Chứng quyền, lường trước chuyện đầu cơ
Chứng quyền (CW) là một sản phẩm tài chính hấp dẫn để đầu cơ, đặc biệt với nhà đầu tư cá nhân. Tuy nhiên, đây cũng là sản phẩm tài chính phức tạp, không dễ nắm bắt, do đó bao hàm không ít rủi ro.
Đòn bẩy cao và biên độ lớn
Một trong những đặc tính nổi bật của CW là đòn bẩy rất cao. Khi giao dịch CW, không có giao dịch ký quỹ, nghĩa là nhà đầu tư không vay thêm tiền của công ty chứng khoán để mua thêm như giao dịch cổ phiếu, nhưng tính đòn bẩy của sản phẩm này vẫn cao hơn nhiều so với chứng khoán cơ sở.
Cụ thể, với chứng quyền, nhà đầu tư chỉ cần bỏ ra một số tiền ban đầu nhỏ hơn rất nhiều so với việc mua chứng khoán cơ sở, do giá chứng quyền thường thấp hơn nhiều lần so với giá cơ sở, nhưng có thể nhận được khoản lợi nhuận tiềm năng lớn khi giá cổ phiếu tăng, đặc biệt ở những trạng thái giá cổ phiếu cơ sở lớn hơn so với giá thực hiện.
Để đo lường tính đòn bẩy của chứng quyền, thông thường, hệ số được sử dụng là Effective Gearing (đòn bẩy vốn). Hệ số này đo lường giá chứng quyền sẽ tăng/giảm bao nhiêu phần trăm (%) khi giá cổ phiếu cơ sở tăng/giảm 1%. Đòn bẩy vốn được đo lường theo công thức:
Đòn bẩy vốn = Giá trị thay đổi của giá chứng quyền ứng với một thay đổi trong giá cơ sở – (Giá chứng khoán cơ sở/(Giá chứng quyền x Tỷ lệ chuyển đổi)
Ví dụ, khi giá cổ phiếu cơ sở A là 20.000 đồng/cổ phiếu, giá chứng quyền là 2.000/chứng quyền, tỷ lệ chuyển đổi là 1:1 và Giá trị thay đổi của giá chứng quyền ứng với một thay đổi trong giá cơ sở bằng 0,8, hệ số đòn bẩy sẽ bằng 0,8 x (20.000/(2.000 x 1:1)) = 8 lần. Nghĩa là, khi giá cổ phiếu cơ sở thay đổi 1% sẽ làm giá chứng quyền thay đổi 8%, một mức độ đòn bẩy rất lớn.
Ngoài tính đòn bẩy cao, biên độ giao dịch đối với chứng quyền là lớn hơn rất nhiều so với cổ phiếu cơ sở, vì biên độ trần sàn của chứng quyền cũng được quy định rất khác. Giá trần/sàn CW = Giá tham chiếu CW /- (Giá chứng khoán cơ sở * Biên độ dao động)/Tỷ lệ chuyển đổi. Ở ví dụ trên, giá chứng khoán cơ sở sẽ có biên độ /-7%, dao động từ 18.600 – 21.400 đồng/cổ phiếu thì chứng quyền có biên độ lên đến 70% khi có thể được giao dịch ở biên độ trần/sàn 600 – 3.400 đồng.
Video đang HOT
Biến động cao hấp dẫn giới đầu cơ. Nhưng cơ hội lớn cũng luôn đi kèm với rủi ro lớn.
Bong bóng chứng quyền: Câu chuyện từ Trung Quốc
Tất nhiên, tính đặc thù của mỗi thị trường và sự hiệu quả của các quy định quản lý ở mỗi thị trường là khác nhau. Ở đây, người viết không có ý liên tưởng và không phân tích khả năng những gì đã xảy ra ở thị trường chứng khoán Trung Quốc sẽ lặp lại ở một thị trường khác, chỉ đơn giản muốn nêu lại câu chuyện cũ về triển khai chứng quyền ở Trung Quốc.
