Chúng ta có hiểu sai về căn bệnh Alzheimer?
Một nghiên cứu được đăng tải trên chuyên san y học Anh Quốc – British Medical Journal phát hiện những người có sức khỏe tim mạch tốt vào độ tuổi 50 sẽ có tỉ lệ sa sút trí tuệ thấp hơn khi lớn tuổi.
Kết quả này khẳng định những chứng cứ gần đây cho thấy hệ tim mạch khỏe mạnh ở độ tuổi trung niên sẽ giảm nguy cơ bị sút giảm nhận thức lúc tuổi già.
Những biến đổi liên quan đến sa sút trí tuệ sẽ bắt đầu xuất hiện từ tuổi 15-20, rất lâu trước khi xuất hiện các triệu chứng liên quan. Vì vậy, việc phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ để phòng ngừa sớm là hết sức quan trọng.
Mặc dù những yếu tố như lớn tuổi hay di truyền đóng vai trò quan trọng, việc duy trì sức khỏe tim mạch với chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục đều đặn và không hút thuốc lá sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ bị mất trí nhớ.
Nghiên cứu được thực hiện trên các đối tượng có độ tuổi 50 với 7 chỉ số sinh học và hành vi bao gồm thói quen hút thuốc lá, hoạt động thể lực, cân nặng, chế độ dinh dưỡng, đường máu, cholesterol và huyết áp. Nghiên cứu theo dõi trong 25 năm.
Phát hiện hết sức đáng chú ý là nguy cơ bị sa sút trí tuệ giảm khi sức khỏe tim mạch tăng, cho dù chỉ với một cải thiện nhỏ.
Điều này cho thấy rõ ràng mối liên hệ giữa sức khỏe tim mạch và sa sút trí tuệ không đơn thuần chỉ do đột quỵ hay bệnh mạch vành.
Video đang HOT
Phát hiện này thậm chí làm cho các nhà nghiên cứu đặt ra câu hỏi: phải chăng lâu nay chúng ta hiểu sai về căn bệnh Alzheimer?
Theo Ủy ban Lancet phòng ngừa, điều trị và chăm sóc chứng sa sút trí tuệ, khoảng 35% trường hợp bị tác động bởi những yếu tố có thể thay đổi được. Những yếu tố này bao gồm tình trạng hạn chế về giáo dục lúc nhỏ; mắc bệnh tăng huyết áp, béo phì, và giảm thính lực vào độ tuổi trung niên ( từ 45-65 tuổi); hút thuốc lá, trầm cảm, ít vận động, tiểu đường và tiếp xúc xã hội hành chế khi lớn tuổi (> 65 tuổi).
Bệnh sa sút trí tuệ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tử vong và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh lớn tuổi.
Bệnh sa sút trí tuệ ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi và khả năng duy trì các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của bệnh nhân.
Bệnh lý Alzheimer chiếm 70% số bệnh nhân được chẩn đoán sa sút trí tuệ.
Theo tuoitre
Nguyên nhân gây thiếu vitamin D khiến bạn có thể mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm
Các yếu tố dưới đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu vitamin D.
Không ăn thực phẩm giàu vitamin D
Các loại thực phẩm như lòng đỏ trứng, dầu cá, ... rất giàu vitamin D. Không ăn những thực phẩm này hàng ngày bạn có thể bị thiếu vitamin D.
Ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời
Ánh nắng mặt trời giúp cơ thể tạo ra vitamin D và ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời sẽ không cho phép cơ thể tạo ra đủ chất dinh dưỡng này.
Có làn da sẫm màu
Những người có làn da sẫm chứa sắc tố melanin nhiều hơn những người có làn da trắng. Sắc tố này làm giảm khả năng tạo vitamin D của cơ thể khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Béo phì
Mức chất béo cao sẽ lấy vitamin D từ máu. Càng nhiều chất béo, bạn càng có ít vitamin D.
Tuổi già
Khi già, thận ít có khả năng chuyển đổi vitamin D thành dạng hoạt động. Điều này làm tăng nguy cơ thiếu vitamin D.
Ngọc Huyền
Theo Thehealthsite/emdep
Phát hiện sớm và phòng ngừa sa sút trí tuệ Sa sút trí tuệ là một bệnh của não bộ do tế bào não bị thương tổn từ từ gây ra suy giảm và mất trí nhớ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống như mất dần sự chăm sóc bản thân, quên hết người thân, thậm chí tàn phế và tử vong. TS-BS.Trần Công Thắng hướng dẫn cho các bác...