Chứng tăng mỡ máu
Tăng mỡ trong máu liên quan mật thiết đến thói quen ăn uống cũng như chế độ sinh hoạt của mỗi người, đặc biệt là người cao tuổi (NCT). Nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh.
Tăng mỡ trong máu liên quan mật thiết đến thói quen ăn uống cũng như chế độ sinh hoạt của mỗi người, đặc biệt là người cao tuổi (NCT).
Nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh
Cholesterol và triglycerit là chất gì?
Cholesterol là một chất béo có ở màng tế bào của tất cả các mô tổ chức trong cơ thể và được vận chuyển trong huyết tương của con người. Phần lớn cholesterol không có nguồn gốc từ thức ăn mà được gan tổng hợp nên từ các chất béo bão hòa, một phần nhỏ cholesterol được hấp thu từ thức ăn như: trứng, sữa, não, thịt đỏ, mỡ động vật, lòng lợn, lòng bò, tôm… Đặc điểm của cholesterol: kém tan trong nước, không thể tan và di chuyển trong máu mà phải nhờ vào lipoprotein (lipoprotein do gan tổng hợp ra và tan trong nước mang theo cholesterol).
Người cao tuổi cần hạn chế ăn mỡ động vật .
Cholesterol rất cần cho sự hoạt động của màng các tế bào trong cơ thể, cần cho sự hoạt động của cơ thể để sản xuất ra một nội tiết tố và cũng là thành phần rất quan trọng của muối mật.
Video đang HOT
Còn triglycerit là gì? Chúng ta có thể hiểu một cách ngắn gọn là khi chất acid béo loại tự do được hấp thu qua gan sẽ được chuyển thành cholesterol, nếu lượng acid béo bị dư thừa thì sẽ trở thành triglycerit. Tại gan, triglycerit sẽ kết hợp với chất apoprotein (do gan sản xuất ra) và được đưa ra khỏi gan dưới dạng lipoprotein có tỷ trọng thấp. Khi có sự mất cân bằng giữa lipid vào gan và lipid ra khỏi gan thì mỡ sẽ tích lại trong gan gây nên gan nhiễm mỡ. Khi gan bị nhiễm mỡ thì sẽ hạn chế chức năng sản xuất ra chất apoprotein làm cho lượng acid béo vào gan quá lớn, càng làm cho gan nhiễm mỡ nặng hơn. Nếu tăng quá cao triglycerit máu thì sẽ có nguy cơ gây viêm tụy cấp tính.
Khi nào được gọi là rối loạn mỡ máu?
Khi có một trong các chất sau đây không nằm trong giới hạn bình thường thì được gọi là rối loạn:
Tăng cholesterol máu (bình thường cholesterol máu
Nguyên nhân gây tăng mỡ máu ở NCT
Hay gặp nhất trong trong tăng cholesterol máu ở NCT là do chế độ ăn không hợp lý như: ăn nhiều mỡ động vật, phủ tạng động vật, trứng (nhất là lòng đỏ trứng), sữa toàn phần, bơ, thịt đỏ, lòng động vật… trong các bữa ăn hàng ngày. Tiếp đến là người béo phì, ngoài ra người ta cũng có thể gặp do di truyền, mắc một số bệnh về rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường. Còn tăng triglycerit hay gặp nhất là do uống quá nhiều rượu, béo phì, di truyền, lười vận động hoặc rối loạn gen chuyển hóa…
Biện pháp ngăn chặn
Để góp phần làm cho mỡ máu không tăng cao, NCT cần hạn chế ăn mỡ động vật mà nên thay bằng dầu thực vật trong các bữa ăn hàng ngày. Không nên ăn nhiều lòng động vật mà nên ăn nhiều cá, mỗi tuần nên ăn từ 2 – 3 lần ăn cá thay thịt. Cần tăng cường ăn rau, hoa quả. Không nên nghiện rượu, bia hoặc uống quá nhiều rượu, bia hàng ngày. Không nên ăn quá nhiều tinh bột. Nên ăn nhiều rau trong các bữa ăn, sau mỗi một bữa nên ăn: cam, bưởi, táo, nho… Tăng cường tập thể dục hoặc chơi các môn thể thao nhẹ nhàng như: đi bộ, cầu lông… Hạn chế tăng cân, béo phì. NCT nên đi khám bệnh định kỳ để được chỉ định xét nghiệm máu về mỡ máu. Khi có hiện tượng tăng mỡ máu, bác sĩ sẽ tư vấn và khi cần thiết phải dùng thuốc bác sĩ cũng sẽ kê đơn phù hợp với bệnh của từng người. Không nên tự động mua thuốc để điều trị khi chưa có ý kiến của bác sĩ
Theo SKDS
Bệnh rối loạn mỡ máu và bệnh tim mạch
Khi một người có mỡ máu cao có nghĩa là mỡ trong máu của người đó đang bị rối loạn, một số thành phần mỡ trong máu hoặc quá nhiều hoặc quá ít. Khi bị rối loạn mỡ máu thì rất có khả năng làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Thậm chí còn nguy hiểm. Trong số bệnh tật do mỡ máu bị rối loạn gây ra, bệnh về tim mạch là đáng sợ nhất.
Mỡ máu là thủ phạm chính gây xơ vữa động mạch vành.
Mỡ máu cao gây hại gì cho tim?
Người ta tổng kết thấy rằng, những người có lượng cholesterol trong máu cao có tỷ lệ mắc bệnh mạch vành cao gấp 2 - 3 lần so với người có lượng cholesterol bình thường (bình thường cholesterol máu dưới 5,2 mmol/l), trong đó rất cần quan tâm đến loại cholesterol xấu. Nếu loại cholesterol toàn phần tăng hoặc cholesterol xấu tăng hoặc tăng cả hai thì nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch càng cao do xơ vữa động mạch. Xơ vữa động mạch sẽ làm tăng huyết áp và các hệ lụy kèm theo.
