Chứng khoán Việt “trượt” danh sách nâng hạng thị trường: Có giảm hấp dẫn vốn ngoại?
Sau nhiều chờ đợi, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa được vào danh sách nâng hạng theo đánh giá của Tổ chức cung cấp chỉ số chứng khoán toàn cầu FTSE.
CEO Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư Take Profit Việt Nam Phan Linh
Thông tin này khiến nhiều nhà đầu tư khá thất vọng. Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, CEO Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư Take Profit Việt Nam Phan Linh cho biết, nhà đầu tư không cần quá lo lắng vì thông thường những thị trường sẽ mất từ 2 – 3 năm ở trong danh sách trước khi được FTSE Russel chính thức cho nâng hạng.
Việc “trượt” danh sách nâng hạng sau nhiều nỗ lực trong năm 2019 liệu có khiến các nhà đầu tư và giới phân tích “vỡ mộng” không, thưa ông?
- Tôi không bất ngờ về đánh giá của FTSE Russel, vì 2/9 tiêu chí chúng ta chưa đạt được ở kỳ xét duyệt hồi tháng 3/2019 vẫn chưa được hoàn thiện, gồm yêu cầu về hoạt động bảo đảm khả năng thanh toán vì vẫn chưa có cơ chế kiểm tra trước giờ giao dịch và tiêu chí. “Bù trừ và Thanh toán – T 2/T 3″ được đánh giá ở mức hạn chế.
Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt được rất nhiều tiêu chí khác như sự cạnh tranh về môi giới, tính thanh khoản, cơ quan quản lý thị trường chứng khoán chủ động giám sát… Điều này thể hiện sự chủ động và nỗ lực phát triển thị trường của cơ quan quản lý Việt Nam trong một năm qua.
Tuy nhiên, Việt Nam chưa đạt nhưng không có nghĩa là chúng ta không đạt. Những thiện chí trong cải thiện môi trường đầu tư sẽ giúp các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao hơn.
Thưa ông, việc thị trường vẫn ở trong danh sách theo dõi nâng hàng có ảnh hưởng gì đến dòng vốn ngoại vào chứng khoán Việt trong năm 2020?
- Các tổ chức này đánh giá xếp hạng thị trường định kỳ hàng năm như MSCI, FTSE Russell và S&P Dow Jones chủ yếu tập trung vào các khía cạnh cơ bản như: Quy mô và tính thanh khoản của thị trường, hiệu quả vận hành của thị trường, khả năng tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài, khả năng lưu chuyển dòng vốn…
Toàn bộ các tiêu chí này đều có một mục đích đó là đánh giá sự chắc chắn an toàn của môi trường đầu tư. Các tổ chức này đều mong muốn một khi đã đưa thị trường nào đó vào danh sách nâng hạng thì đó là một sự bền vững và ít thay đổi.
Video đang HOT
Khách hàng theo dõi thông tin chỉ số tại một sàn giao dịch ở Hà Nội. Ảnh: Chiến Công
Điều này sẽ giúp các quỹ đầu tư cũng như các khách hàng của họ tìm thấy cơ hội và không phải thay đổi danh mục đầu tư liên tục. Vì vậy, quy trình xét duyệt khá lâu với nhiều tiêu chí khắt khe và đòi hỏi sự đồng lòng của tất cả các thành viên thị trường.
Nâng hạng suy cho cùng là đích cuối của con đường, còn quá trình đi trên con đường đó mới mang lại nhiều lợi ích cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
Theo ông, thị trường Việt Nam hiện đang có những điều kiện nào để hấp dẫn dòng vốn ngoại?
- Việc được nâng hạng từ FTSE và MSCI là mục tiêu lớn của ngành chứng khoán. Nhưng nếu chưa đạt được thì không có nghĩa là dòng tiền ngoại sẽ bỏ quên một thị trường tiềm năng như Việt Nam.
Để gia tăng quy mô dòng vốn ngoại theo tôi còn rất nhiều cách khác mà Chính phủ đang tiến hành song song như nới room, cổ phần hóa, niêm yết các DN lớn và thoái dần vốn Nhà nước khỏi những DN này.
Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài FII thông qua thị trường chứng khoán năm 2018 đạt mốc kỷ lục 2,8 tỷ USD và nửa đầu năm 2019 đã đạt 1,28 tỷ USD. Điều này chứng tỏ thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn là một mảnh đất đầy hứa hẹn với các nước bạn.
Cơ quan quản lý cần làm gì để đẩy nhanh quá trình nâng hạng TTCK Việt Nam?
- Dù rất nỗ lực trong thời gian qua nhưng chúng ta vẫn có những hạn chế nhất định về khả năng giao dịch, thanh toán bù trừ, thủ tục mở tài khoản mới và cơ chế thuận tiện cho nhà đầu tư nước ngoài trong giao dịch các cổ phiếu hết “room”…
Hiện, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang hoàn thiện dự thảo Đề án Nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam để hiện thực hóa mục tiêu nâng hạng thị trường mà Chính phủ và Bộ Tài chính đặt ra. Đây là điều cần thiết để rút ngắn khoảng cách giữa thị trường chứng khoán nước ta và các nước phát triển thông qua những kinh nghiệm đi trước của nước bạn.
