Chứng kiến cảnh tượng 3 thiên hà đang ‘cấu xé’ nhau
Nhờ vào kính viễn vọng không gian Hubble đầy uy lực, các nhà thiên văn học có thể thưởng thức cảnh tượng thót tim, khi một cụm gồm 3 thiên hà đang bị khóa chặt nhau trong một vũ điệu.
Cảnh tượng ba thiên hà đang cuốn vào nhau ESA/HUBBLE
Cụm thiên hà trên được gọi chung là IC 2431, cách trái đất khoảng 681 triệu năm ánh sáng và hiện trong phạm vi của chòm sao Cự Giải, theo Space.com hôm 18.2 dẫn thông tin từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA).
Các nhà thiên văn học đã phát hiện bộ ba nhờ vào dự án khoa học công dân gọi là Galaxy Zoo, theo đó mời hơn 100.000 tình nguyện viên tham gia phân loại hình ảnh của khoảng 900.000 thiên hà do Hubble chụp được và chưa từng được kiểm tra kỹ càng.
Video đang HOT
Dự án đã hoàn tất trong vòng 175 ngày thay vì nhiều năm nếu chỉ dựa vào cộng đồng thiên văn học, theo NASA. Sáng kiến này cũng giúp khám phá những bất ngờ vô cùng thú vị, như phát hiện sự tồn tại của IC 2431.
Trong trường hợp 3 thiên hà sáp nhập như trên, chúng từ từ đến gần và xé toạc lẫn nhau bằng lực hấp dẫn. Sự kết hợp này khá phổ biến trên khắp vũ trụ, và mọi thiên hà lớn, bao gồm Dải Ngân hà của chúng ta, đều phải dựa vào sự “cắn nuốt” những thiên hà bé hơn để đạt được kích thước như ngày nay.
Dựa trên các mô hình phân tích, các ngôi sao của những thiên hà nhiều khả năng đều sống sót sau thời gian sáp nhập đầy “bạo lực”. Điều này do lực hấp dẫn của các thiên hà len lỏi xung quanh những khoảng trống giữa các hệ sao, ngăn chặn chúng đâm vào nhau.
Việc nghiên cứu sự sáp nhập của các thiên hà cho phép giới thiên văn hiểu thêm về quá khứ và tương lai của Dải Ngân hà. Thiên hà của chúng ta được cho đã “ngốn” hơn 12 thiên hà trong vòng 12 tỉ năm qua.
Hiện Dải Ngân hà dường như đang trong quá trình kết hợp với thiên hà Tiên Nữ láng giềng. Ước tính thời gian sáp nhập sẽ kéo dài 4,5 tỉ năm tính từ thời điểm này.
Các nhà nghiên cứu dự đoán cuộc sáp nhập đang diễn ra sẽ làm đảo lộn hoàn toàn quang cảnh bầu trời đêm, nhưng có vẻ như hệ mặt trời sẽ không bị hao tổn gì trong toàn bộ quá trình.
Phát hiện hố đen 'lang thang' đầu tiên của Dải Ngân hà
Lần đầu tiên, một đội ngũ các nhà khoa học quốc tế đã tìm được hố đen đang "lang thang" cô độc ở cách trái đất gần 5.200 năm ánh sáng, theo báo cáo đăng trên cổng thông tin arXiv.
Mô phỏng một hố đen đang "ngốn" vật chất NASA
Đội ngũ thiên văn học do tiến sĩ Kailash Sahu của Viện Khoa học Kính thiên văn Không gian tại Baltimore (bang Maryland, Mỹ) phát hiện sự tồn tại của một hố đen cỡ nhỏ ở cách xa trung tâm của Dải Ngân hà.
Họ đặt tên cho hố đen là MOA-11-191/OGLE-11-0462.
Nhóm của tiến sĩ Sahu ước tính hố đen có khối lượng gấp 7,1 lần/mặt trời. Đối tượng đang di chuyển với tốc độ 45 km/giây, theo kết quả quan sát thông qua Kính thiên văn không gian Hubble.
Tất cả những manh mối trên cho thấy đây là một hố đen "lang thang" và là hố đen đầu tiên thuộc dạng này được phát hiện trong phạm vi Dải Ngân hà. Nhiều khả năng phần lõi đổ sụp và hóa thành hố đen đã bị tống vào không gian khi một ngôi sao nổ tung trong một vụ nổ siêu tân tinh.
Một báo cáo năm 2019 ước tính có hàng triệu hố đen bị đẩy vào tình trạng tương tự sau các vụ nổ siêu tân tinh.
Các chuyên gia tiếp tục theo dõi hoạt động của hố đen trên nhằm tìm ra những manh mối khác về sự tồn tại của các hố đen "lang thang" trong vũ trụ.
Cuối năm 2021, các nhà thiên văn học cũng tìm ra ít nhất 70 hành tinh "cô độc", chỉ những đối tượng "lang thang" không chủ đích trong Dải Ngân hà mà không có sao trung tâm.
Phát hiện nhóm hành tinh 'cô độc' với số lượng nhiều nhất trong Dải Ngân hà Các nhà thiên văn học vừa phát hiện ít nhất 70 hành tinh "cô độc", chỉ những đối tượng "lang thang" không chủ đích trong dải Ngân hà mà không có sao trung tâm. Mô phỏng một hành tinh 'cô độc' trong không gian ESO Đây không phải lần đầu tiên các nhà thiên văn thế giới tìm thấy những hành tinh dạng...