Chứng khoán thế giới tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
Các chỉ số chứng khoán trên thị trường châu Á tiếp tục giảm trong phiên 2/3, trong bối cảnh tình hình dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại Trung Quốc vẫn diễn biến phức tạp.
Bảng tỷ giá chứng khoán tại Seoul, Hàn Quốc. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)
Các chỉ số chứng khoán trên thị trường châu Á tiếp tục giảm trong phiên giao dịch mở cửa ngày 2/3, trong bối cảnh tình hình dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại Trung Quốc khiến hoạt động sản xuất tại nước này sụt giảm nhanh chưa từng có, làm gia tăng lo ngại về một đợt suy thoái toàn cầu do tác động của dịch bệnh.
Tại thị trường Tokyo (Nhật Bản), chỉ số Nikkei 225 giảm 1,09%, tương đương 230,80 điểm, xuống còn 20.912,16 điểm và chỉ số Hang Seng của thị trường Hong Kong (Trung Quốc) giảm 0,20% (52,20 điểm) xuống còn 26.077,73 điểm.
Trong khi đó, chỉ số Kospi của thị trường Seoul (Hàn Quốc) tăng 0,26% (5,17 điểm) lên 1.992,18 điểm; chỉ số Shanghai Composite của thị trường Thượng Hải (Trung Quốc) tăng 0,66% (19,01 điểm) lên 2.899,31 điểm.
[Chứng khoán vùng Vịnh giảm mạnh do lo ngại về dịch COVID-19]
Video đang HOT
Dịch COVID-19 đã khiến thị trường chứng khoán thế giới tuột dốc suốt 1 tuần qua, trải qua chuỗi ngày u ám nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Theo đó, gần 6.000 tỷ USD đã “bốc hơi” trong tổng giá trị thanh khoản trên toàn cầu trong tuần giao dịch.
Chủ tịch Ngân hàng dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cuối tuần qua tuyên bố Fed đang theo dõi chặt chẽ những diễn biến liên quan triển vọng kinh tế và sẽ sử dụng các công cụ phù hợp để hỗ trợ nền kinh tế trong trường hợp cần thiết, mặc dù cho rằng nền kinh Mỹ hiện vẫn vững mạnh.
Tuyên bố này của ông Powell được xem là báo hiệu khả năng Fed cân nhắc giảm lãi suất nhằm hỗ trợ nền kinh tế trong trường hợp cần thiết.
Trong khi đó, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) cho biết ngân hàng này sẽ nỗ lực đảm bảo sự ổn định và thanh khoản nhằm tránh những rủi ro do tình trạng bất ổn của thị trường vốn và tài chính toàn cầu do tác động của dịch COVID-19./.
Theo vietnamplus.vn
Chứng khoán Việt Nam "bốc hơi" hơn 14,7 tỷ USD vì SARS-CoV-2
Do tác động tiêu cực từ dịch cúm SARS-CoV-2, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã trải qua nhiều phiên giảm mạnh.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang bị phủ bóng đen bởi dịch SARS-CoV-2
Tính tới hết phiên 25/2, vốn hóa của TTCK chỉ còn 4,1 triệu tỷ đồng, giảm khoảng 400 nghìn tỷ đồng (14,7 tỷ USD) so với thời điểm trước khi nghỉ Tết nguyên đán Canh Tý.
Trước đó trong phiên ngày 24/2, VN-Index giảm mạnh 29,75 điểm (-3,9%), đóng cửa tại 903,34 điểm. Thanh khoản duy trì ở mức trung bình với khối lượng giao dịch đạt 291 triệu cổ phiếu, tương đương 5.126 tỷ đồng. Áp lực bán lan rộng khi có đến 330 mã giảm so với 42 mã tăng điểm.
