Chung tay đối phó thách thức
Là cơ quan quy tụ đông đảo nhất các thành viên của LHQ, Đại hội đồng LHQ đã hoạt động tích cực nhằm ứng phó với những thách thức lớn đang đặt ra trên toàn cầu, với toàn thể nhân loại.
Dù tích cực nhưng Đại hội đồng LHQ chưa giúp chấm dứt được cuộc xung đột tại Syria
Video đang HOT
Phát biểu trước phiên họp ngày 17-9 với sự tham dự của đại diện 193 nước thành viên, Chủ tịch Đại hội đồng LHQ chuẩn bị mãn nhiệm Nassir Abdulaziz Al-Nasser khẳng định, cơ quan này đã phản ứng tích cực và mạnh mẽ trước những thách thức toàn cầu trong năm qua. Thách thức lớn nhất trong nhiệm kỳ Đại hội đồng LHQ khoá 66 (tháng 9-2011/tháng 9-2012), theo ông Al-Nasser, là các vấn đề hoà bình và an ninh cũng như chủ quyền của các quốc gia.
Ông Al-Nasser cho biết, việc xem xét tư cách thành viên LHQ của Palestine là vấn đề trung tâm trong nhiệm kỳ lãnh đạo Đại hội đồng khóa họp ĐHĐ LHQ thứ 66 từ tháng 9-2011. Người đứng đầu Đại hội đồng LHQ sắp mãn nhiệm tỏ ra thất vọng trước việc cơ quan này chưa kết nạp Palestine song hy vọng điều này sẽ xảy ra trong tương lai gần.
Một năm vừa qua, các thành viên Đại hội đồng đã hoạt động tích cực nhằm chung tay giải quyết những biến động chính trị, an ninh ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi. Trong đó, Đại hội đồng LHQ đã ra được những nghị quyết về Syria, cũng như công nhận chính quyền Libya mới sau sự sụp đổ của chế độ Muammar Al-Qadhafi kéo dài 41 năm.
Tuy nhiên, cho dù rất tích cực nhưng Đại hội đồng LHQ vẫn chưa giúp tìm ra lối thoát cho cuộc xung đột đẫm máu tại Syria, cuộc xung đột đã khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng và hàng trăm nghìn người phải bỏ nhà cửa đi tị nạn. Bên cạnh sự hoạt động tích cực thì tiếng nói và giải pháp mà Đại hội đồng đưa ra cũng cần phải có trọng lượng hơn mới có thể giúp đưa Syria khỏi lò lửa xung đột hiện nay.
Cho dù chưa kết nạp được Palestine hay chưa giúp chấm dứt đổ máu tại Syria… nhưng Đại hội đồng LHQ đã ứng phó có hiệu quả với nhiều thách chung trên toàn cầu. Trong đó, ấn tượng nhất là vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững thông qua kết quả của Hội nghị Thượng đỉnh Rio 20 tại Brazil, một hội nghị đi vào lịch sử như một mốc son khi cộng đồng quốc tế đổi mới quyết tâm chính trị và cam kết ngăn chặn các thách thức môi trường, xã hội và kinh tế.
Trong một năm qua, Đại hội đồng LHQ vẫn tiếp tục các hoạt động đấu tranh cho sự bình đẳng giữa các quốc gia, dân tộc, và phản đối mọi hình thức phân biệt chủng tộc, bạo lực gia đình và bất bình đẳng nam nữ…. Bên cạnh đó, Đại hội đồng cũng tích cực tham gia vào việc tìm kiếm các giải pháp cho cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu hiện nay cũng như thảo luận các phương án cải tổ Hội đồng Bảo an LHQ.
Cải tổ Hội đồng Bảo an không chỉ giúp cơ quan quyền lực nhất của tổ chức LHQ dân chủ, hiệu quả, hoạt động vì lợi ích của đại đa số thành viên LHQ hơn… mà điều này còn đi đôi với việc tăng cường tiếng nói, vai trò của Đại hội đồng LHQ trong việc tham gia giải quyết các thách thức toàn cầu.
Theo ANTD
Một tỷ trái tim nhân đạo
Một tỷ người sẽ tham gia chiến dịch Ngày nhân đạo thế giới do LHQ phát động vào ngày 19-8 tới nhằm khẳng định khẩu hiệu "mỗi người có thể trở thành một người nhân đạo".
