Chứng khoán Trung Quốc gồng mình tăng điểm sau phiên bán tháo
Theo hãng tin CNBC, chứng khoán Trung Quốc gồng mình tăng điểm trong phiên 9/10 sau thông tin hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với hầu hết các ngân hàng.
Chỉ số Shanghai Composite giảm nhẹ trong phiên giao dịch 9/10, còn chỉ số Shenzhen Composite giảm 0,32%. Trên sàn Hong Kong (Trung Quốc), chỉ số Hang Seng lội ngược dòng và tăng 0,24%.
Ảnh minh họa (Nguồn: Getty Images)
Theo Reuters, trong phiên giao dịch ngày 8/10, chỉ số CSI300 đã lao dốc 4,3% xuống còn 3.290,90 điểm, đây là mức giảm sâu nhất trong ngày kể từ tháng 2/2016.
Chỉ số Shanghai Composite cũng trượt dốc 3,7% trong phiên 8/10 xuống còn 2.716,51 điểm – mức giảm sâu nhất trong ngày kể từ ngày 19/6/2018. Trong khi đó, chỉ số Hang Seng trên sàn Hong Kong (Trung Quốc) đã giảm 1,4% và chốt phiên ở mức thấp nhất trong vòng 15 tháng qua.
Trước đó, ngày 7/10 Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tuyên bố giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) khoảng 1 điểm phần trăm đối với hầu hết các ngân hàng tại nước này. Quy định này dự kiến có hiệu lực từ ngày 15/10.
Video đang HOT
Hiện Trung Quốc đang áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc 15,5% đối với các ngân hàng thương mại lớn và 13,5% đối với các tổ chức cho vay quy mô nhỏ hơn.
Động thái hạ tỷ lệ RRR được Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đưa ra trong bối cảnh lo ngại tác động kinh tế của cuộc chiến thương mại giữa Bắc Kinh và Washington.
Theo bà Huani Zhu, chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Mizuho Bank, động thái cắt giảm RRR mới đây của Trung Quốc khó có thể cải thiện niềm tin của thị trường, bởi sau một số lần cắt giảm RRR, các điều kiện tín dụng vẫn còn khá chặt, đặc biệt là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Bà Zhu cho rằng, so với các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tư nhân có thể chịu tác động mạnh nhất do xung đột thương mại Mỹ – Trung, chẳng hạn như xuất khẩu sụt giảm hay chi phí tài chính tăng lên.
Trong khi đó, các thị trường chứng khoán châu Á khác đều ghi nhận giảm điểm trong phiên 9/10, sau khi Phố Wall kết thúc phiên giao dịch với diễn biến trái chiều.
Chỉ số ASX 200 của Australia đã giảm 1% với nhóm cổ phiếu tài chính giảm 0,87% do cổ phiếu của các ông lớn đều giảm điểm. Đơn cử, cổ phiếu của Ngân hàng Commonwealth Bank giảm 0,97%.
Tại thị trường Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,92% còn chỉ số Topix trượt dốc 1,25%.
Ngày 9/10, thị trường chứng khoán Hàn Quốc đóng cửa nghỉ lễ (Ngày Hangeul – Ngày bảng chữ cái tiếng Hàn được phát minh).
Trong giao dịch tiền tệ, chỉ số đô la Mỹ (USD) đã nhích lên mức 95,755 điểm vào lúc 11h04 sáng 9/10 theo giờ Hong Kong/Singapore, so với mức 95,700 điểm của tuần trước.
Đồng yên Nhật Bản mạnh lên so với tuần trước và giao dịch ở mức 113,13 yên đổi được 1 USD, trong khi đồng đô la Australia (AUD) giao dịch ở mức 1 AUD đổi được 0,7085 USD.
Trên thị trường dầu mỏ, giá dầu thô Mỹ tăng 0,43% lên mức 74,61 USD/thùng vào lúc 11h06 sáng 9/10 theo giờ Hong Kong/Singapore, còn giá dầu Brent thế giới cũng tăng 0,42% lên mức 84,26 USD/thùng./.
CTV Hồng Quang/VOV.VN
Theo CNBC, Reuters
Trung Quốc có khả năng cắt giảm thuế ở quy mô lớn
Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lưu Côn ngày 7/10 cho hay Trung Quốc có thể theo đuổi một chính sách tài khóa chủ động và linh hoạt hơn, trong đó có khả năng cắt giảm thuế ở quy mô lớn để hỗ trợ duy trì đà tăng trưởng kinh tế.
Nhân viên ngân hàng kiểm tiền giấy mệnh giá 100 Nhân dân tệ mới của Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo ông Lưu Côn, tổng mức cắt giảm thuế của Trung Quốc trong năm 2018 dự kiến vượt 1.300 tỷ NDT.
Trong khi đó, nhà kinh tế Xu Hongcai của Trung tâm Trung Quốc về Trao đổi Kinh tế Quốc tế cho rằng quyết định cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) được Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PboC, Ngân hàng Trung ương) đưa ra vào ngày 7/10 là "rất đúng lúc" và đủ mạnh để hỗ trợ thúc đẩy niềm tin trong nền kinh tế Trung Quốc.
Theo ông Xu Hongcai, những tác động của cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ đang xuất hiện và Trung Quốc có thể tiếp tục cắt giảm tỷ lệ RRR thêm 1 điểm phần trăm đối với các ngân hàng trong nước vào cuối năm nay.
Còn theo nhà kinh tế kỳ cựu Zhang Yiping của Merchants Securities ở Thâm Quyến (Trung Quốc), lượng tiền mặt hiện nay trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc khá dồi dào và vấn đề chính là làm cách nào để đưa tiền mặt vào nền kinh tế thực. Chuyên gia này nhận định, môi trường bên ngoài đang ngày càng kém thuận lợi hơn và khả năng PBoC tiếp tục cắt giảm tỷ lệ RRR là không thể loại trừ.
Trước đó, PBoC ngày 7/10 đã quyết định giảm tỷ lệ RRR khoảng một điểm phần trăm cho hầu hết các ngân hàng. Đây là lần thứ tư trong năm nay Bắc Kinh tìm cách "giải phóng" nguồn tín dụng cho các doanh nghiệp khi họ phải đối mặt với mức thuế trị giá 250 tỷ USD từ Mỹ.
Quyết định cắt giảm lượng tiền mặt mà hầu hết các ngân hàng thương mại và nước ngoài phải giữ dự phòng, để trả nợ vay thông qua kênh cho vay trung hạn (MLF) của ngân hàng trung ương, sẽ có hiệu lực vào ngày 15/10. Theo đó, sẽ có khoảng 450 tỷ NDT (965,6 tỷ USD) được sử dụng để chi trả cho các MLF và PBoC có thể sẽ "giải phóng" thêm 750 tỷ NDT khác.
Anh Quân (TTXVN)
Vì sao Trung Quốc phải gấp rút bơm tiền vào nền kinh tế? Tính từ đầu năm, Trung Quốc đã phải 4 lần hạ tỷ lệ dữ trữ nhằm bơm tiền vào nền kinh tế vốn đang tăng trưởng chậm lại. Tính từ đầu năm, Trung Quốc đã phải 4 lần hạ tỷ lệ dữ trữ nhằm bơm tiền vào nền kinh tế vốn đang tăng trưởng chậm lại. Ảnh: New York Times Không phải do...