Chưa dừng lại ở đó, đến phiên sáng 25/2, áp lực bán mạnh xuất hiện ngay từ đầu phiên giao dịch. Những mã giảm điểm ảnh hưởng tiêu cực nhất đến chỉ số VN-Index bao gồm: POW (-7,0%), VPB (-6,9%), TCB (-6,9%), SSI (-6,9%), ROS (-6,9%), CTD (-6,9%), BID (-6,5%), CTG (-5,6%), MBB (-5,2%), VRE (-4,4%), BVH (-4,3%), PLX (-4,2%), MSN (-3,6%), VIC (-2,4%)... Ở chiều hướng ngược lại, chỉ có DHG tăng 1,2%, VCF ( 1,1%), EVE ( 1,4%), PHR ( 1,7%), CSM ( 1,7%)...
Theo Công ty Chứng khoán ACBS, sở dĩ thị trường giảm mạnh do thông tin về dịch bệnh SARS-CoV-2 đang phủ bóng đen lên đời sống kinh tế- xã hội toàn cầu. Đặc biệt, dịch SARS-CoV-2 bùng phát ở Hàn Quốc và Italy, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh tế của 2 nước này vốn đã đình trệ từ đầu năm 2020. Điều này cho thấy dịch bệnh đang có nguy cơ lan rộng toàn cầu.
Ông Nguyễn Đức Hùng, Nhà đầu tư trên sàn MBS cho biết, thị trường tiếp tục có phiên điều chỉnh giảm sâu đầu tuần này. Độ rộng thị trường bị thu hẹp mạnh do đà bán diễn ra trên diện rộng. Lực cầu bắt đáy đã bắt đầu xuất hiện, tuy vậy dòng tiền này chủ yếu chấp nhận giao dịch tại vùng giá thấp trong khi bên bán mất kiên nhẫn, hạ giá để sớm thoát khỏi trạng thái nắm giữ cổ phiếu. Điều này giúp thanh khoản có sự cải thiện nhưng tạo áp lực khiến hầu hết các mã cổ phiếu ngân hàng trong rổ VN30.
"Xu thế giảm mạnh của thị trường chứng khoán đang dần hình thành, các vùng hỗ trợ ngắn hạn của hai sàn liên tục bị phá vỡ do các tin tức về dịch bệnh cúm SARS-CoV-2 tiếp tục có chiều hướng tiêu cực hơn", ông Hùng nhấn mạnh.
Nhiều chuyên gia cho rằng, thị trường sẽ còn diễn biến phức tạp theo chiều hướng kém khả quan. Do đó, các nhà đầu tư cần cẩn trọng khi bắt đáy cổ phiếu.
Theo bà Lê Hoàng Phương, chuyên viên phân tích của BVSC, khoảng trống (gap) đã xuất hiện trong phiên giao dịch ngày 24/2 vừa qua với khối lượng giao dịch tăng đột biến cho thấy đây là một phiên bán tháo mạnh. Sự tồn tại của nến Marzubozu đỏ (bearish Marubozu) kết hợp với việc các chỉ báo xu hướng (MACD), dao động (RSI và Stochastics Oscillator) và dòng tiền (Chaikin Money Flow) đều duy trì xu hướng giảm và nằm dưới đường tín hiệu. Điều này cho thấy nhiều khả năng thị trường vẫn sẽ tiếp tục chịu áp lực giảm điểm trong ngắn hạn.
Theo phân tích kỹ thuật, VN-Index tiếp tục chịu áp lực giảm điểm, vùng 890 điểm sẽ là vùng hỗ trợ gần nhất. Nếu VN-Index vẫn trụ vững trên vùng này, thì sẽ phục hồi trở lại và thách thức với vùng kháng cự 920-925 điểm. Tuy nhiên, nếu bị đẩy xuống dưới 890 điểm, VN-Index sẽ giảm mạnh về 860 điểm- đáy được hình thành vào tháng 1/2019.
Dương Thuỳ
Theo enternews.vn
Giá dầu leo thang, chỉ số Dow Jones mất điểm vì tình hình Trung Đông căng thẳng Trước tình hình căng thẳng tại Trung Đông sau khi Mỹ tiêu diệt Tướng Qasem Soleimani của Iran, giá dầu tăng vọt trong phiên giao dịch cuối tuần, còn các chỉ số chứng khoán Mỹ đã khép lại một tuần giao dịch với chỉ số Dow Jones mất hơn 230 điểm. Giá dầu thế giới tăng mạnh sau khi Mỹ tiêu diệt tướng...