Trẻ em vô gia cư trên đường phố Thủ đô Cairo - Ai Cập
Đại hội đồng LHQ lấy ngày 19-8 là Ngày nhân đạo thế giới để tưởng nhớ nạn nhân cuộc tấn công đẫm máu vào văn phòng LHQ ở khách sạn Canal tại Thủ đô Baghdad, Iraq, ngày 19-8-2008 làm 22 người thiệt mạng và 150 người khác bị thương. Mục đích ngày này là nhằm tôn vinh những người đã mất vì hoạt động nhân đạo và những người đang tiếp tục giúp đỡ hàng triệu người khốn khó, đồng thời thu hút tất cả mọi người quan tâm hơn nữa đến các nhu cầu nhân đạo trên toàn thế giới và tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong việc đáp ứng các nhu cầu nhân đạo.
Một trong những mục tiêu của Ngày nhân đạo thế giới năm nay là thu hút sự tham gia của 1 tỷ người vào sự kiện này. Theo Văn phòng Phối hợp các vấn đề nhân đạo (OCHA) của LHQ, nỗ lực đó đã gặt hái được kết quả đáng khích lệ trong mấy ngày qua nhờ hàng loạt hoạt động, trong đó có buổi trình chiếu hình ảnh nghệ sĩ Mỹ Beyoncé thể hiện bài hát "Tôi ở đây" tối 10-8 trước 1.200 người hâm mộ, những người nổi tiếng, các nhà hoạt động nhân đạo và nhiều quan chức cấp cao tại phòng họp của Đại hội đồng LHQ ở New York, Mỹ.
Kể từ năm 1948, LHQ bắt đầu triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình đầu tiên, coi đó là một trong những biện pháp hiệu quả nhằm giúp các nước và khu vực có xung đột giải quyết khủng hoảng và duy trì hòa bình. Hiện tại, lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ đã có khoảng 120 nghìn binh sĩ, cảnh sát và nhân viên LHQ từ 117 nước, triển khai ở 17 khu vực "nóng" trên thế giới. Chính những nỗ lực đó của LHQ đã góp phần bình ổn tình hình tại nhiều "điểm nóng" trên thế giới như CHDC Congo, Somalia, Chad, Cộng hòa Trung Phi...
Nhưng để có thành công đó, cái giá phải trả cũng không nhỏ. Khoảng 2.400 binh sĩ và nhân viên tham gia lực lượng LHQ cũng như các phái bộ LHQ đã chết khi làm nhiệm vụ tại các "điểm nóng" trên khắp thế giới, riêng năm 2011 có 112 người thiệt mạng. Dầu vậy, trong bối cảnh thế giới hiện nay, nhiệm vụ của lực lượng gìn giữ hòa bình cũng như của các phái bộ LHQ không chỉ là duy trì hòa bình và an ninh, mà còn tạo điều kiện cho các tiến trình chính trị, bảo vệ người dân, giải trừ quân bị và tái hòa nhập xã hội các tay súng tham gia xung đột, hỗ trợ tổ chức các cuộc bầu cử, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, khôi phục trật tự pháp luật...
Những khó khăn, thách thức và cả mất mát không thể buộc LHQ và các nước trên thế giới ngừng các hoạt động nhân đạo, bởi thế giới sẽ không thể bình yên và phát triển hài hòa khi mà thảm cảnh nhân đạo vẫn diễn ra ở các "điểm nóng" trên khắp thế giới. Đó là chưa kể hàng loạt những thách thức mà thế giới đang phải đối mặt: Hơn một tỷ người hiện sống dưới mức nghèo khổ, khoảng 100 triệu người vô gia cư và khoảng 1,6 tỷ người sống trong những căn nhà tồi tàn, hàng trăm triệu trẻ em suy dinh dưỡng và không được đến trường...
Chiến dịch Ngày nhân đạo thế giới sẽ là hoạt động cho phép truyền đi những bức thông điệp rằng mọi người hãy hành động để giúp đỡ những người khác, để nhân lên những trái tim nhân hậu trên khắp toàn cầu mà con số 1 tỷ người trong năm 2012 là một điểm mốc đáng nhớ.
Theo ANTD
Đại sứ Syria tại Liên Hợp Quốc bị dọa giết? Ông này cho biết đã từng nhận được những lời đe dọa tương tự trong thời gian gần đây từ Qatar, Saudi Arabia và Mỹ Đại sứ Syri tại LHQ Bashar Jaafari ngày 4/8 cho biết, ông và gia đình vừa nhận được những lời "đe dọa sát hại". Đại sứ Syria Jaafari sau cuộc họp của HĐBA LHQ ở New York hôm...