Chúng ta đối phó thế nào với cúm?
Khi chúng ta đang háo hức chuẩn bị cho một cái Tết và đón chào năm mới, trong thời tiết lạnh thì cũng là lúc mùa cúm ập đến.
Cúm A là loại mà chúng ta hay mắc, nó nguy hiểm là do tính lây lan nhanh, có thể xảy ra dưới nhiều mức độ khác nhau: Đại dịch, dịch. Bệnh cúm lan truyền nhanh trong các mùa dịch cúm và gây nên gánh nặng về kinh tế do phí tổn phải nằm viện điều trị và chăm sóc y tế cũng như nghỉ việc vì mắc bệnh.
Như chúng ta cũng đã biết, cúm lây lan qua đường hô hấp, nước bọt hay dịch tiết mũi họng của bệnh nhân có chứa virus cúm qua ho, hắt hơi. Virus vào cơ thể qua đường mũi họng. Tỷ lệ lây lan càng mạnh khi tiếp xúc trực tiếp mật thiết, đặc biệt ở nơi tập trung đông người, như trường học, nhà trẻ… Trong điều kiện thời tiết lạnh và ẩm thấp, tế bào đường hô hấp của người dễ bị tổn thương, làm tăng tính cảm nhiễm với bệnh.
Tiêm vắc-xin cúm để phòng bệnh.
Cúm là bệnh nhiễm virus cấp tính đường hô hấp, mặc dù với các triệu chứng rất khó chịu nhưng nó không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người trưởng thành khỏe mạnh và thường sẽ tự khỏi sau 1 tuần. Tuy nhiên, với những trường hợp mắc bệnh nền sẵn ở đường hô hấp như viêm phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, tim mạch, người già, trẻ em thì cúm có thể nguy hiểm khi xảy ra biến chứng.
Đó là lý do mà tôi vô cùng gay gắt với việc người lớn ôm hôn trẻ con… Yêu thương có nhiều cách, nhưng yêu thương để làm các con bị bệnh dù là vô tình thì cũng rất không nên. Vì thế, với người chăm sóc trẻ, tuyệt đối không và cũng không để cho người khác ôm hôn con em mình trong mùa dịch cúm.
Vì triệu chứng của cúm (sốt, ho, đau nhức toàn thân…) rất gần với triệu chứng của một số bệnh viêm đường hô hấp khác, nên rất nhiều người khó phân biệt. Vì thế nếu không rõ bệnh của mình thì xin mời các bạn đi khám bệnh và làm xét nghiệm chứ đừng uống thuốc linh tinh. Xin cũng đừng dại dột đi cạo gió, chích, lể nặn máu… như một số bệnh nhân mà tôi đã từng gặp. Nó gây ra nguy cơ nhiễm trùng rất cao và hậu quả nó để lại cũng không hề nhỏ.
Tôi xin nhắc lại lời khuyên dù đã có từ lâu nhưng chưa bao giờ cũ: Luôn vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Ăn đủ chất, uống đủ nước. Không đến nơi đông người khi không có việc cần thiết, giữ ấm cơ thể mọi lúc. Việc cần thiết hằng năm là tiêm phòng cúm, đây là biện pháp chủ yếu đề phòng bệnh cúm và giảm ảnh hưởng của dịch cúm lây lan trong cộng đồng.
Mong cho tất cả chúng ta những ngày cuối năm bình yên và khỏe mạnh.
Bách bệnh đều từ "lạnh" mà ra, lạnh bắt đầu từ chân, 3 phương pháp giúp bạn bảo vệ đôi bàn chân của mình, tránh bệnh tật ập tới
Vào những ngày thời tiết lạnh, đôi bàn chân có ấm hay không, phần nào phản ánh được sức khỏe trên cơ thể, giữ cho đôi chân luôn ấm áp trong những ngày thời tiết chuyển lạnh là điều vô cùng quan trọng.
Vì sao nói lạnh từ chân mà ra?
Bàn chân là nơi xa tim nhất, máu được cung cấp tương đối kém, máu cũng mang ít nhiệt lượng hơn, ngoài ra, lớp mỡ của bàn chân mỏng, khả năng chịu lạnh kém nên chúng đặc biệt dễ bị lạnh.
