Chúng ta đang nuốt lượng nhựa bằng một chiếc thẻ tín dụng mỗi tuần
Một nghiên cứu mới cho thấy chúng ta đang ăn trung bình 5g nhựa mỗi tuần, tương đương với một chiếc thẻ tín dụng.
Người dân trên toàn thế giới đang ăn lượng nhựa trung bình bằng một chiếc thẻ tín dụng mỗi tuần.
Ô nhiễm nhựa này xuất phát từ “ vi nhựa” – những hạt nhựa có kích thước dưới 5mm – đang xâm nhập vào thực phẩm, nước uống và thậm chí cả không khí của chúng ta.
Trên thế giới, người dân đang ăn trung bình khoảng 2.000 hạt vi nhựa mỗi tuần, theo nghiên cứu của Đại học Newcastle, Úc.
Những hạt nhựa nhỏ này có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm sợi quần áo nhân tạo, các vi hạt được tìm thấy trong một số loại kem đánh răng hoặc những miếng nhựa lớn dần dần vỡ thành những mảnh nhỏ khi chúng bị vứt đi và tiếp xúc với các yếu tố.
Vi nhựa đã được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm và đồ uống hàng ngày, chẳng hạn như nước, bia, động vật có vỏ và muối, nhà nghiên cứu Kala Senathirajah nói.
“Rõ ràng vi nhựa là vấn đề toàn cầu. Ngay cả khi các nước dọn dẹp sân sau của họ, thì điều đó cũng không có nghĩa là họ sẽ an toàn vì những hạt [vi nhựa] này có thể xâm nhập từ các nguồn khác”, bà nói.
Video đang HOT
Nguồn lớn nhất của việc ăn nhựa là từ nước uống, theo nghiên cứu tổng kết 52 nghiên cứu hiện có để ước tính lượng nhựa ăn vào trên toàn thế giới.
Nghiên cứu được Quỹ Động vật hoang dã Thế giới (WWF) sử dụng cho báo cáo “Không có nhựa trong tự nhiên: Đánh giá việc ăn nhựa từ thiên nhiên đến con người”.
Nghiên cứu thấy rằng một người trung bình tiêu thụ tới 1.769 hạt nhựa mỗi tuần chỉ riêng qua nước uống – đóng chai hoặc từ vòi. Nhưng có thể có sự khác biệt lớn giữa các khu vực. Báo cáo trích dẫn một nghiên cứu năm 2018 cho thấy lượng nhựa trong nước ở Mỹ và Ấn Độ gấp đôi so với nước máy ở châu Âu hoặc Indonesia.
Một nghiên cứu khác trong tháng này cho thấy người Mỹ ăn, uống và hít thở từ 74.000 đến 121.000 hạt vi nhựa mỗi năm và những người chỉ uống nước đóng chai thay vì nước máy có thể cộng thêm tới 90.000 hạt vi nhựa vào tổng số hàng năm của họ.
Động vật thân mềm có vỏ là nguồn lớn thứ hai, với một người trung bình ăn vào tới 182 microparticles – 0,5g – từ đây mỗi tuần. Báo cáo cho biết lý do là ví “động vật nhuyễn thể có vỏ được ăn toàn bộ, bao gồm cả hệ tiêu hóa của chúng, sau khi chúng sống ở những vùng biển bị ô nhiễm nhựa”.
Mặc dù vi nhựa đã được phát hiện trong không khí, nghiên cứu cho biết việc hít phải chiếm một lượng không đáng kể “nhưng có thể thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào môi trường.”
Các nhà khoa học lưu ý rằng nghiên cứu của họ “xây dựng trên những bằng chứng hạn chế và có những hạn chế” – bao gồm “thiếu dữ liệu về những thông số quan trọng, chẳng hạn như phân bố trọng lượng và kích thước của vi nhựa trong môi trường tự nhiên.”
Nguy cơ đối với sức khỏe là gì?
