Chung tay cứu trái đất
Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon một lần nữa kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng chung sức đồng lòng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, một hiểm hoạ lớn với môi trường sống của cả Trái đất.
Thế giới cần chung tay chống biến đổi khí hậu trước khi quá muộn
Lời kêu gọi trên được Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đưa ra tại Diên đan quôc tê lân thư ba vê phat triên xanh (3GF) đươc tô chưc tai Thủ đô Copenhagen của Đan Mach ngày 22-10. Người đứng đầu tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh cho rằng cac quôc gia cần tăng cường đoàn kết và đây mạnh nô lưc chông biên đôi khi hậu, một hiện tượng đang gây những hâu quả hêt sức nghiêm trọng cho nhân loại.
Video đang HOT
Diễn đàn 3GF và lời kêu gọi của Tổng thư ký LHQ diễn ra giữa lúc ngày càng có nhiều cảnh báo mới về tác hại vô cùng nghiêm trọng của biến đối khí hậu với hành tinh chung của nhân loại. Mới đây, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature ngày 9-10 cho rằng Trái đất có thể sẽ phải trải qua một giai đoạn khí hậu cực kỳ khắc nghiệt làm thay đổi hoàn toàn Trái đất trong vòng 34 năm tới, tức là vào năm 2047.
Đánh giá trên đây khiến nhiều người bất ngờ bởi phần lớn các nghiên cứu trước đó đều dự đoán sự biến đổi khí hậu khắc nghiệt có thể xảy ra vào năm 2100. Chuyên gia môi trường Ken Caldeira thuộc bộ phận nghiên cứu về hệ sinh thái toàn cầu của Viện Carnegie khẳng định, nghiên cứu này cho thấy con người đang đẩy các hệ sinh thái trên Trái đất từ môi trường quen thuộc sang một môi trường hoàn toàn khác biệt mà các sinh vật khó có khả năng thích nghi dẫn tới tuyệt chủng.
Một nhóm nhà khoa học của LHQ ngày 2-9 cũng đã cảnh báo rằng loài người đã đẩy hệ thống khí hậu Trái đất tới bờ vực nguy hiểm và hiện còn rất ít thời gian để hành động. Các chuyên gia của LHQ cho rằng các hoạt động của con người là tác nhân chính gây ra biến đối khí hậu và theo dự báo, mực nước biển trên Trái đất sẽ tăng 90cm vào cuối thế kỷ này; đồng thời có thể khiến nhiều loài sinh vật tuyệt chủng, ảnh hưởng tới an ninh lương thực và nước sinh hoạt cho hàng tỷ người trên thế giới.
Con người là thủ phạm chính thì không ai khác cũng chính con người phải hành động để cứu lấy môi trường sống trên Trái đất. Tuy nhiên, các quốc gia trên thế giới, nhất là các nước giàu đã trải qua thời kỳ công nghiệp hoá kéo dài và các nước đang trỗi dậy như Trung Quốc, Ấn Độ…, lại đang bất đồng về việc cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính làm Trái đất nóng lên.
Chính vì vậy, dù Tổng thư ký Ban Ki-moon đã lên tiếng nhiều lần, song một lần nữa tại 3GF lại kêu gọi tăng cường đoàn kết và đây manh nô lưc chông biên đôi khi hâu. Sự đồng lòng nhất trí chống hiểm hoạ chung về biến đổi khí hậu, theo ông Ban Ki-moon, cần thể hiện tại Hôi nghi thương đinh toan câu vê biên đôi khi hâu diễn ra vào tháng 9-2014 bằng các cam kết cụ thể nhằm giảm thiểu những tác động và đe dọa khí hậu Trái đất.
Bên cạnh đó, Tổng thư ký Ban Ki-moon cũng nhấn mạnh tới sự cần thiết phải đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng sạch ngay từ lúc này. Theo đó, từ nay đên năm 2030, thê giơi phai thưc hiện đươc 3 nhiệm vu quan trọng, gồm: mọi người dân, dù ở bât cứ đâu, cũng phải được tiêp cận vơi năng lượng hiện đại, tiên tiên; tăng gâp đôi hiệu quả sử dụng năng lượng; và tạo sự cân bằng cân thiêt vê nguôn năng lượng.
HOÀNG TUẤN
Theo ANTD
Nhà khoa học lên tiếng: "Đừng tái sinh voi ma mút!"
Dưới sự giúp đỡ của khoa học công nghệ, một số loài động vốn đã tuyệt chủng từ lâu, trong đó có voi ma mút hoàn toàn có thể được tái sinh. Tuy nhiên, hiện các nhà khoa học vừa đưa ra lời khuyên "không nên tái sinh loài voi ma mút này"...
Các nhà khoa học cảnh báo: "Đừng tái sinh voi ma mút!"
Theo lời của Alice Roberts, nhà giải phẫu học lâm sàng, và là giáo sư ngành khoa học tại đại học Birmingham (Anh), để có thể hồi sinh các loài động vật tuyệt chủng, các nhà khoa học buộc phải bất chấp các rào cản về đạo đức để làm được điều đó.
Ông cho biết thêm: "Thay vì cố gắng để làm sống lại những loài vốn đã tuyệt chủng từ rất lâu, chúng ta nên tập trung vào việc bảo tồn và chăm sóc những loài động vật hiện đang có nguy cơ biến mất khỏi trái đất này."
Các vấn đề đạo đức xung quanh việc "hồi sinh loài tuyệt chủng" đã trở thành chủ đề bàn tán sôi nổi nhất tại diễn đàn TEDxDeExtinction diễn ra vào tháng 3 vừa qua ở Hoa Kỳ.
Khủng long không nằm trong danh sách các loài có thể tái sinh được đưa ra tại diễn đàn, nhưng trường hợp của voi ma mút là rất khả thi. Và các nhà khoa học Nhật Bản hiện đã tách tủy xương từ xương của một con voi ma mút được tìm thấy ở Siberia và kiểm tra DNA.
Việc mang về những loài đã tuyệt chủng từ lâu hoàn toàn có vấn đề, và có rất nhiều điều cần phải được suy nghĩ về chuyện làm sống lại một con voi ma mút. Voi ma mút là loài sống theo bầy đàn, hơn nữa môi trường sống của chúng từ lâu đã không còn, vậy mục đích thực sự của các nhà khoa học khi tái sinh loài này là gì? Liệu có phải tái sinh và cho nó sống trong vườn thú?
Theo ANTD
"Hồ độc" biến động vật sống thành đá Khi nhiếp ảnh gia Nick Brandt lần đầu tiên tới Hồ Natron, bắc Tanzania, ông vô cùng sửng sốt khi nhìn thấy những bức tượng động vật rùng rợn ở bờ hồ. Những động vật sống bị vôi hóa do nước hồ chứa quá nhiều kiềm. Sau đó, ông phát hiện một sự thật gây sốc không kém, đó là những động vật...