Xin cảm ơn ông!
Theo Kinhtedothi.vn
Nhà đầu tư tổ chức "chùn chân" trước rào cản
ầu tuần này, nhà đầu tư ngoại bán ròng nhẹ trên thị trường chứng khoán, tiếp tục xu hướng giao dịch bình ổn của khối ngoại trong mấy tháng qua.
Ảnh Shutterstock.
Xuất hiện những nhận định cho rằng, cần phải có những cú huých như giải quyết "nút thắt" giới hạn sở hữu nước ngoài (room ngoại), nâng hạng thị trường hay quỹ chỉ số mới ra đời thì làn sóng vốn ngoại mới đổ mạnh vào thị trường Việt Nam.
Trong khi các vấn đề lớn này cần nhiều thời gian để giải quyết, thì vẫn còn tồn tại những vấn đề kỹ thuật mà nếu giải quyết được sớm sẽ góp phần quan trọng vào việc khơi thông dòng vốn ngoại.
Theo ông Dominic Scriven, Tổng giám đốc Dragon Capital, điều phân vân với các tổ chức đầu tư hiện nay là không được giao dịch ký quỹ (margin) do những lo ngại về rủi ro thanh toán bù trừ.
ã có ý kiến cho rằng, Việt Nam nên thành lập một ngân hàng sở hữu nhà nước để thực hiện thanh toán bù trừ toàn thị trường thay cho các ngân hàng thương mại cổ phần quốc doanh hiện nay.
Tuy nhiên, giải pháp này khó khả thi trong ngắn hạn nên đây vẫn sẽ là bất lợi với nhà đầu tư tổ chức khi giao dịch tại thị trường Việt Nam so với các thị trường khác.
Nếu thực hiện một giao dịch, nhà đầu tư tổ chức phải chuyển tiền hết một lần, sau đó chờ đợi nhiều ngày, có thể là vài chục ngày mới khớp lệnh được hết số lượng cổ phiếu cần mua.
ể tránh rủi ro chờ đợi, nhà đầu tư thường hợp đồng với công ty chứng khoán hoặc bên thứ ba để mua trước lượng cổ phiếu cần thiết, sau đó chuyển tiền để thực hiện giao dịch thỏa thuận trong thời gian ngắn ít rủi ro hơn.
Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp tình thế và việc không được margin hạn chế nhà đầu tư ngoại giao dịch thường xuyên trên thị trường.
Theo thống kê, giao dịch của các nhà đầu tư tổ chức ở Việt Nam mới chiếm tỷ lệ khoảng 7% giá trị thị trường của cả ba sàn chứng khoán, quá ít ỏi so với tỷ lệ 60% phổ biến ở các thị trường khác.
Phát triển và phát huy vai trò của các tổ chức đầu tư là giải pháp được các quỹ đầu tư lớn kiến nghị từ lâu, nhưng dường như nhiều năm qua không có bước tiến nào rõ ràng về cơ chế, chính sách.
iều đó phản ánh trên thực tế hoạt động của các công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư lâu năm không có nhiều nổi bật, ngoại trừ hai quỹ ngoại lớn nhất và Dragon và VinaCapital phát triển đều hàng năm và Công ty Quản lý quỹ Việt Nam (VFM) thu hút thêm vốn vào quỹ ETF. Chủ yếu các quỹ đang... chờ đợi thời cơ.
Ở thị trường trong nước, các nhà đầu tư cá nhân vẫn có xu hướng tự đầu tư mua bán cổ phiếu nhiều hơn là bỏ tiền vào các quỹ.
Xu thế nổi lên các cổ phiếu dạng bơm xả, các doanh nghiệp "nấu cháo rìu", đưa doanh nghiệp lên sàn thổi phồng lợi nhuận để thoái vốn cho thấy sự dễ dãi, tâm lý bầy đàn, ham kiếm lợi nhuận nhanh của một bộ phận nhà đầu tư cá nhân trong nước, cộng với sự thiếu kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý là môi trường thuận lợi cho các hoạt động này.
Nhà đầu tư nước ngoài thường có xu hướng đầu tư thông qua các công ty quản lý quỹ. Vì thế, nếu gỡ bỏ được các rào cản kỹ thuật cho các tổ chức đầu tư, thì có thể kỳ vọng các tổ chức đầu tư có thể giao dịch linh hoạt hơn hiệu quả hơn, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt về mức phí về hiệu quả ở các thị trường hiện nay, từ đó giúp các quỹ có thể huy động nhiều hơn nguồn vốn từ thị trường nước ngoài dành cho Việt Nam. Tiếc thay, thực tế, vẫn còn nhiều rào cản cho nhà đầu tư ngoại!
Người quan sát
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Đa dạng hóa nhà đầu tư trái phiếu chính phủ Lãnh đạo Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Sở GDCK Hà Nội, Ngân hàng Thế giới cùng một số chuyên gia vừa tham gia một cuộc đối thoại tìm giải pháp phát triển thị trường trái phiếu chính phủ sau 10 năm vận hành thị trường trái phiếu chuyên biệt tại Việt...