Chứng quyền đầu tiên ở Trung Quốc được phát hành vào năm 1992, sau đó bị cấm vào năm 1996 do hoạt động đầu cơ quá mức. Ngày 22/8/2005, chứng quyền đầu tiên được phát hành trở lại là chứng quyền của Công ty Thép Bao Steel, chứng quyền này được chính Bao Steel phát hành.
Câu chuyện chứng quyền Bao Steel.
Đây là chứng quyền mua với giá thực hiện 4,5 Nhân dân tệ, đáo hạn vào ngày 30/8/2006. Khác với châu Âu và các thị trường châu Á, các chứng quyền lúc đó ở Trung Quốc ít được phát hành bởi bên thứ ba như ngân hàng hay các công ty chứng khoán mà được phát hành bởi chính các doanh nghiệp. Và những gì xảy ra sau đó sẽ được kể như một trong những câu chuyện thú vị nhất về đầu cơ chứng quyền.
Cụ thể, ngay từ khi phát hành, giá chứng quyền đã có những diễn biến không liên quan đến diễn biến giá chứng khoán cơ sở khi giá chứng quyền vẫn tăng mạnh từ giá niêm yết 0,668 lên mức 1,84 Nhân dân tệ trong trong ngày thứ hai niêm yết. Sau đó là chuỗi ngày bong bóng thực sự khi có lúc giá cổ phiếu cơ sở giảm sâu xuống giá thực hiện, thậm chí có lúc giảm xuống dưới mức 4 Nhân dân tệ, nhưng giá chứng quyền vẫn tăng và có lúc đạt mức trên 2 Nhân dân tệ.
Trong suốt quá trình trước khi đáo hạn, giá cổ phiếu luôn được neo ở mức cao hơn rất nhiều so với mức giá lý thuyết được tính toán theo mô hình Black-Scholes. Đến gần thời gian đáo hạn, giá chứng quyền giảm mạnh và tiến gần lại giá trị lý thuyết, khi mức giá của cổ phiếu cơ sở thấp hơn giá thực hiện là 4,5 Nhân dân tệ, chứng quyền ở trạng thái lỗ “Out of the Money” và tất nhiên có giá trị bằng 0. Những nhà đầu tư đến sau thực sự đã không nhận được gì khi chứng quyền đáo hạn.
Bùng nổ khối lượng giao dịch chứng quyền
Không thể gọi là bong bóng nếu chỉ nhìn diễn biến vào giá, một trong những yếu tố quan trọng khác là khối lượng giao dịch. Sau sự thành công của Bao Steel, các công ty khác cũng tiến hành phát hành các chứng quyền và khó có thể tượng tượng nổi trong giai đoạn cuối năm 2005, đầu năm 2006, khối lượng giao dịch của 7 mã chứng quyền được phát hành có lúc đã vượt quá 50% khối lượng giao dịch của hơn 800 cổ phiếu trên Sở Giao dịch chứng khoán Thượng Hải.
Khi nghiên cứu về trường hợp trên ở thị trường chứng khoán Trung Quốc, nhiều lý giải được đưa ra, trong đó chi phí thấp khi giao dịch chứng quyền, tính đòn bẩy cao, biên độ giao dịch lớn cũng là những nguyên nhân phổ biến. Ngoài ra, mức độ hiểu sản phẩm của nhà đầu tư cá nhân cũng là một phần rất lớn dẫn đến tình trạng trên.
Với đặc tính thị trường như vậy và thực sự nếu chỉ có một nhà phát hành với một mã chứng quyền và khi ngày đáo hạn còn ở xa, việc giá chứng quyền không chạy theo diễn biến của giá cổ phiếu cơ sở là bất thường, nhưng khi xảy ra thì không bất ngờ. Và khi đã trở thành câu chuyện đầu cơ như vậy, nhất là đầu cơ với những biến động lớn như trên chứng quyền, rủi ro rất cao (đương nhiên đi kèm với cơ hội) là điều người chơi phải đối mặt.