Theo quan niệm của y học cổ truyền, chân và bàn chân là nơi hội tụ các kinh mạch, nếu bị nhiễm lạnh ở đây, rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa như cảm, ho, viêm đường hô hấp, mãn tính hay bệnh tiêu chảy...
Có thể nói, việc giữ ấm cho đôi chân và để khí huyết thuận lợi trong thời tiết lạnh là điều vô cùng quan trọng.
3 cách để luôn có một đôi bàn chân ấm áp
Chú ý tới một vài chi tiết, hình thành thói quen làm một vài việc, bạn sẽ dễ dàng có được đôi chân ấm áp!
Video đang HOT
1. Buổi sáng thức dậy, vận động bàn chân
Khi thức dậy vào buổi sáng, dù có đang ở trong chăn, bạn cũng vẫn có thể vận động một chút bàn chân mình:
Di chuyển ngón chân lên xuống, làm khoảng 20 lần.
Xoay khớp cổ chân.
Siết rồi thả lỏng cơ đùi, lặp lại động tác khoảng 10 lần.
Hoạt động như vậy rồi hãy xuống giường, bạn sẽ không còn thấy chân lạnh nữa.
2. Chọn giày dép phù hợp
Vào mùa đông, hãy chọn những đôi tất rộng rãi, mềm mại, ấm áp. Nếu bạn ở khu vực lạnh giá, thậm chí có băng hay tuyết, có thể dán miếng dán ấm chân bên ngoài tất để tăng tác dụng giữ ấm, tuy nhiên không nên sử dụng quá lâu để tránh bị bỏng.
Nếu cảm thấy lạnh chân khi ngủ, bạn có thể đi tất khi ngủ, nhưng không nên đi tất quá chật, tránh làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu.
Kích cỡ giày dùng trong mùa đông nên rộng rãi, thoải mái, giày quá chật vừa không có lợi cho quá trình tuần hoàn máu của bàn chân, vừa không giữ ấm được.
Người khô chân có thể chọn lót thêm miếng lót nhung để tăng độ ấm cho giày, người hay ra mồ hôi chân nên chọn loại lót có tính năng hút ẩm tốt để giữ cho giày luôn khô ráo và ấm áp.
3. Ngâm chân trước khi đi ngủ
Ngâm chân bằng nước nóng trước khi đi ngủ có thể đẩy nhanh quá trình lưu thông máu của chân và bàn chân, giúp chân nhận được nhiều nhiệt lượng hơn, đồng thời cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Nhiệt độ nước ngâm chân cũng phải chú ý, 38-43 là tốt nhất, cảm thấy nóng nhưng không bỏng, ngâm trong 15-20 phút. Nếu cảm thấy nóng quá không chịu được thì không nên ngâm để tránh bị bỏng.
Ngoài ra, tác dụng lớn nhất của việc ngâm chân hàng ngày là làm tăng nhiệt độ cho chân, không cần thêm các dược liệu khác, ngâm nước nóng thôi là đủ, tránh cho da chân bị dị ứng hay mắc các bệnh ngoài da.
Nếu dùng nhiều biện pháp giữ ấm khác nhau mà chân vẫn lạnh, rất có thể là biểu hiện của thiếu khí và huyết, nên tìm đến thầy thuốc chuyên môn để điều hòa lại khí huyết.
Vào tiết trời lạnh, ngoài việc giữ ấm cho đôi chân thì việc bấm huyệt lòng bàn chân cũng là một lựa chọn rất tốt cho sức khỏe.
Thường xuyên ấn 3 huyệt lòng bàn chân để khỏe mạnh hơn
Có rất nhiều huyệt đạo trên lòng bàn chân, thường xuyên xoa bóp để kích thích một số huyệt đạo chính, có thể có ích trong việc duy trì sức khỏe và giảm các triệu chứng khó chịu.
1. Huyệt dũng tuyền
Ích thận, giảm mất ngủ và đau đầu.
Xoa bóp huyệt dũng tuyền, có thể giúp điều hòa hệ thần kinh, đẩy nhanh quá trình lưu thông máu, đồng thời kích hoạt kinh mạch thận, ngưng tụ tinh hoa và tụ khí, duy trì trạng thái tinh thần tốt suốt cả ngày, tránh mất ngủ, đau đầu, ù tai và các vấn đề khác.
Kỹ thuật xoa bóp: Nắm nhẹ bàn tay thành nắm đấm, các khớp ngón tay hơi cong lại, 5 ngón tay khép chặt lại, gõ nhẹ vào huyệt dũng tuyền trên lòng bàn chân, mỗi bên 20 đến 30 lần.
