“Chung tay quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng” ở Ninh Bình
Nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Hội trong phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc, thời gian qua, Hội Nông dân phường Bích Đào (Thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) đã xây dựng thành công mô hình “Chung tay quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng”
Mô hình “Chung tay quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng”tạo hiệu ứng tích cực đối với các tầng lớp nhân dân trong tiếp xúc, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù.
Mô hình từng bước xóa bỏ định kiến, kỳ thị, phân biệt đối xử; tạo điều kiện để họ có cơ hội ổn định cuộc sống vươn lên trở thành người có ích, góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.
Hội Nông dân phường Bích Đào ((Thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) phói hợp tặng quà cho người chấp hành xong hình phạt tù tại địa phương
Năm 2020, phường Bích Đào có 15 người chấp hành xong hình phạt tù về địa phương chưa được xóa án tích trong diện quản lý; 4 đối tượng cải tạo không giam giữ; 5 đối tượng hưởng án treo gặp nhiều khó khăn trong việc tái hòa nhập cộng đồng, tiềm ẩn các nguy cơ về an ninh trật tự.
Hội Nông dân phường đã chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương, đồng thời tích cực phối hợp với Chi đoàn Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp Công an tỉnh, Công an phường Bích Đào để xây dựng mô hình “Chung tay quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng”.
Mô hình tập trung vào các nội dung như: công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp; công tác quản lý, giáo dục và tổ chức các hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề, giới thiệu, giúp đỡ tạo việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương.
Video đang HOT
Hội Nông dân phường phối hợp với Công an phường chủ động tham mưu cho Đảng ủy, UBND phường Bích Đào xây dựng và triển khai các Nghị quyết, chương trình, kế hoạch cụ thể để lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, đoàn thể, các chi bộ, tổ dân phố trên địa bàn phường triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong hình phạt tù.
Hội thường xuyên phối hợp với Chi đoàn Phòng cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp Công an tỉnh, Công an phường tìm hiểu, nắm bắt tâm tự, nguyện vọng, giáo dục, tư vấn về pháp luật cho những người chấp hành xong án phạt tù, chấp hành cai nghiện bắt buộc về địa phương; thường xuyên vận động nhân dân trong tổ dân phố phối hợp chặt chẽ với gia đình quản lý, giáo dục, giúp đỡ các đối tượng nhanh chóng hòa nhập cuộc sống.
Năm 2021, Hội Nông dân phường đã phối hợp tổ chức 40 buổi tuyên truyền pháp luật, trợ giúp pháp lý lồng ghép trong các buổi sinh hoạt chi, tổ Hội, sinh hoạt Câu lạc bộ Nông dân với pháp luật giúp nâng cao nhận thức pháp luật, tạo chuyển biến trong ứng xử giữa người dân với người chấp hành xong hình phạt tù trở về địa phương.
Bên cạnh đó, Hội Nông dân phường đã tạo điều kiện hỗ trợ cho 6 người chấp hành xong hình phát tù vay hơn 200 triệu đồng từ nguồn vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội, Quỹ Hỗ trợ nông dân để sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế; cấp thẻ xe ôm tự quản cho 2 người, tư vấn giới thiệu việc làm cho 7 người với mức thu nhập ổn định từ 5- 7 triệu đồng/người/tháng.
Tiêu biểu như: Anh Đ. V. Đ, sinh năm 1987, ở phố Phúc Thịnh từng bị án phạt tù 4 năm về tội cướp tài sản, sau khi hết hạn tù trở về địa phương, được Hội Nông dân phường gặp gỡ, động viên, giúp anh xóa bỏ mặc cảm, tạo điều kiện cho anh vay 50 triệu đồng từ nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội để mua ô tô tải nhỏ vận chuyển hàng hóa.
Đến nay, anh đã có việc làm với thu nhập ổn định 6 triệu đồng/tháng, bản thân chấp hành tốt phát luật và các quy định của địa phương. Anh Tr.Q.T, sinh năm 1979, ở phố Hưng Thịnh sau khi ra tù được Hội Nông dân phường đề nghị cho vay 20 triệu đồng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân đầu tư nuôi cá cho thu nhập hàng năm trên 50 triệu đồng.
Chị L. K.O, phố Đông Hồ (tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản) được Hội giới thiệu làm việc tại công ty giày da.v.v…
Đặc biệt, Hội Nông dân phường đã chỉ đạo Chi hội nghề nghiệp sản xuất cơ khí phường do Anh Đinh Ngọc Đại làm chủ cơ sở đã tạo điều kiện cho 6 người chấp hành xong án phạt tù về địa phương có cơ hội được tiếp cận học nghề, tiếp nhận vào làm việc tại Chi hội nghề nghiệp với thu nhập ổn định, xây dựng gia đình hạnh phúc.
Đồng chí Lê Thị Mai Hiên, Chủ tịch Hội Nông dân phường Bích Đào (TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) phấn khởi cho biết: Mô hình “Chung tay quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng” của Hội Nông dân phường đã góp phần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp các ngành, đoàn thể và nhân dân về công tác giúp đỡ người chấp hành xong hình phạt từ tái hòa nhập cộng đồng.
