợt bùng dịch trước đây thì tiếp viên đã bị chủ nhà trọ đuổi ra đường, bị các công ty bảo hiểm từ chối bán dịch vụ, bị xa lánh, kỳ thị, xua đuổi... chỉ vì họ đã can trường xông vào tâm dịch.
Mỗi ngày Anh Ba đều nhận được tin nhắn của các bạn tiếp viên hàng không, các bạn làm nhiệm vụ tình nguyện viên, của các bác sĩ tuyến đầu chống dịch và của cả những bạn đang làm nghĩa vụ cách ly... làm nên một đất nước sâu nặng nghĩa tình.
Sáng nay khi nghe tin một số tiếp viên hàng không đã bị tấn công bằng thuốc lá đang cháy, bị chửi bới, xua đuổi khi dừng đèn đỏ ngay giữa đất nước mình... tôi thật sự xót xa cho cách hành xử quá khích của một số anh chị đi đường. Anh chị đang đại diện cho điều gì mà thực thi cái ác một cách ngang nhiên, tùy tiện như thế này?
Suốt một năm qua, chưa bao giờ siêu nhân lại xuất hiện nhiều như thế trên đất nước chúng ta dưới màu áo blouse, màu áo lính, rồi tà áo dài thiên thanh của hãng hàng không quốc gia, màu áo đỏ của hãng hàng không Vietjet...
Chúng ta đang sống trong những ngày đi vào lịch sử của nhân loại. Có lẽ cả đời người chỉ có một lần và lâu lắm cả thế giới văn minh, kiêu hãnh mới phải chứng kiến, lo âu trước sự tàn phá của dịch bệnh như thế này.
Yêu thương nhau thì mới cùng vượt qua khó khăn, trắc trở được. Còn hành xử kiểu côn đồ, mất dạy, vô pháp vô thiên như thế thì dẫu không có dịch bệnh thì loại người mất nết như thế cũng đè nhau ra mà ăn tươi, nuốt sống để thỏa mãn thú tính, mà thôi.
Cá nhân tiếp viên nào sai thì xử lý nghiêm cá nhân ấy, thậm chí xử lý hình sự nếu đủ yếu tố cấu thành, hậu quả đã xảy ra rồi thì phải cùng nhau khắc phục chứ đè cả một ngành nghề chân yếu tay mềm, dễ tổn thương để chà đạp, bắt nạt vô cớ ngoài đường có làm các anh chị oanh liệt, hiên ngang hơn không? Hay là hèn mạt, tệ hại, bẩn thỉu hơn?
Lẽ ra trong cơn bĩ cực lại càng phải nhân ái với nhau... đằng này lại cay nghiệt như thế để làm gì?
Đeo khẩu trang lên đi, để ít ra được ngửi thường xuyên mùi hơi thở của mình..."
Ảnh: Lost Bird.
Bên cạnh trường hợp bị dí thuốc lá cháy dở vào bả vai khi đang mặc đồng phục chờ đèn đỏ, đã có trường hợp các tiếp viên khác bị ném trứng gà sống vào người, bị người lạ mắng, bị nhìn kì thị... Thậm chí, có nhiều phụ huynh nơi tiếp viên sinh sống đã cấm con mình tiếp xúc với con của tiếp viên.
Một nguồn tin nội bộ của hãng sau đó đã phát tới các nhân viên: "Thông tin tiếp viên vi phạm quy định cách ly được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, hình ảnh tiếp viên Vietnam Airlines cũng bị ảnh hưởng, dư âm tiêu cực vẫn đang nóng. Việc tiếp viên mặc đồng phục di chuyển ở các nơi công cộng trong thời điểm này là rất nhạy cảm, thậm chí nguy cơ mất an toàn".
Ảnh: Lost Bird.
Hiện sự việc vẫn đang thu hút sự quan tâm và tranh cãi từ cộng đồng mạng.
Liên quan tới sự việc nam tiếp viên hàng không của hãng đã không tuân thủ quy định cách ly, chiều 2/12, Vietnam Airlines cũng đã lên tiếng xin lỗi. "Vietnam Airlines chân thành xin lỗi vì sự việc không mong muốn khi có ca lây nhiễm Sars-CoV-2 từ tiếp viên của hãng do không tuân thủ quy định cách ly".
Những mối nguy tiềm ẩn mà các nữ streamer phải đón nhận từ nửa kia, fan đọc chỉ biết ngậm ngùi Với nhiều streamer, đặc biệt phái nữ, chuyện tình cảm của họ luôn là chuyện không đơn giản dù được giữ kín hay công khai. Với nhiều streamer, đặc biệt phái nữ, ngoại hình là yếu tố quan trọng để hút fan. Một thực tế không thể phủ nhận là không ít streamer nữ sở hữu hàng triệu người hâm mộ nhờ vẻ...