Huyệt dũng tuyền
2. Huyệt đại đô
Giảm táo bón, khó tiêu...
Huyệt đại đô chi phối lá lách. Việc xoa bóp thường xuyên có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, giúp chức năng đường tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh và giảm các khó chịu về đường tiêu hóa như táo bón, khó tiêu và tiêu chảy.
Kỹ thuật xoa bóp: Dùng ngón tay cái day ấn và xoa nhẹ các huyệt, mỗi bên bàn chân từ 20 đến 30 lần.
Huyệt đại đô
3. Huyệt đại đội
Giảm lo lắng và giúp ngủ ngon.
Kích thích huyệt đại đội có tác dụng điều hòa gan thận, hồi sức, xoa dịu thần kinh, xoa bóp hàng ngày có tác dụng xoa dịu cảm xúc, giải tỏa lo âu, giúp ngủ ngon.
Kỹ thuật xoa bóp: Đặt ngón tay lên huyệt đại đội và ấn trong 7 ~ 8 phút, trong quá trình luôn hít sâu và thở ra từ từ.
Cuối cùng, cùng với việc quan tâm và chăm sóc sức khỏe đôi chân, chúng ta cũng phải chú ý đến tình trạng của đôi chân, một số "vấn đề nhỏ" có thể là dấu hiệu của các bệnh thực thể, và chúng ta phải phát hiện kịp thời!
Huyệt đại đội
Bàn chân có 5 biểu hiện là dấu hiệu của bệnh gì?
Ngoài vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe, đôi chân còn là một trong những chỉ số đánh giá sức khỏe, một số biểu hiện bất thường ở chân thường là biểu hiện của các bệnh lý cơ thể.
1. Đau tê tê lòng bàn chân, kiểm tra lượng đường trong máu
Lượng đường trong máu quá cao có thể gây ra sự trao đổi chất bất thường của hệ thần kinh, dẫn đến sưng và thoái hóa các sợi thần kinh, gây ra các triệu chứng như đau chân và tê chân. Trong số đó, cảm giác đau chủ yếu là bỏng rát, tê buốt...
2. Bàn chân lạnh, kiểm tra tuyến giáp
Tuyến giáp là cơ quan điều hòa quá trình trao đổi chất và nhiệt độ cơ thể, khi bị suy giáp, tứ chi sẽ có cảm giác lạnh. Nếu phụ nữ trên 40 tuổi bị lạnh chân kéo dài thì nên đi khám kịp thời.
3. Ngón chân cái sưng phù đau, cẩn thận với bệnh gút
Khoảng 50% các cơn gút xảy ra ở ngón chân cái. Nếu ngón chân cái bị đỏ, sưng hoặc đau và sưng hơn bình thường một chút, hãy cẩn thận với bệnh gút.
4. Đau khớp, đề phòng phong thấp
Viêm khớp dạng thấp được biểu hiện bằng sưng và đau các khớp nhỏ (chẳng hạn như ngón chân), kèm theo cứng khớp và các triệu chứng khác. Nếu các khớp ngón chân thường xuyên sưng tấy, đau nhức không rõ lý do thì tốt nhất bạn nên đi khám chuyên khoa thấp khớp.
5. Móng chân có màu vàng, hệ miễn dịch suy giảm
Hệ thống miễn dịch bị suy giảm, cơ thể dễ bị nhiễm nấm gây ra bệnh nấm móng, móng chân cái có thể xuất hiện dày và vàng, có mùi hôi khó chịu.
Bàn chân là một bộ phận vô cùng quan trọng của cơ thể, vì vậy, đừng quên chăm sóc và thường xuyên để ý tình trạng đôi chân của mình!
10 ngón tay đau nhức và biến dạng, người phụ nữ điếng người khi bác sĩ thông báo "Không có thuốc chữa" Bệnh nhân bất ngờ khi được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh viêm thoái hoá khớp ngón tay. Một phụ nữ 60 tuổi sống tại Đài Loan, khi cảm thấy 10 ngón tay biến dạng, cứng khớp, đau nhức, cho rằng bản thân mắc bệnh viêm khớp dạng thấp nên đã đến bệnh viện En Chu Kong Hospital điều trị. Tại đây, bệnh...