Ngày càng có nhiều lo ngại về các nguy cơ sức khỏe mà vi nhựa gây ra cho sức khỏe con người, nhưng tác động đầy đủ của ô nhiễm nhựa vẫn chưa rõ ràng.
GS. Richard Lampitt, thuộc Trung tâm Hải dương học Quốc gia của Vương quốc Anh, cho rằng rất khó để đánh giá ý nghĩa của tỷ lệ ăn vào mà không hiểu hết về các nguy cơ sức khỏe liên quan.
“Có sự không chắc chắn rất lớn về tác hại mà nhựa gây ra”, ông nói.
“Nhựa không phải là một vật liệu đặc biệt có hại, tuy nhiên nó có khả năng gây hại đáng kể”, Lampitt nói và cho biết cần phải nghiên cứu thêm về tác động của việc phơi nhiễm với nhựa trong thời gian dài.
Nhưng nếu vi nhựa được chứng minh là gây hại cho sức khỏe con người, sẽ rất khó để loại bỏ chúng khỏi môi trường.
Kavita Prakash-Mani, giám đốc bảo tồn toàn cầu của WWF International cho biết: “Chúng ta không thể loại bỏ nó. Do đó, chúng ta cần phải đối phó với ô nhiễm nhựa ngay từ đầu [và] ngăn chặn nó xâm nhập vào thiên nhiên ngay từ đầu”, bà nói, nhấn mạnh rằng ưu tiên hàng đầu là giảm sản xuất nhựa.
Trên toàn cầu, hơn 330 triệu tấn nhựa được sản xuất mỗi năm và sản lượng nhựa toàn cầu dự kiến sẽ tăng gấp ba vào năm 2050.
Prakash-Mani cho biết một hiệp ước toàn cầu về nhựa và các mục tiêu cắt giảm từ các công ty và chính phủ là cần thiết để giải quyết vấn đề.
Cẩm Tú
Theo PF/Dân trí
Ăn mặn có thể ngăn ung thư tiến triển trên chuột
Muối làm thay đổi chức năng của một số tế bào, tăng khả năng chống viêm và giảm sự phát triển của các khối u trên chuột.
Hàng loạt công trình khoa học đã chỉ ra ăn mặn gây hại sức khỏe, song nghiên cứu mới của các nhà khoa học Bỉ trên Frontiers in Immunology cho thấy chế độ dinh dưỡng nhiều muối có thể giúp cơ thể chống lại ung thư.
Ảnh: Medical News Today.
Giáo sư Markus Kleinewietfeld từ Phòng Nghiên cứu VIB-UHasselt, người đứng đầu công trình trên cho biết đã cấy ghép khối u ác tính lên hai nhóm chuột. Kết quả cho thấy từ ngày thứ 11 trở đi, các khối u ở nhóm chuột ăn nhiều muối bị ức chế một cách đáng kể so với nhóm ăn ít muối. Các tác giả nhận định môi trường nhiều muối đã ngăn chặn gần như hoàn toàn chức năng tế bào MDSC (myeloid-derived suppressor cells). Nhiều công trình từng chỉ ra MDSC ngăn chặn hệ miễn dịch tấn công khối u trong cơ thể.
Tuy nhiên, giáo sư Markus cho biết còn quá sớm để kết luận tác dụng của muối đối với ung thư. Nếu muốn phát triển muối thành liệu pháp chống ung thư, con người cần thêm nhiều nghiên cứu sâu và rộng hơn.
Đăng Như
Theo Medical News Today/VNE
Cảnh báo thuốc trị chứng ợ nóng có liên quan đến nguy cơ tử vong sớm Người sử dụng các loại thuốc trị chứng ợ nóng trong nhiều năm có liên quan đến nguy cơ tử vong sớm cao hơn. Một nghiên cứu từ các nhà khoa học Đại học Washington, St Louis (Hoa Kỳ) tiếp nối nghiên cứu về thuốc trước đó đã chứng minh người sử dụng thường xuyên thuốc trị ợ nóng có thể làm tăng...