Chúng ta tiêu tốn bao nhiêu thời gian vào những việc “vô bổ” trong cuộc đời?
Trong suốt cuộc đời, mỗi người dành đến 248 ngày để tìm chỗ đậu xe, 21 năm để ngồi, 11 năm để dán mắt vào màn hình nhưng lại chỉ bỏ ra hơn 1 năm để tập thể dục thể thao.
Trên thực tế, khó ngủ, mất ngủ là hiện tượng rất phổ biến trên toàn thế giới. Thậm chí, các chuyên gia còn thống kê được rằng, mỗi người tiêu tốn đến 7 năm trong cuộc đời chỉ để nằm “trằn trọc” trên giường. Theo khuyến nghị, nếu sau 20 phút mà bạn vẫn không tài nào ngủ được, hãy thử ra khỏi giường và uống một cốc nước ấm, đọc sách, nghe nhạc du dương và trở lại giường khi bắt đầu cảm thấy buồn ngủ.
Tìm chỗ đỗ xe, đặc biệt là với những người đi xế hộp, là một nhiệm vụ không hề đơn giản nhất là khi bạn ra đường vào mỗi dịp lễ, cuối tuần. Theo tính toán, tổng thời gian mà một người tiêu tốn chỉ cho việc tìm chỗ đổ xe, trong cuộc đời, lên đến 248 ngày.
Trung bình một người phụ nữ dành đến 8,5 năm cuộc đời cho việc mua sắm. Muốn biết quãng thời gian này dài đến mức nào, hãy hỏi những đấng mày râu nhận nhiệm vụ “tháp tùng” nửa kia của mình.
Đối với nhiều người trong số chúng ta, giảm cân là một “cuộc chiến” dường như không có hồi kết. Đối với phụ nữ, cuộc chiến này có vẻ càng căm go hơn, bởi họ là những người không bao giờ hài lòng với cơ thể của mình. Theo một nghiên cứu, thời gian mà phụ nữ dành cho việc ăn kiêng trong suốt cuộc đời lên đến 17 năm.
Video đang HOT
Chúng ta tiêu tốn rất nhiều thời gian cho những việc có thể coi là vô bổ. Trong khi đó, với các hoạt động thể dục, thể thao con người hiện đại chỉ dành vỏn vẹn 1 năm 4 tháng trong cuộc đời.
Dành quá nhiều thời gian trước màn hình là một vấn nạn chung của thời đại số. Theo ước tính, tổng thời gian một người dành để nhìn vào màn hình các thiết bị số như: TV, máy tính, điện thoại… lên đến 11 năm, đây thực sự là một con số đáng báo động.
Một thống kê thú vị khác liên quan đến tất cả chúng ta chính là thời gian dành để đi toilet. Cụ thể, các chuyên gia ước tính được rằng, trong cuộc đời mỗi người bỏ ra đến 92 ngày chỉ để ngồi trong nhà vệ sinh. Con số này là cao hơn so với mức cần thiết, bởi hầu hết chúng ta đều có thói quen dùng điện thoại, đọc sách, báo khi đi toilet, khiến thời gian “ giải quyết nỗi buồn” bị kéo dài ra.
Lười vận động cũng đồng nghĩa với việc con người thời nay ngồi rất nhiều, con số cụ thể được thống kê lên đến 21 năm, trong suốt cuộc đời. Ít vận động cũng là một trong những lý do khiến tỷ lệ các cơn đau tim, đột quỵ ngày càng tăng cao ở giới trẻ.
Hãy tự hào về tính kiên nhẫn của bản thân, bởi trung bình bạn sẽ dành khoảng 235 ngày trong suốt cuộc đời chỉ để xếp hàng.
Minh Nhật
Theo dantri.com.vn/BS
Thiên thạch cổ xưa hơn Trái Đất hé lộ bí mật về Hệ Mặt Trời
Từ nghiên cứu thiên thạch có niên đại ít nhất 4,6 tỷ năm, các nhà khoa học của ĐH Kyoto, Nhật Bản, hé lộ quá trình hình thành của Trái Đất và các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời.
Thiên thạch Acfer 094 được tìm thấy trên sa mạc Sahara năm 1990. Ước tính, nó tồn tại cách ngày nay ít nhất 4,6 tỷ năm, tương đương tuổi của Hệ Mặt Trời và cổ xưa hơn Trái Đất.
Nhà khoa học hành tinh Megumi Matsumoto của ĐH Kyoto và các cộng sự quyết định dùng cách tiếp cận mới để nghiên cứu thiên thạch này. Họ sử dụng hàng loạt phương pháp, bao gồm lấy mẫu, soi dưới kính hiển vi, quang phổ.
Theo các nhà khoa học, đám mây bụi và khí khổng lồ sản sinh ra các sao ở trung tâm. Đó là cách Mặt Trời hình thành. Ảnh: NASA.
Nhóm nghiên cứu tin rằng Acfer 094 tồn tại lâu hơn ước tính mà giới khoa học đưa ra. Nhờ đó, nó là dữ liệu quan trọng về quá trình hình thành Hệ Mặt Trời.
Trong dự án nghiên cứu của nhóm Megumi Matsumoto, các thiết bị có độ phân giải cao phát hiện cấu trúc xốp tương tự bọt biển phân bố trên khắp thiên thạch này.
Acfer 094 chưa khoáng chất đồng nghĩa nó từng tồn tại trong môi trường có nước.
Các nhà nghiên cứu kết luận những lỗ nhỏ trong thiên thạch từng chứa tinh thể băng. Tuy nhiên, số lượng khoáng chất ở đây lớn hơn rất nhiều so với các trường hợp tương tự. Điều này có nghĩa chúng có thể có nhiều nguồn gốc khác nhau.
Phát hiện này quan trọng ở chỗ các nhà khoa học đã thấy dấu hiệu của nước trong các thiên thạch nhưng không biết nó đến từ đâu. Hiện tại, với nghiên cứu của các thành viên thuộc ĐH Kyoto, giới khoa học hy vọng tìm ra câu trả lời.
Để hiểu rõ, họ có thể mô phỏng hành tinh được cho là hành tinh mẹ của thiên thạch rồi cố gắng tái cấu trúc quá trình nó hình thành.
Nhóm nghiên cứu dự đoán khả năng lớn nhất, hành tinh mẹ của Acfer 094 sinh ra ở bên ngoài hệ Mặt Trời với lõi là các hạt silicate nằm trong nước đá. Sau đó, chúng dần lớn lên, bắt đầu hút bụi, tạo thành lớp phủ chứa rất ít băng.
Tại thời điểm nó nó rơi vào đường đóng băng của Hệ Mặt Trời, sức nóng từ Mặt Trời khiến băng, hạt silicate thăng hoa rồi ngưng tụ thành các khối cứng trong băng.
Vượt qua đường đóng băng, băng biến mất, thay đổi cấu trúc của thiên thạch. Đó là khi nó có các khoáng chất nằm trong lỗ rỗng trước khi rơi xuống sa mạc ở Algeria.
Theo news.zing.vn
Người ngoài hành tinh từng đến Trái đất trước khi con người tiến hóa? Một quan điểm mới cho rằng người ngoài hành tinh từng đến Trái đất trước khi con người tiến hóa khiến nhiều người kinh ngạc. Nguồn ảnh: earthmysterynews. Năm 2017, giáo sư Jason Wright công bố với giới khoa học một thông tin gây sốt liên quan tới người ngoài hành tinh. Nguồn ảnh: earthmysterynews. Quan điểm mới cho rằng người ngoài hành...