Mô hình đã hỗ trợ, giúp đỡ những người chấp hành xong hình phạt tù xóa bỏ mặc cảm, vươn lên trong sản xuất, kinh doanh bằng các việc làm cụ thể, thiết thực, hạn chế đến mức tối đa tình trạng tái phạm tội và vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương.
“Năm 2021, Hội Nông dân phường Bích Đào được Công an tỉnh tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc thục hiện Chương trình phối hợp phòng chống tội phạm giai đoạn 2017 – 2021; Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào nông dân”, đồng chí Lê Thị Mai Hiên cho hay.
Nhà giáo Nhân dân Lê Hải Châu qua đời
Nhà giáo Nhân dân Lê Hải Châu đã qua đời ngày 30/1, tại Bệnh viện Quân đội 354, hưởng thọ 97 tuổi.
Nhà giáo Nhân dân Lê Hải Châu sinh ngày 5/2/1926, tại xã Xuân Đan (nay là Đan Trường), huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
Nhà giáo Nhân dân Lê Hải Châu từng là chuyên viên cấp cao của Vụ Giáo dục trung học phổ thông. Ông là một trong những tác giả đầu tiên của những cuốn sách giáo khoa Toán, là thầy giáo dạy Toán ở nhiều trường danh tiếng, phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi Toán ở nước ta. Ông chính thức công tác trong ngành giáo dục từ tháng 9/1946 tại trường Quốc học Vinh (Nghệ An), khi mới bước sang tuổi 20.
Nhà giáo Nhân dân Lê Hải Châu. (Ảnh: Xuân Trung)
Từ năm 1946 đến năm 1955 ông dạy Toán tại Trường Trung học Nguyễn Công Trứ (Vinh); Trường Trung học Phan Đình Phùng (Hà Tĩnh); Trường Quốc học Vinh (nay là Trung học phổ thông Huỳnh Thúc Kháng, Nghệ An) và Trường Sư phạm Trung cấp Liên khu 4; Trường cấp 3 Lam Sơn (Thanh Hóa).
Sau một thời gian dạy học, ông được Nhà nước cử đi nâng cao trình độ tại Trường Sư phạm Cao cấp trong Khu Học Xá Trung Ương ở thành phố Nam Ninh (Trung Quốc).
Khi trở về, ông là tác giả biên soạn sách giáo khoa thuộc Ban Tu thư, Bộ Giáo dục (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) và dạy Toán thí điểm cho sách giáo khoa Toán ở trường cấp 3 Hà Nội và trường cấp 3 Trưng Vương. Ông đã cùng giáo sư Hoàng Tụy biên soạn hàng chục đầu sách giáo khoa, các môn như: Số học, Đại số, Hình học, Lượng giác cho các cấp học phổ thông...
Từ năm 1957 đến năm 1991 ông là chuyên viên Vụ Giáo dục phổ thông cấp 2-3 (nay là Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào Tạo), chỉ đạo môn Toán cấp 3, phụ trách công tác phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi toán. Nhà giáo Nhân dân Lê Hải Châu từng 7 lần dẫn đội tuyển toán Việt Nam dự các kỳ thi Olympic Toán Quốc tế và đều giành được giải cao.
Ông nghỉ hưu năm 1991. Thời gian này, Nhà giáo Nhân dân Lê Hải Châu vẫn say mê với phong trào dạy Toán ở các trường phổ thông, tiếp tục tham gia giao lưu, giảng dạy ở nhiều nơi và cho ra đời nhiều cuốn sách tham khảo bổ ích. Có thể kể tên một số cuốn sách ông viết và xuất bản như: Đố vui mọi lứa tuổi (1993); 101 chuyện lý thú về toán dành cho cấp 2 (2001); Danh nhân toán học thế giới (2003); Phát huy sáng tạo qua việc giải toán thông minh (2004); Toán học và đời sống, sản xuất và quốc phòng (2006)...
Nhà giáo Nhân dân Lê Hải Châu được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý: Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng; Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Ba; Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng Nhất; Huy chương "Vì sự nghiệp giáo dục" và nhiều danh hiệu cao quý khác.
Do tuổi cao, sức yếu, Nhà giáo Nhân dân Lê Hải Châu đã qua đời vào hồi 15h ngày 30/1/2022 (tức ngày 28 tháng Chạp, năm Tân Sửu) tại bệnh viện Quân đội 354 (Hà Nội), hưởng thọ 97 tuổi.
Lễ viếng tổ chức từ 7h30 đến 8h30 ngày 5/2/2022 (tức ngày mùng 5 tháng Giêng, năm Nhâm Dần) tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Lễ truy điệu, đưa tang vào hồi 8h30' cùng ngày. An táng tại Công viên Tưởng niệm Thiên Đức, Phú Thọ.
Giáo dục con KHÔNG TỨC GIẬN có khó không? 3 PHƯƠNG PHÁP và 3 KỸ NĂNG vô cùng hiệu quả để trẻ ngoan ngoãn mà không cần đánh mắng Qua cơn tức giận cha mẹ đôi khi lại thấy hối hận, nhưng lần sau họ lại tiếp tục tái diễn tình trạng cũ. Mỗi gia đình đều có những cách giáo dục con cái khác nhau, nhưng khi con cái không nghe lời, điểm chung là cha mẹ sẽ không thể kiềm chế được tức giận, có khi sẽ dẫn tới những...