Ngoài ra khi các mảng xơ vữa khi bị bong ra chúng sẽ đi theo dòng máu gây tắc nghẽn mạch vành tim gây đột tử hoặc tắc động mạch não gây tai biến mạch máu não. Giữa cholesterol và triglycerid có liên quan mật thiết với nhau cho nên khi triglycerid tăng thì loại LDL-c và VLDL-c cũng tăng theo. Khi triglycerid tăng thì ngoài việc làm xơ vữa động mạch chúng còn có khả năng làm gan bị nhiễm mỡ do tích tụ lipid ở gan bởi mất sự cân bằng giữa lipid vào gan và lipid ra khỏi gan. Điều bất lợi khi bị gan nhiễm mỡ là gan sẽ hạn chế sản xuất apoprotein, do đó lượng acid béo sẽ vào gan quá lớn làm cho gan càng bị nhiễm mỡ nặng hơn. Ngoài ra, triglycerid tăng cao cũng có nguy cơ làm viêm tụy tạng cấp tính, đây là bệnh rất nguy hiểm cần can thiệp kịp thời.
Mỡ máu có mối liên quan chặt chẽ với bệnh tim mạch.
Một số biện pháp nhằm điều chỉnh lượng cholesterol và triglycerid máu
Khi bị tăng mỡ máu có thể có liên quan mật thiết với chế độ ăn hằng ngày không hợp lý và một số yếu tố liên quan khác. Những người ăn nhiều mỡ động vật, phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng, sữa toàn phần, bơ... sẽ có nguy cơ tăng mỡ máu. Vì vậy, nên hạn chế ăn các loại thức ăn có chứa các chất béo và cholesterol như bơ, sữa toàn phần, thịt xông khói, dầu dừa, dầu quả cây cọ, các phủ tạng động vật, da gà, da vịt, da ngỗng. Hạn chế dùng các loại thực phẩm có chứa trans-fat như các loại chiên rán, nhất là chiên rán với loại dầu, mỡ đã sử dụng nhiều lần như quẩy, thịt rán, mì ăn liền.
Với người bị béo phì nên có chế độ giảm béo. Nên giảm béo một cách từ từ, không nóng vội, không dùng các loại dược phẩm, thuốc Nam, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, chưa được cấp phép. Muốn giảm béo thông dụng là tăng cường vận động như tập thể dục, ăn giảm calo (cần giảm khoảng 250calo/ngày). Nếu không bị tăng huyết áp, sức khỏe tốt thì có thể tập một số động tác nặng như đi bộ với tốc độ nhanh, chạy với tốc độ vừa phải với độ dài vài ba trăm mét hoặc đạp xe đạp.
Với người nghiện thuốc lá, bia, rượu thì cần sử dụng giảm dần để đi tới bỏ hẳn. Nên khám bệnh theo định kỳ và nên được theo dõi tại một cơ sở y tế. Trong trường hợp đã áp dụng chế độ ăn hợp lý, chế độ tập luyện đều đặn mà mỡ máu không được cải thiện hoặc cải thiện không đáng kể thì sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc làm giảm mỡ máu. Tuyệt đối không tự động mua thuốc dùng khi không có đơn của bác sĩ. Bởi vì dùng thuốc giảm mỡ máu cần phải theo dõi chặt chẽ men gan (SGOT và SGPT) và một số chỉ số sinh hóa khác.
Mỡ máu gồm những chất gì?
Mỡ máu bao gồm một số chất chính như cholesterol, triglycerid, lipoprotein, apoprotein, axít béo tự do và phospholipid. Trong các thành phần này thì cholesterol, lipoprotein, apoprotein và triglycerid đóng một vai trò hết sức quan trọng. Cholesterol chủ yếu do gan tạo ra từ các chất béo bão hoà. Mỗi ngày có khoảng 1g cholesterol được tạo ra và hoà cùng dòng máu đi khắp cơ thể.
Ngoài ra một phần nhỏ cholesterol cũng được hấp thu từ các loại thức ăn như sữa, lòng đỏ trứng, mỡ động vật, não, lòng động vật, tôm... Triglycerid được tạo ra khi các axít béo sau khi hấp thu qua gan, được gan chuyển hoá thành cholesterol, lượng axít béo tự do không được gan chuyển hóa sẽ dư thừa và trở thành triglycerid.
Thành phần lipoprotein được hình thành tại gan do triglycerid kết hợp với apoprotein (apoprotein do gan tạo ra). Lipoprotein gồm 2 dạng: lipoprotein có tỷ trọng thấp (LDL-c) và còn có cả dạng rất thấp (VLDL-c) và lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-c). Loại LDL-c và VLDL-c là 2 loại cholesterol xấu và rất xấu vì chúng làm xơ vữa động mạch nhất là động vành tim và động mạch não. Ngược lại loại HDL-c là loại cholesterol tốt vì chúng có khả năng đưa cholesterol ra khỏi thành động mạch, trở về gan rồi đào thải chúng ra khỏi cơ thể.
Theo SKDS
Bệnh thường gặp khi bị mỡ máu cao Trong số bệnh tật do mỡ máu bị rối loạn gây ra, bệnh về tim mạch là đáng sợ nhất. Mỡ máu cao thuộc nhóm các bệnh rối loạn chuyển hóa. Bệnh còn có tên khác là rối loạn mỡ máu. Các thành phần chính của mỡ máu gồm: cholesterol toàn phần, triglycerides, LDL - C, HDL - C,... Khi bị rối loạn...