Bùi Văn Huy
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Nhà đầu tư bớt bi quan, chứng khoán châu Á thoát khỏi đáy
Thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Tư, thoát khỏi mức đáy của 3 tháng rưỡi thiết lập trong phiên trước, nhờ những phát biểu có phần mềm mỏng hơn của Tổng thống Donald Trump về chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và kỳ vọng của giới đầu tư về khả năng Bắc Kinh đưa ra những biện pháp kích thích tăng trưởng mới.
Tâm lý của giới đầu tư chứng khoán Trung Quốc nói riêng và châu Á nói chung đã khá hơn trong phiên ngày thứ Tư (15/5).
Chứng khoán Trung Quốc đại lục dẫn đầu sự đi lên của toàn thị trường khu vực trong phiên này, đảo ngược hai phiên giảm liên tiếp trước đó.
"Tâm lý của nhà đầu tư đã khá hơn sau khi Tổng thống Trump thể hiện mong muốn đạt thỏa thuận", chuyên gia kinh tế cấp cao Kota Hirayama thuộc SMCB Nikko nhận xét.
Chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương không bao gồm Nhật Bản tăng 0,6%. Trong phiên ngày thứ Ba, chỉ số này đã rớt xuống mức thấp nhất kể từ cuối tháng 1 dưới sức ép của cuộc chiến thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc. Tính đến ngày thứ Ba, chứng khoán châu Á đã để tuột mất toàn bộ thành quả tăng điểm từ đầu năm.
Hôm thứ hai, Trung Quốc đã áp thuế trả đũa lên hàng hóa Mỹ, sau khi Washington vào hôm thứ Sáu tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc.
Sau những cú "ăn miếng trả miếng" này, ông Trump ngày thứ Ba nói rằng chiến tranh thương mại chẳng qua chỉ là "một cuộc tranh cãi nho nhỏ" và các cuộc thảo luận giữa hai bên vẫn "rất tốt đẹp", bác bỏ đánh giá cho rằng đàm phán đã đổ vỡ. Chứng khoán Mỹ cũng đã tăng điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Ba sau khi những tuyên bố này của ông Trump được đưa ra.
Bất chấp loạt dữ liệu kém khả quan về kinh tế Trung Quốc công bố ngày thứ Tư, chỉ số Shanghai Composite Index tăng hơn 1,9% phiên này.
Thống kê từ Bắc Kinh cho thấy tăng trưởng doanh thu ngành bán lẻ và sản lượng công nghiệp trong tháng 4 của Trung Quốc đều thấp hơn dự báo. Những con số này làm gia tăng sức ép đối với Chính phủ Trung Quốc trong việc đưa ra những biện pháp kích cầu mới, nhất là trong bối cảnh chiến tranh thương mại với Mỹ căng thẳng như hiện nay.
"Các dữ liệu mới nhất cho thấy kinh tế Trung Quốc vẫn cần kích cầu. Thị trường chứng khoán Trung Quốc có thể duy trì hồi phục nếu Chính phủ phát tín hiệu sẽ tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế", chuyên gia Hirayama nhận xét.
Chỉ số Hang Seng của chứng khoán Hồng Kông đóng cửa với mức tăng gần 0,7%.
Chứng khoán Australia tăng 0,7%; chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 0,5%, và chỉ số Nikkei 225 của thị trường Nhật tăng gần 0,6% khi chốt phiên.
Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc tăng giá nhẹ so với USD. Tỷ giá Nhân dân tệ so với USD tại thị trường ngoài Trung Quốc đại lục có lúc đạt 6,9028 Nhân dân tệ đổi 1 USD. Ngày thứ Ba, tỷ giá Nhân dân tệ xuống đáy 5 tháng, với 6,92 Nhân dân tệ đổi 1 USD.
Theo vneconomy.vn
Doanh nghiệp phải công bố thông tin khi phát hành trái phiếu riêng lẻ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa cho biết, theo Nghị định số 163/2018/NĐ-CP quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, các doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo hình thức riêng lẻ phải công bố thông tin về đợt phát hành và theo Thông báo số 284/TB-BTC ngày 19/3/2019 của Bộ Tài chính. Theo đó, HNX sẽ là...