Phát hiện vật thể ‘không giống bất cứ thứ gì từng thấy’ trên dải Ngân hà
Vật thể lạ phát những đợt sóng vô tuyến cường độ cao và ổn định chưa từng thấy trên dải Ngân hà khiến giới thiên văn học vô cùng bất ngờ.
Dải Ngân hà và điểm đánh dấu vị trí vật thể lạ AFP
Hãng AFP ngày 27.1 đưa tin các nhà nghiên cứu Úc vừa phát hiện một vật thể kỳ lạ xoay trong dải Ngân hà, không giống bất cứ thứ gì các nhà thiên văn học từng thấy.
Được phát hiện đầu tiên bởi một sinh viên đại học đang làm luận án tốt nghiệp, vật thể này phát ra các đợt bùng nổ khổng lồ sóng năng lượng vô tuyến 3 lần mỗi giờ.
Theo nhà vật lý thiên văn Natasha Hurley-Walker dẫn đầu cuộc điều tra sau phát hiện trên, vật thể lạ phát sóng theo chu kỳ 18,18 phút, dựa trên quan sát bằng viễn vọng kính vô tuyến MWA ở Tây Úc.
Trong khi có những vật thể khác trong vũ trụ có khả năng “bật và tắt” như các sao xung, bà Hurley-Walker cho biết 18,18 phút là một tần số chưa từng được phát hiện trước đó.
Video đang HOT
Theo bà, việc phát hiện một vật thể như thế này sẽ khiến một nhà thiên văn học “dễ cảm thấy rợn người vì chưa từng có vật thể nào trên trời có thể làm điều đó”. Nhóm nghiên cứu hiện đang cố gắng tìm hiểu dựa trên những dữ liệu phát hiện được.
Tìm tòi dữ liệu trong nhiều năm, họ đưa ra một số kết luận, bao gồm việc vật thể trên cách trái đất khoảng 4.000 năm ánh sáng, có từ trường cực kỳ mạnh và sáng một cách khó tin. Tuy nhiên, vật thể này vẫn tiềm tàng nhiều bí ẩn.
“Nếu dùng tất cả các phép tính, bạn sẽ thấy rằng lẽ ra chúng không có đủ năng lượng để phát ra loại sóng vô tuyến này mỗi 20 phút. Điều đó hầu như là không thể”, theo bà Hurley-Walker.
Vật thể trên có thể tồn tại về mặt lý thuyết, nhưng chưa từng được phát hiện, và được gọi là “sao từ chu kỳ siêu dài”. Đó có thể là một sao lùn trắng, phần còn lại của một ngôi sao chết.
“Nhưng điều đó cũng rất bất thường. Chúng ta chỉ biết về một sao xung là sao lùn trắng và không gì lớn như thế. Dĩ nhiên, đó có thể là thứ gì đó chúng ta chưa từng nghĩ đến, một loại vật thể hoàn toàn mới”, bà Hurley-Walker nhận định.
Trả lời câu hỏi liệu tín hiệu vô tuyến mạnh và ổn định từ không gian có thể do một dạng sự sống gửi đến hay không, bà nói: “Tôi lo rằng đó là những người ngoài hành tinh”.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng quan sát được thêm các tín hiệu có tần số phạm vi rộng và bà lại cho rằng đó có thể là một quy trình tự nhiên chứ không phải tín hiệu nhân tạo.
Bước tiếp theo của các nhà nghiên cứu là tìm kiếm thêm các vật thể lạ tương tự. “Việc phát hiện thêm sẽ giúp các nhà thiên văn học xác định đây là hiện tượng độc nhất hay có nhiều mà chúng ta chưa từng chú ý”, theo bà Hurley-Walker.
Vật thể vũ trụ bí ẩn phát tín hiệu radio 20 phút một lần
Các nhà thiên văn học vừa công bố phát hiện một vật thể bí ẩn phát ra chùm sóng radio (vô tuyến) 20 phút một lần.
Nhóm nghiên cứu tin rằng vật thể này có thể là một lớp sao neutron quay chậm mới với từ trường cực mạnh.
Các tín hiệu lặp lại đã được phát hiện trong ba tháng đầu năm 2018, nhưng sau đó biến mất, cho thấy chúng có liên quan đến một sự kiện nhất thời, chẳng hạn như "động sao" (starquake) - động đất trên một ngôi sao, Guardian đưa tin ngày 26/1.
Vật thể, được cho là cách mặt phẳng của dải Ngân hà khoảng 4.000 năm ánh sáng, khớp với một vật thể thiên văn được cho là lớp sao neutron có từ trường mạnh nhất so với bất kỳ vật thể nào đã được biết đến trong vũ trụ.
Dẫn đầu nhóm nghiên cứu, Natasha Hurley-Walker, từ Đại học Curtin của Trung tâm Nghiên cứu Thiên văn Vô tuyến Quốc tế, cho biết: "Đó là một dạng sao neutron quay chậm đã được phỏng đoán là đang tồn tại về mặt lý thuyết. Chúng tôi không ngờ chúng lại sáng như vậy".
Các nhà thiên văn học vừa công bố phát hiện một vật thể bí ẩn phát ra chùm sóng vô tuyến 20 phút một lần. Ảnh: Guardian.
Sự hối hận muộn màng của cựu bí thư thành ủy dẫn dắt con trai bước vào con đường tham nhũng
Sao neutron là tàn dư của một vụ nổ siêu tân tinh. Với kích thước của một thành phố nhỏ, các sao neutron ban đầu quay cực kỳ nhanh, có thể phát hiện được dưới dạng các sao phát xung, phát sáng rồi tắt liên tục trong vòng vài mili giây hoặc vài giây.
Theo thời gian, sao neutron sẽ mất năng lượng và hoạt động chậm lại rồi dần biến mất.
Các nhà thiên văn học đang bối rối vì vật thể mới được tìm thấy vẫn phát ra đủ năng lượng để có thể phát hiện được khi họ quan sát thấy nó từ tháng một đến tháng 3/2018. "Bằng cách nào đó, sao này đã chuyển đổi năng lượng từ trường sang sóng vô tuyến hiệu quả hơn nhiều so với bất cứ thứ gì chúng ta đã thấy trước đây", Hurley-Walker nói.
Tuy nhiên, việc các tín hiệu sau đó biến mất cũng đặt ra nhiều nghi vấn cho các nhà khoa học. Một khả năng là các tín hiệu là kết quả của sự kiện nào đó, chẳng hạn như một trận động đất, trong đó lớp vỏ cực kỳ dày của sao neutron trải qua thay đổi đột ngột, giải phóng luồng năng lượng lớn vào không gian, có khả năng là các xung sóng vô tuyến lặp lại sau sự kiện này.
Phát hiện nhóm hành tinh ‘cô độc’ với số lượng nhiều nhất trong Dải Ngân hà Các nhà thiên văn học vừa phát hiện ít nhất 70 hành tinh "cô độc", chỉ những đối tượng "lang thang" không chủ đích trong dải Ngân hà mà không có sao trung tâm. Mô phỏng một hành tinh 'cô độc' trong không gian ESO Đây không phải lần đầu tiên các nhà thiên văn thế giới tìm thấy những hành tinh dạng...